Câu chuyện góp ý
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 18 Tháng mười 2012 13:26
- Viết bởi chanhdao
Chân hiền Tâm
Nhận được cú điện thoại của cậu bạn nhỏ. Hắn nói vẫn đọc bài tôi viết trong báo Giác Ngộ. Nhưng bạn hắn thì chê, nói dài. “Ngày xưa bài cô viết ngắn mà súc tích, giờ sao dài vậy cô”. Ừ, ừ để rút kinh nghiệm.
Ngày xưa viết bài ngắn, người ta nói sao chỗ này viết tắt quá, không hiểu. Giờ trích kinh trích luận, phân tích rõ ra, bài thành dài, thiên hạ thấy ngán, không đọc. Mình giống như hai cha con cưỡi lừa trong câu chuyện ngụ ngôn của Mỹ, leo lên cũng không xong mà leo xuống cũng không xong.
Phật sự trong tù ngục
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 03 Tháng mười 2012 08:31
- Viết bởi chanhdao
Lâm Thanh Tuyền - Hạnh Đoạn soạn dịch
Để cảm tạ Hòa thượng Diệu Quả thu nhận mình, suốt thời gian ở Viên Quang, Tinh Vân đem hết tâm ý phụng sự Hòa thượng.
Lúc đó Hòa thượng đang làm Vụ trưởng Hội Phật Giáo cho cả ba huyện: Miêu Lật, Đào Viên và Tân Trúc. Tất cả công văn Tinh Vân đều duyệt giúp Ngài. Mặc dù Sư không nhận làm Giáo thọ Phật học viện, nhưng mọi việc tạp sư đều cáng đáng hết, bao luôn đi chợ nấu ăn. Hằng ngày, từ khuya Sư đã dậy sớm lội bộ ra chợ mua thức ăn, về tới chùa là lo chuẩn bị thức dùng cho mọi người. Nếu thấy ai đối với Hòa thượng có chút bất kính không hay, Sư sẵn sàng liều mình để bảo vệ Ngài.
ĐỂ VIỆC ĐI CÚNG, LÀ HOẲNG PHÁP ĐÚNG NGHĨA
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 27 Tháng chín 2012 12:35
- Viết bởi chanhdao
Hoằng Quảng
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v… Đi cúng là một hiện tượng mà xung quanh nó xuất hiện nhiều quan điểm, thái độ đánh giá. Với một vài vị xuất gia, việc đi cúng dường như không phải là trách vụ cơ bản của hàng xuất sĩ, và do vậy họ đã cực lực lên án, thậm chí là cười nhạo, đả phá. Trong khi đó có một số vị khác tận lực, và thậm chí chấp nhận buông bỏ việc tìm cầu tri thức, thời khóa tu tập … để toàn tâm đi cúng khắp nhân gian.
Vọng tưởng dung thông
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 19 Tháng chín 2012 11:39
- Viết bởi chanhdao
Chân hiền Tâm
Ngày tôi mới theo Hòa thượng học thiền, tôi nhặt được một chú mèo con còn chưa mở mắt. Tôi nunó bằng ống kim với sữa bò cho đến ngày nó lớn. Lần nào nó sinh, tôi cũng phải ngồi vuốt lấy sống lưng cho nó. Nó hiền lành dễ thương. Nuôi 3 đứa con mà còn kiêm luôn 3 đứa cháu. Nhưng chưa được mấy ngày thì nó bị người ta thuốc chết. Tôi tìm thấy xác nó ở gầm xe. Máu còn loang nơi khóe miệng. Mắt mở trừng trừng. 6 đứa con khát sữa kêu in ỏi.
ĐẾN KHI KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ TỪ BỎ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 05 Tháng chín 2012 05:21
- Viết bởi chanhdao
Tác giả: Janwillem van de wetering - Dịch giả: NS Hạnh Huệ
Một công án là một câu hỏi từ phạm trù khác, một kích cỡ khác, cố gắng để giải thích nó bằng những đường lối thông thường dường như phí phạm thì giờ. Sự hiểu biết không đưa anh tới đâu và kinh nghiệm chẳng giúp được gì. Vị thầy vẫn đòi câu trả lời. Ông quan sát anh và quan sát mãi, muốn rằng có một câu trả lời. Và khi anh cố gắng trả lời thì ông lắc đầu, đuổi anh đi, rung chuông, chỉ ra cửa, làm bất cứ gì để anh ngã lòng. Ngày kế đó, ông chờ anh đến gặp và nhìn anh yêu cầu câu trả lời.
Thiền của đi vệ sinh [1]
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 27 Tháng tám 2012 14:12
- Viết bởi chanhdao
Shunryu Suzuki - Viên Chiếu dịch
Ngay bây giờ bạn thấy thế nào?
Tôi không biết bạn ra sao. Nhưng tôi cảm thấy như vừa đi nhà vệ sinh xong. Khi tôi hơi già, tôi đi vệ sinh thường. Ngay lúc trẻ tôi cũng đi vệ sinh nhiều hơn người khác. Và đôi khi tôi có một lợi thế nhờ nó.
Khi tôi đến tự viện Vĩnh Bình, và ngồi Tangaryo (một kỳ ngồi liên tiếp nhiều ngày để yêu cầu được vào tự viện). Tôi có thể đi vệ sinh mà lương tâm không cắn rứt. Vì tôi phải đi. Tôi rất vui vẻ để đi vệ sinh. Tôi nghĩ đi về sinh là môt cách tốt để xem xét sư tu tập của mình.
Một cách tu không khó
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 20 Tháng tám 2012 11:48
- Viết bởi chanhdao
Tác giả: Pháp sư Tịnh Không - Người dịch: Vọng Tây
HỎI : Có một số người ở trong phước mà không biết phước, xung quanh họ đều đầy đủ, thế nhưng họ không thấy an vui, vì trong đầu họ luôn ghi nhớ những việc buồn quá khứ, còn việc an vui thì lại không nhớ chút nào. Thưa pháp sư, xin ngài có thể vì những người nghĩ không thông này mà khai thị ?
Luận về vấn đề phóng sanh
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 11 Tháng tám 2012 09:37
- Viết bởi chanhdao
Chúc Phú
Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy được sanh thiên giới. Thế nào là ba? Tự mình từ bỏ sát sanh, khích lệ người khác từ bỏ sát sanh, tùy hỷ sự từ bỏ sát sanh. Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, được sanh thiên giới(1).
Tình thương thì ai cũng có, tuy nhiên quy mô, tính chất và hạn lượng của tình thương thì không phải ai cũng như ai. Đặc thù đó đã làm nên một thái tử Shidhartta luôn trầm tư về bản chất của cuộc đời, để rồi từ những chất liệu đó đã mở ra một trang mới trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
Nhập Từ tam muội phóng sinh
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 04 Tháng tám 2012 11:44
- Viết bởi chanhdao
Chân hiền Tâm
Sông nước mênh mông…
Thả cá ở đây thật tuyệt! Tha hồ bơi lội sau khoảng ngột ngạt trong bao ni lông. Giăng lưới bắt cá cũng tuyệt 1. Tha hồ rộng rãi… Bên thả. Bên giăng. Trước thả. Sau giăng. Nhìn hai cảnh ấy cũng thấy ngồ ngộ. Thế gian là thế. Ai thả thì thả. Ai bắt thì bắt. Gieo quả nào gặt quả đó. Rồi cứ theo nghiệp mà đi. Còn chúng sinh sống hay chết là do phước đức của chúng.
Tất cả đều là đương nhiên
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 25 Tháng bẩy 2012 13:11
- Viết bởi chanhdao
Đại sư Tinh Vân – SC Hạnh Đoạn dịch
Nhiều năm trước, một nhà tạp chí hướng tôi, mượn ba trăm vạn. Tôi vô phương đáp ứng. Chúng đệ tử nổi giận, người đòi dùng ngòi bút đáp lễ, kẻ thì kiến nghị thưa lên pháp đình.
Lúc này tôi đang hoằng pháp ở Đài Bắc, nhân đây lại gần Phổ Môn Tự, tập hợp toàn chúng bảo họ: Người khác đối với chúng ta lễ ngộ tôn trọng, không phải là đương nhiên nên chúng ta phải báo đáp như suối nguồn. Còn khi bị đả kích gieo hại thì chúng ta phải nghĩ đây là điều đương nhiên. Bởi vì cha mẹ sinh dưỡng ta, sư trưởng giáo dục ta, xã ội thành tựu cho ta.
Cảm Nhận Cuộc Đời Qua Góc Nhìn Phật Giáo...
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 13 Tháng bẩy 2012 11:42
- Viết bởi chanhdao
Sơn Dã Cuồng Nhân
Nhất niệm sân tâm khởi,
Bách vạn chướng môn khai…
(kinh Hoa Nghiêm)
Lời dạy cổ đức xưa dường như lúc nào cũng nhẹ nhàng, sâu lắng. Nó sâu lắng tới mức khiến người ta phải trải qua rồi mới cảm nhận được sự hiện hữu của lời dạy ấy trong từng hơi thở của kiếp phù sinh.