headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 06/12/2024 - Ngày 6 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

CHINH PHỤC ĐỈNH NGỌA VÂN AM

 Chánh Nguyện – Thiện Hạnh 

Huynh đệ chúng tôi xem đĩa hình Hòa Thượng Tôn Sư, cùng quý Thầy, quý cô và Phật tử lên ngọn núi Ngọa Vân Am vào ngày 12- 12- 2001 nhằm ngày 28 tháng 10 năm Tân Tỵ để thăm lại chốn Tổ, nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Tổ Trúc Lâm Đại Đầu Đà tu và tịch. Đường lên núi cao vời vợi, rừng cây và rừng trúc bao la bạt ngàn, đường mòn lên núi nhiều chỗ dốc đứng, không có bậc thềm, qua bao con suối quanh co, trơn trợt, thấm đỗ mồ hôi mới lên được tận đỉnh núi.

Xem tiếp...

MỘT ĐỜI HỌC PHẬT

 Chánh Trí Thành

Mỗi người dân Việt Nam đi làm công tác, hay làm việc gì, khai bản lý lịch nói rõ dân tộc, hay tôn giáo mà mình đang sinh hoạt. Nếu là tôn giáo Lương là theo đạo Phật. Tôi sinh ra ở Phủ Nam Sách - tỉnh Hải Dương cùng phủ với Nhị Tổ Pháp Loa. Ông bà, cha mẹ tôi theo đạo Phật.

Xem tiếp...

NGÔN NGỮ CỦA THỜI GIAN

Chân Hiền Dung

Dù ai quyết chí tu hành,
Có về Yên Tử mới đành lòng tu.

 Câu ca dao này tôi đã nghe thấy từ bé, nhưng trong những ngày tháng vô tư vướng bận lo toan đó tôi nghe thì biết vậy chứ không hề đọng lại trong tôi một chút ý nghĩa nào. Tôi không hiểu Yên Tử ở đâu… vì sao phải về Yên Tử mới thành quả tu… và vì sao lại phải tu… chắc là những người có oan ức nhiều như cô Thị Kính nên mới phải đến Yên Tử để tu cho đỡ khổ.

Xem tiếp...

SÁNG NGỜI TÔNG TỔ

 Thiện Hiển 

Viết kỷ yếu 700 năm ngày viên tịch Sơ Tổ Trần Nhân Tông, không thể không nhắc đến Thiền Sư khôi phục Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Mừng xây dựng chùa Lân, thiền viện Yên Tử tròn 6 tuổi. Đâu lại không nói về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt.

Viết về thiền viện, trước phải nói đến thiền sư khai mở. Xiển dương pháp thiền đâu dễ bỏ được pháp “Biết Vọng Không Theo”.

Xem tiếp...

LỢI ÍCH CỦA THIỀN TÔNG XƯA và NAY

 Thích Trúc Thái Chơn 

Khi xưa vào thời Lý – Trần các vua quan, tướng lãnh hầu hết đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo nói chung và Thiền học nói riêng, đặc biệt là dòng Thiền “Trúc Lâm Yên Tử “, do vua Trần Nhân Tông, hiệu là Trúc Lâm Đại Đầu Đà khởi xướng. Tư tưởng của dòng Thiền này đã đi sâu vào lòng dân tộc, hình thành môït triết lý sống phục vụ nhân sinh và bảo vệ tổ quốc.

Xem tiếp...

NHỚ VỀ YÊN TỬ

 Linh Uyên 

Nhớ về Yên Tử, không phải nhớ cảnh đẹp của núi rừng hùng vĩ, nhớ con đường quanh co dẫn vào chùa Long Động, giờ đây là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử trầm mặc thân thương, những mái ngói đỏ thấp thoáng trong tàng cây xanh mướt, bên dòng suối nước trong vắt đầy những viên đá cuội tròn nhẵn nhiều màu. Mà nhớ lần đầu tiên tôi bước lên con đường đá dẫn vào chùa, mà sao nghe thân quen như đã từng bước mòn trên những bậc đá.

Xem tiếp...