headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 29/04/2024 - Ngày 21 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

ĐẠO NGHĨA VỢ CHỒNG THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO

honnhan Chúc Phú

Theo Đức Phật, có hai thứ hạnh phúc, hạnh phúc thế gian và hạnh phúc xuất thế gian. Đức Phật không hề chối bỏ hạnh phúc thế gian. Ngài cho rằng, việc mưu cầu và thụ hưởng hạnh phúc một cách chính đáng là lý tưởng sống của người cư sĩ.

Xem tiếp...

Nguyện lực của Địa Tạng Vương

botatdiatangChân Hiền Tâm

Ngày còn nhỏ, tôi được ông bạn già tặng cho một bức tranh mực tàu, hình Bồ tát Địa Tạng, tay cầm tích trượng, ngồi trên lưng sư tử rất đẹp. Bức tranh được lồng kính rất lớn. Tôi đã thờ nó giữa nhà để mỗi lần thấy ai gặp tai họa gì, mà tự mình nhận thấy phần nhân quả hiện rõ trong đó, tôi liền đến đảnh lễ khuôn mặt hiền từ của ngài với một câu thủ thỉ: «Xin Phật hộ trì nhắc nhở để con thấy được những lỗi lầm của mình mà tránh đi những cái quả kinh hãi…». Lời thủ thỉ ấy được hứa khả rất chuẩn. Dù chỉ là một ý niệm manh nha chưa thành hành động, nhưng nếu không kịp thấy đó là lỗi mà sám hối, tôi liền thấy cái quả của nó hiện ra. Có lẽ đó là lý do vì sao tôi hay nói về nhân quả. Tại bị trả quả nhiều quá!

Xem tiếp...

Biệt thời ý thú

 

hoadangChân hiền Tâm

Biệt thời ý thú, là một trong Tứ ý thú.

Nhiếp Chánh Luận, bản dịch của ngài Huyền Trang ghi: «Ngoài ra còn có Tứ ý thú và Tứ bí mật. Mọi lời Phật nói nên căn cứ vào đó mà lý giải và quyết định». Nghĩa là, khi đọc kinh Phật, nếu dùng 4 thứ ý thú và 4 thứ bí mật đó làm nền tảng để hiểu thì sẽ thông tỏ những ý thú mà Phật muốn nói trong kinh.

Xem tiếp...

Lời phi lộ của Niệm Phật Thập Yếu

 niemphat2HT Thích Thiền Tâm

Bản thảo cuốn này vừa viết xong, vài ba Đại đức hỏi mượn luân phiên nhau xem, rồi cật vấn:

Chúng tôi thấy chư vị hoằng dương về Thiền tông, dường như có ý bài xích Tịnh độ. Chẳng hạn như trong cuốn Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất, có câu niệm Phật tụng kinh đều là vọng tưởng, còn trong đây lại bảo: “Môn Tịnh độ hợp thời cơ, gồm nhiếp ba căn, kiêm thông cả Thiền Giáo Luật Mật. Xem ra dường như cho Tịnh độ là độc thắng, việc ấy thế nào?

Xem tiếp...

PHẬT PHÁP TẠI THẾ GIAN

Cư Sỹ Trí Hải

Mấy hôm nay trời chợt nóng, nóng đến ngột ngạt, nóng đến không thở nổi, nóng đến mức cứ ngỡ ai cũng ngại bước ra đường! Nhưng không, phố xá vẫn tấp nập, dòng người vẫn như con thoi trên từng con con đường nhựa nóng hầm hập, và thế là không khí ngày xuân vẫn nghiễm nhiên bày ra trước mắt, dù rằng cái sẽ lạnh của những ngày qua không còn nữa.

Hoa tươi và cây cảnh không biết từ đâu tập trung về sắc bừng lên trên các con phố, người mua kẻ bán tấp nập ồn ào trong không khí những ngày xuân.

Xem tiếp...

Lời khai thị giải thất

daisuhuvanĐại sư Hư Vân - Kiến Châu – Như Thuỷ - Hạnh Đoan dịch

Xin mừng quí vị đã hành xong hai kỳ thiền thất. Đã đến lúc giải thất. Tôi xin chúc mừng quí vị. Nếu mượn lời người xưa mà nói thì không có kết thất hay giải thất gì cả, chỉ có một câu thoại đầu cần tham cho đến khi khai ngộ mà thôi. Hiện giờ dù quí vị đã ngộ hay chưa, chúng tôi cứ chiếu theo qui củ mà hành sự.

Trong thời gian đả thất, quí vị không phân biệt ngày đêm, cốt để khai ngộ.  Cũng vì muốn đào tạo nhân tài trong cửa Phật. Nếu chỉ sống đắp đổi cho qua ngày thì uổng phí thời gian vậy.

Xem tiếp...

GẬY TRÚC CHÂN THIỀN

suong12Trí Hải  

Cung kính ngưỡng bạch Thầy:

Còn nhớ, mùa hè năm 1984, trên ngọn Tương Kỳ bằng tuệ nhãn của một thiền tăng, Thầy đã dạy hàng môn sinh tứ chúng:

            “chiếc thân tứ đại khói,

            sinh hoạt thế gian mây…”

Không chỉ ngày ấy, mà ngay cả bây giờ, chúng con vẫn ngây ngô, nghe như chỉ để nghe chứ đâu hiểu thiết tha tâm lão bà vì chúng con mà chỉ thẳng chỗ cùng tột của lý vô thường!

Xem tiếp...

Bậc chân nhân - Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

botatcusiChúc Phú 

Cư sĩ là người đã quy y Tam bảo. Đó là điều được xác tín trong cả kinh điển Bắc truyền và Nam truyền(1)

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung. Khảo sát từ kinh tạng và qua cuộc đời của những vị cư sĩ tiêu biểu thời Phật cho thấy, mẫu hình người cư sĩ lý tưởng được Đức Phật đề cập khá cụ thể và chi tiết. Theo khảo sát, một người cư sĩ lý tưởng phải hoàn thiện bốn phẩm chất cơ bản: Ổn định về kinh tế; trang nghiêm về giới hạnh; thăng bằng và điều hòa; hộ pháp và hoằng pháp.

Xem tiếp...

Khai Sơn

hoiquanamLâm Thanh Huyền - SC Hạnh Đoan dịch

Tại Nghi Lan, sau khi Lôi Âm tự đã đi vào nề nếp, đồ chúng theo học với Tinh Vân rất đông. Đại sư bắt đầu nghiền ngẫm hướng tiến cho các môn đệ. Sư nghĩ đến hai vấn đề cần làm trước nhất:

Một, Sư thấy rằng tu sĩ cần có trình độ học thức uyên bác, phải trải qua kinh nghiệm thực tu thực chứng. Do đó bắt buộc phải có một bộ giáo dục chuẩn mực tương xứng để đào tạo họ. Xét theo điều kiện của chùa Lôi Âm thời bấy giờ thì khó mà thiết lập được một Phật học viện tối ưu; vì thế, đành phải mở Phật học viện ở nơi khác.

Xem tiếp...

Có Phật pháp thì có biện pháp. (tiếp theo)

phongdangĐại sư Tinh Vân - SC Hạnh Đoan dịch

Năm đó 21 tuổi, tôi được phái đến làm hiệu trưởng trường tiểu học, và ngụ tại tổ đình chùa Đại Giác

Một hôm Sư huynh trụ trì tiến đến, khen tôi là người thật thà. Té ra ông muốn thử tôi, đã cho cất của báu nơi cái hũ trong phòng. Kết quả thấy không thiếu thứ gì.

Thật ra tôi một bề tuân thủ giới qui “không cho thì không lấy”. Xưa nay chưa từng có ý nghĩ mở nắp hũ để thám thính. Vì vậy ngay trên hũ trang trí thế nào tôi cũng không biết, ai dè lại được Sư huynh kính trọng quá cỡ.

Xem tiếp...

Có Phật pháp thì có biện pháp.

bienphapĐại sư Tinh Vân - SC Hạnh Đoan dịch

Cả đời tôi, cha mẹ sinh dưỡng xác thân này, cố nhiên gian lao khổ nhọc. Nhưng 12 tuổi xuất gia rồi, Phật giáo ban cho tôi nền giáo dục, trưởng dưỡng pháp thân huệ mạng tôi, khiến tôi thọ dụng chẳng hết. Càng là công đức cao vợi.

Tôi ở trong đạo gần một giáp, thầm thầm khế hội chỗ vi diệu của Phật pháp. Nếu ai hỏi tôi Phật pháp có gì tuyệt? Tôi sẽ chẳng do dự đáp ngay: “Có phật pháp thì có biện pháp”.

Xem tiếp...