Xác định tinh thần và lập trường tu hành
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 09 Tháng sáu 2013 06:13
- Viết bởi Super User
Chân Hiền Tâm
Là cư sĩ thì hầu hết đời sống của chúng ta gắn liền với công việc, gia đình và xã hội. Nên rồi những thứ cần thiết cho việc tu hành như giới luật thanh tịnh, cảnh tịnh ít duyên v.v… gần như mình không có. Vì vậy đặt ra vấn đề tu hành cho một người tại gia phải nói là ít ai dám nghĩ đến. Nhưng hiện thực thì chúng ta đã tu và tu có kết quả. Nghĩa là, ngay trong đời sống thường nhật của mình đây, với pháp môn BIẾT VỌNG KHÔNG THEO, mình đã ứng dụng và có được sự lợi lạc cho bản thân, gia đình và xã hội. Đó là phúc duyên lớn lao cho người tại gia.
NƯƠNG MỘT CHÚT DUYÊN…
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 01 Tháng sáu 2013 11:35
- Viết bởi Super User
Trí Hải
Ngày ấy, Nội dắt tôi đi chùa khi tôi chỉ vừa…hai tuổi rưỡi…
Chẳng biết duyên nợ thế nào với cửa Phật, tuy bé thế mà rất thích tượng Phật, thích mõ, thích chuông, cứ tìm mảnh vải vuông bắt chước chư tăng choàng lên người như một chiếc ca sa khi chưa đầy bốn tuổi…
Mỗi lần nghe tụng kinh, thích thú đến lạ, mới mấy tuổi đầu đọc chú Đại Bi không sai một chữ, mỗi lần ra chợ với Mẹ, thấy người ta đập đầu cá hay cắt cổ gà lại đứng lại chắp tay trì chú vãng sanh mà nước mắt rơi lả chả…
Đừng để thành tro bụi
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 24 Tháng năm 2013 23:52
- Viết bởi Super User
Chân hiền Tâm
Có những việc, bản thân mình chưa đủ lớn để chiêm nghiệm hoặc không có điều kiện để tận mắt nhìn thấy, nhưng mỗi khi nhìn lại, vẫn có hấp lực ít nhiều cho những suy nghĩ và hành động của mình trong hiện tại.
Năm 1963, tôi chỉ mới bốn tuổi. Cái tuổi không thể nhận rõ được những việc trước mắt đủ để trở thành ký ức trẻ thơ, nói là không thấy. Nhưng mỗi lần nhìn lại tấm hình ngùn ngụt lữa và quả tim còn nguyên của người xưa, lại thấy khởi lên trong lòng sự cảm kích khó tả.
Mẹ chồng
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 17 Tháng năm 2013 23:29
- Viết bởi Super User
Liên Loan
Khi tôi đọc mẫu truyện ngắn “Nàng dâu hiếu thảo” trên báo giác ngộ, bỗng nhiên tôi cảm thấy ngậm ngùi và nghĩ đến lời của một vị Hòa Thượng dạy: “Trước sau mình vẫn là mình, không thay tên đổi họ, oan trái nên nhận chứ không nên biện bạch. Mình làm đúng cho dù không ai công nhận mình cũng tồn tại. Mình làm sai dù cho có hào quang che chở cho mình, mình cũng sẽ bị đào thải.”
Đạo mình thì mình giữ, oan trái của mình thì mình đón nhận không oán trách, nhưng để làm được điều này hoặc làm như thế nào thì không phải là chuyện dễ dàng mà ai cũng làm được.
Phật giáo nhân gian
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 12 Tháng năm 2013 10:19
- Viết bởi Super User
Lâm Thanh Huyền - SC Hạnh Đoan biên dịch
Năm 1983 bị tư tưởng Phật giáo ảnh hưởng gây chấn động, tôi buông bỏ hết mọi việc, lên ẩn cư ven dòng suối cạnh triền núi cao, vui cùng chim hót.
Hằng ngày tôi ở trên núi đọc kinh, viết lách, tản bộ, nghiền ngẫm đạo lý. Tôi bỏ hết các sách văn học, chỉ đem theo vài bộ kinh Phật mình ưa thích nhất, như “Hoa Nghiêm”, “Pháp Hoa”, “Kim Cang”, “Pháp Bảo Đàn”, “Duy Ma Cật”. “Lăng Nghiêm”.. Lúc đó trong lòng tôi thật sự là:
GÌ CŨNG LÀ TA- GÌ CŨNG KHÔNG LÀ TA
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 04 Tháng năm 2013 08:15
- Viết bởi Super User
Hòa thượng Tinh Vân - Biên dịch: Hạnh Đoan
Cả đời tôi đều trưởng thành trong khổ nạn.
Năm 1927, khi tôi còn mới biết bò trên đất thì chiến tranh cách mệnh Bắc phạt đã tiến hành như lửa bỏng dầu sôi. Trong cảnh khói lửa mù trời, cả nhà tôi phải trải qua tháng ngày lang bạc kỳ hồ; hầu như suýt mạng vong trong nội chiến.
Năm 10 tuổi, chiến tranh Trung-Nhật bùng nổ, chúng tôi bắt đầu chạy tứ xứ.
Dựa vào chính mình
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 27 Tháng tư 2013 11:04
- Viết bởi Super User
Liên Loan
Cô bé bác sỹ tương lai học tiếng Hoa trong lớp tôi, hôm nay sau giờ giải lao cô xem chỉ tay. Các bạn khác lại bu quanh đưa tay cho cô bé xem. Cô ta nói về tình duyên, gia đạo, việc làm,đủ thứ chuyện hết.Hồi còn nhỏ tôi cũng hay tò mò về chuyện xem chỉ tay, bói bài lắm, nhưng ai xem cũng trúng còn tôi chẳng thấy trúng gì cả.
Khổ thánh đế
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 20 Tháng tư 2013 08:38
- Viết bởi Super User
Chân hiền Tâm
Tôi đến với Phật pháp vì … quá khổ.
Khổ, vì mọi thứ được đặt nền tảng trên cái «quá sướng». Sướng trong hiện tại, dù hiện tại đó đã thành quá khứ, mà có lẽ cả trong quá khứ, là những kiếp về trước khi phước báu khá đầy đủ. Nó đã ghi lại đâu đó trong tiềm thức của tôi, nên khi mới khổ chút, đã thấy khổ vô vàn, khổ cùng cực. «Nhà giàu đứt tay ăn mày đổ ruột». Chuyện tất nhiên trong thế giới này. Một thế giới mà giá trị của pháp không phải tự bản thân nó gầy dựng giá trị cho nó mà được hình thành bằng sự đối đãi hoặc tương đãi, [1] Phật gọi là Duyên khởi.
Thời gian ai bán mà mua
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 13 Tháng tư 2013 13:04
- Viết bởi Super User
Liên Loan
Lớp chúng tôi có một cô giáo là người Việt gốc Hoa, gia đình cô rất nghèo, chị em lại đông mà cô là chị cả, nên phải phụ giúp cha mẹ lo cho mấy đứa em. Việc học hành của cô cố gắng lắm mới học hết cấp 3. Sau đó đi làm, vừa đi làm vừa đi học thêm ngoại ngữ. Cô học Anh văn, học Hoa văn. Có một thời gian cô là nhân viên, sau đó cô đi dạy học ở trường tiểu học. Cô dạy tiếng Việt cho người Hoa và dạy tiếng Hoa cho người Việt. Thời gian của cô không bao giờ nhường chỗ cho việc bù khú vô bổ. Cô được cái duyên là làm việc nơi nào cũng được chủ thương nên cô mới có thể học được như thế. Cô sắp xếp thời gian làm việc và học hành lúc nào cũng sát nhau không bao giờ có khoảng trống.
Điều tâm mà bình thiên hạ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 06 Tháng tư 2013 10:50
- Viết bởi Super User
Chân hiền Tâm
Phật kể rằng:
Xưa, có vua Chuyển Luân Thánh Vương tên là Kiên Cố Niệm, là vị pháp vương, chinh phục bốn thiên hạ, thống trị các quốc độ và đầy đủ bảy món báu. Vị này trị vì quả đất cho đến hải biên, dùng chánh pháp trị nước, không cần trượng, không cần kiếm.
Sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, vua Kiên Cố Niệm nói với người dưới:
- Này khanh ! Khi nào khanh thấy Thiên luân báu[1] có lặn xuống một ít, có rời khỏi vị trí cũ, thì báo cho ta biết.
CON ĐƯỜNG ĐẠO
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 30 Tháng ba 2013 13:01
- Viết bởi Super User
Phuong Nga
Đạo là con đường đưa ta tới trí tuệ chân thật.
Trước kia quả thật tôi là người mang nhiều vô minh và kiến chấp. Tôi không tin vào đạo Phật, không tin vào chùa chiền cũng như những Tăng, Ni trong chùa. Trong nhận thức của tôi, đạo Phật là mê tín còn người đi tu là người muốn nhàn hạ tấm thân. Hoặc vì một nguyên do nào đó trốn đời mà đi tu. Không phải tự dưng tôi có những nhận thức như vậy mà bởi thực tế mà tôi quan sát được, nó phản ánh lên nhận thức của tôi như vậy.