headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 03/12/2024 - Ngày 3 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

MÙA XUÂN-DƯỚI CÁI NHÌN CỦA THIỀN SƯ

suong20Nói đến ngày Xuân, chúng ta có cảm tưởng như chỉ có Xuân ở thế gian, nhưng thật ra trong nhà Phật cũng dùng chữ Xuân để nói lên những ý nghĩa thâm trầm của Đạo.

Tất cả chúng ta có đủ phước duyên nên chọn được con đường của mình đang đi, một con đường thênh thang, tươi mát và an lạc. Nói như vậy có vẻ như chủ quan, nhưng sự thật nếu tất cả chúng ta đều một lòng hướng thẳng về sự tu hành, đi theo con đường Đức Phật đã dạy, thì mỗi bước đi là một bước an lành, mỗi bước đi là rơi rụng bao nhiêu đau khổ. Thế nên con đường tươi đẹp và mát mẻ chúng ta đang đi là tượng trưng cho mùa xuân.

Xem tiếp...

Thuyết luân hồi

luanhoi2Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế. Cha mẹ chỉ là phần phụ thôi, gốc là bản thân mình.

Khi biết rõ kiếp luân hồi như vậy, ai can đảm tạo thêm những nghiệp ác để chịu khổ hơn? Cho nên chúng ta phải tinh tấn làm những điều lành, điều thiện. Nếu không làm cho ai, ít ra ta cũng giữ được phần mình, đừng phạm những giới đưa ta đi xuống. Đó là tu. Đức Phật thấy rõ sự nguy hiểm của luật nhân quả luân hồi nên chỉ cho mình đường lối tu, chớ không phải áp đặt mình làm gì.

Xem tiếp...

Tình thương trong đạo Phật

NhiviSuongĐạo Phật là đạo từ bi, cho nên nói đến đạo Phật cũng là nói đến đạo của tình thương. Nhưng tình thương trong đạo Phật khác với tình thương thế gian.

Trước tiên, tôi nói về cách thương mình của người thế gian. Như muốn thỏa mãn sự vui chơi nên người ta bày ra cờ bạc, nhậu nhẹt… cho đó là vui. Vì thương quý bản thân, muốn thỏa mãn nhu cầu của bản thân nên nó muốn gì liền làm nấy. Đó là thương trong mê.

Xem tiếp...

Lời chúc đầu xuân

suong5Thiền sư “Đả Táo Đọa”, do đập bể ông Táo mà thành danh. Ngài tu ở vùng núi Xuân Sơn bên Trung Hoa với một số đồ chúng. Một hôm ngài dẫn chúng đi dạo núi, đến gần thung lũng thấy một miếu thờ, dân chúng làm thịt bò, trâu, heo, gà dâng cúng liên miên.

Hỏi ra được biết vị thần Táo ở miếu này rất linh, cầu gì được nấy. Nghe rồi, ngài cầm gậy vô miếu, thấy trên bàn thờ có để ba viên gạch, ngài lấy gậy gõ vào đó nói: “Đây là do gạch đất hợp thành, linh từ đâu lại, thiêng ở chỗ nào?”. Nói xong, ngài đập một gậy, ba viên gạch bể nát rơi xuống đất. Lát sau trên đường đi, gặp một vị áo xanh mũ xanh quỳ trước mặt. Ngài hỏi:

Xem tiếp...

PHẬT PHÁP TRỊ TẬN GỐC TÂM BỆNH

suong18Lần này cũng như các lần trước, đoàn bác sĩ lên thăm bệnh cho Tăng Ni của Thiền viện, sau đó có xin tôi một thời pháp ngắn, năm nay cũng như vậy. Kỳ trước tôi nói phương thuốc trị từng tâm bệnh của con người, kỳ này tôi nói phương thuốc trị tận gốc rễ của tâm bệnh.

Như trước tôi đã nói, nếu người tham tiền của thì dùng thuốc bố thí trị; tham sắc đẹp thì dùng thuốc quán bất tịnh trị v. v… Hôm nay trị tận gốc rễ của tâm bệnh mà chỉ dùng một thang thuốc thôi. Như vậy thang thuốc này hơi khó, vì từng thứ thuốc trị từng thứ bệnh thì chúng ta dễ nhận, dễ hiểu, dễ ứng dụng. Còn chỉ một phương thuốc mà trị tất cả bệnh nên khó sử dụng. Phương thuốc này như thế nào?

Xem tiếp...

Tuệ giác của Đức Phật

ducphat-1Hôm nay, nhân ngày Đại lễ Phật đản cũng là ngày vui của Tăng Ni và Phật tử, tôi sẽ nhắc lại những đặc điểm nổi bật trong đời sống của Đức Phật. Mong rằng quý vị nghe, hiểu và ứng dụng tu hành, xứng đáng là người đệ tử đi theo con đường Phật đã đi, làm những việc Phật đã làm.

Nói về cuộc đời của Đức Phật, nếu kể đầy đủ theo dòng lịch sử thì quá dài không thể nói hết. Ở đây tôi chỉ nêu những điểm quan trọng từ khi Ngài phát tâm xuất gia đến lúc thành đạo và giáo hóa chúng sanh. Nương theo giáo lý chân thật Ngài để lại, chúng ta học tập và thực hành theo để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Xem tiếp...

GỐC CỦA SỰ TU

suong18Mục đích của đạo Phật dạy chúng ta tu là để giải thoát sanh tử, cứu kính hoàn toàn tự do. Muốn giải thoát sanh tử chúng ta phải dẹp sạch tâm lăng xăng, lộn xộn nào buồn, thương, giận, ghét v.v… lâu nay làm rối mình. Chúng lặng hết rồi thì ta sẽ giải thoát khổ đau. Đó là cái gốc của sự tu. Tâm đó không thật, nếu vừa dấy ta chịu khó nhìn thì nó mất.

Cho nên trong kinh thường ví dụ, như đêm rằm ta nhìn thấy mặt trăng dưới đáy hồ tròn đẹp. Có người nói dưới đáy hồ có mặt trăng, người khác nói không có mặt trăng. Vậy ai nói đúng? Nói có là thừa nhận dưới đáy hồ có mặt trăng thật, vậy thử vớt lên xem. Vớt lên không được thì nói có thật không đúng. Nếu nói không, sao mắt thấy rõ ràng nó dưới đáy hồ nên nói không cũng không đúng. Phật bảo thấy có thấy không là thấy hai bên, đó là biên kiến, không đúng chân lý.

Xem tiếp...

Tinh thần giác ngộ của đạo Phật qua ngày lễ Vu-lan

suong19HT.Thích Thanh Từ

Hôm nay nhân ngày lễ Vu-lan, chúng tôi có một thời thuyết pháp với đề tài "TINH THẦN GIÁC NGỘ CỦA ÐẠO PHẬT". Chúng tôi sẽ chỉ rõ tinh thần giác ngộ của lễ Vu-lan như thế nào cho tất cả quí vị thấy, vì chính đó là tinh thần giác ngộ của đạo Phật. Tinh thần giác ngộ đó sẽ diễn tiến từ thấp lên cao, đến chỗ tột đỉnh như thế nào, chúng tôi tuần tự giải thích qua cho tất cả quí vị rõ. Trước tiên tôi nói thẳng về ngày lễ Vu-lan. Theo thường ở chùa, ngày rằm tháng bảy là ngày lễ "Tự tứ" của chư tăng cũng gọi là Phật hoan hỉ nhật, cũng gọi là ngày Vu-lan-bồn, dịch âm tiếng Phạn. Ở Trung Hoa dịch nghĩa là giải đảo huyền, tức là cứu hay cởi tội khổ bị treo ngược. Nói một cách khác là cứu tội khổ của những người đang đọa trong cảnh đau khổ địa ngục ngạ quỉ. Ðó là tên gọi, nhưng sở dĩ đặt ngày lễ Vu-lan vào ngày rằm tháng bảy là do ý nghĩa nào, tiêu chuẩn nào đức Phật nhắm như vậy?

Xem tiếp...

GỐC CỦA SỰ TU

suong18Mục đích của đạo Phật dạy chúng ta tu là để giải thoát sanh tử, cứu kính hoàn toàn tự do. Muốn giải thoát sanh tử chúng ta phải dẹp sạch tâm lăng xăng, lộn xộn nào buồn, thương, giận, ghét v.v… lâu nay làm rối mình. Chúng lặng hết rồi thì ta sẽ giải thoát khổ đau. Đó là cái gốc của sự tu. Tâm đó không thật, nếu vừa dấy ta chịu khó nhìn thì nó mất.

Cho nên trong kinh thường ví dụ, như đêm rằm ta nhìn thấy mặt trăng dưới đáy hồ tròn đẹp. Có người nói dưới đáy hồ có mặt trăng, người khác nói không có mặt trăng. Vậy ai nói đúng? Nói có là thừa nhận dưới đáy hồ có mặt trăng thật, vậy thử vớt lên xem.

Xem tiếp...

XẢ OÁN HỜN

suong17Người thế gian luôn luôn nghĩ ai làm trái ý mình thì mình buồn, mình giận. Buồn giận nên bỏ liền hay nên giữ mãi? Có người thường hay nói: “Con giận người đó hai, ba chục năm không quên”. Giận hai, ba chục năm không quên thì nghe như khẳng khái lắm nhưng thật ra là dại, là khổ, chứ có hay gì đâu.

Quý Phật tử nghĩ trên thế gian này chung quanh mình nào xóm giềng, thân tộc v.v… có bao giờ hoàn toàn không đụng chạm nhau đâu? Người ta nói vợ chồng như chén trong sống thế nào cũng có khua, huống là xóm giềng, thân tộc làm sao vừa ý mình hết, mà trái ý thì mình giận.

Xem tiếp...

ĐIỀU PHỤC Ý CĂN

suong16Thân chúng ta có đầy đủ sáu căn, nhưng lúc nào chúng cũng phóng ra ngoài. Mắt đuổi theo sắc, tai đuổi theo âm thanh, mũi đuổi theo mùi hương v.v… Sáu căn đuổi theo sáu trần là đi đường mê. Bây giờ muốn trở về bờ giác thì phải quay đầu lại. Tôi sẽ dẫn kinh để nói lên lẽ thật này.

Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật đưa tay lên hỏi ngài A Nan: “Ông thấy không?”. Ngài A Nan thưa: “Dạ thấy”. Phật để tay xuống, hỏi: “Thấy không?” Ngày A Nan thưa: “Dạ không thấy”. Ngay đó Phật liền quở: “Ông đã quên mình theo vật!”. Tại sao vậy ?.

Xem tiếp...