ĐIỀU HÒA SỰ MÂU THUẪN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 08 Tháng Hai 2019 05:04
- Viết bởi Super User
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt. Đó là chủ yếu.
Người Phật tử tại gia cũng như hàng xuất gia luôn luôn có những buồn phiền. Gia đình không thống nhất ý chí với nhau, hoặc trong chùa không đồng tâm hiệp lực. Tập thể nào cũng có những chuyện như vậy hết. Lý do gì xảy ra những buồn phiền đó? Chúng ta thử kiểm tra lại bản thân từ thể xác cho đến tinh thần, đi xa hơn là quan niệm, tổ chức... làm sao thoát khỏi những mâu thuẫn.
LỄ PHẬT THÀNH ĐẠO
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 12 Tháng một 2019 14:35
- Viết bởi Super User
Hôm nay nhân ngày Phật thành đạo, tất cả Tăng Ni tụ hội về chánh điện lễ kỷ niệm Phật thành đạo. Chúng tôi nhận thấy người sau đặt nặng ngày Phật đản sanh hơn ngày Phật thành đạo. Ngày Phật đản sanh tất cả chùa chiền đều tổ chức huy hoàng, còn ngày Phật thành đạothì im lặng đơn sơ.
CƯƠNG YẾU ĐỂ TU
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 25 Tháng mười hai 2018 14:39
- Viết bởi Super User
Hôm nay thể theo lời mời của Sư bà tại chùa Thiên Phước cũng như trong Giáo Hội, chúng tôi về đây giảng một thời pháp cho Tăng Ni và toàn thể Phật tử nghe. Trên đường tu, chúng ta muốn tu đúng với chánh pháp của Phật để được an lạc giải thoát, thì điều kiện tiên quyết là phải hiểu, phải nhập được chánh pháp.
Hồi xưa có Thiền sư Đạo Lâm ở Trung Quốc, Ngài rất quyết tâm tu hành. Để đạt được kết quả như sở nguyện, Ngài dùng cây cột thành chỗ ngồi như một ổ quạ, trên cháng ba của một cổ đại thụ.
NIỀM VUI CHÂN THẬT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 02 Tháng mười hai 2018 15:16
- Viết bởi Super User
Chúng ta hiện giờ đang sống đang tu, mà chỉ mong muốn những cái nho nhỏ, như đời sau có phước hơn đời này, giàu sang sung sướng hơn đời này. Nhưng ta quên rằng dù được như vậy chắc gì đã hạnh phúc, vì có thân là có khổ. Có ai khỏi bệnh, khỏi chết đâu. Bệnh chết là khổ hay vui? Cái án đó đã sẵn cho mọi người. Ai rồi cũng phải đi tới già, tới bệnh, tới chết. Ðã có án tử hình thì cuộc sống là vui hay là khổ? Vậy mà chúng ta cứ buông trôi, ngày mai ra sao mặc nó, bây giờ cứ cười cứ vui. Người không thấy xa biết rõ, là người không sáng suốt, không có trí tuệ.
THÁI ĐỘ SAI LẦM CỦA PHẬT TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 24 Tháng mười 2018 14:09
- Viết bởi Super User
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng.
A. THÁI ĐỘ SAI LẦM CỦA PHẬT TỬ BÌNH DÂN
Người bình dân vì thiếu phương tiện học hỏi chánh pháp nên không phân biệt được Phật giáo và Thần giáo. Hơn nữa, Phật giáo là nền giáo lý cao sâu, nếu không phải người giàu suy tư nhiều chiêm nghiệm thì không sao thấu đạt nổi.
XẢ TÂM CHẤP NGÃ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 05 Tháng mười 2018 14:02
- Viết bởi Super User
Người tu vui trong đạo, vui với những lời của Phật dạy, mọi bàn luận hơn thua là trò đùa, không có giá trị gì hết. Nhớ như vậy, nghĩ như vậy là chúng ta biết tu. Được thế sự tu mới tiến nhanh, mới được lợi ích. Cho nên xả thân đã là tốt nhưng xả tâm chấp ngã mới là quan trọng. Người khéo tu cần phải biết điều này.
NGÀY TỰ TỨ NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI XUẤT GIA
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 28 Tháng tám 2018 01:37
- Viết bởi Super User
Nhân ngày Tự tứ, tôi nói sơ lược ý nghĩa và bổn phận của người xuất gia. Mong Tăng Ni lãnh hội và thực hành tốt, để không đi ngược lại với bản hoài cầu đạo giác ngộ giải thoát của chính mình, đồng thời đền trả được tứ trọng ân.
Xuất gia là tu hạnh giải thoát. Tự mình tu để được giải thoát, đồng thời hướng dẫn chỉ dạy cho người khác tu cùng giải thoát nữa. Tất cả tuổi thanh xuân, bầu nhiệt huyết thời son trẻ của mình, đều dồn hết cho đạo, cho Phật pháp. Để mai kia lớn lên mình đủ tư cách lãnh đạo, hướng dẫn Phật tử tu hành.
Vì vậy hàng xuất gia trẻ tuổi không được phép ở nhà nương tựa cha mẹ. Đã xuất gia rồi mà trở về nhà là một sự thối tâm, một lui sụt rất lớn. Quý vị tu trẻ không nên nghĩ đến điều đó. Đã xuất gia rồi thì phải cương quyết dù chết dù sống cũng phải đi tới cùng, chứ không thể đi một đoạn rồi lui sụt. Như vậy mình là một người không có lý tưởng, không có lập trường, không có ý chí. Kẻ đó làm việc gì cũng không thành tựu.
Đó là ý nghĩa thứ nhất, xuất gia là ra khỏi nhà thế tục.
LỜI CHỈ DẠY CỦA HÒA THƯỢNG ÂN SƯ MÙA AN CƯ NĂM 2014
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 07 Tháng tám 2018 15:03
- Viết bởi Super User
Cùng tất cả Tăng Ni,
Mỗi năm trước mùa An cư kiết hạ, Tăng Ni về đây đảnh lễ cầu tôi chỉ dạy pháp yếu, quý vị nương theo đó tu học cho được kết quả tốt đẹp. Hôm nay tôi nhắc lại một số điều cần thiết, chư Tăng Ni nhớ ghi và hành trì, sao cho xứng đáng một mùa an cư có ý nghĩa.
Gá thân mộng
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 03 Tháng ba 2018 14:10
- Viết bởi Super User
Cuộc đời là ảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu chúng ta phải khắc tỉnh, mạnh dạn vượt qua ảo mộng. Có một sự tích liên quan đến việc gá thân mộng, tôi sẽ kể cho quý vị nghe để biết cái hay của người xưa.
Thiền sư “Đả Táo Đọa”, do đập bể ông táo mà thành danh. Ngài tu ở vùng núi Xuân Sơn bên Trung Hoa với một số đồ chúng.
NHỮNG CÁI VUI TRONG ĐẠO PHẬT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 15 Tháng Hai 2018 13:23
- Viết bởi Super User
Trong nhà Phật ngày mùng một là ngày vía đức Di-lặc. Đức Di-lặc hiện tại là một vị Bồ-tát, nhưng mà tương lai sẽ là Phật. Cho nên khi nãy chúng ta lễ Ngài là “Đương lai hạ sanh Di-lặc Tôn Phật”. Chúng tôi gọi Ngài là Phật, vì là một vị Phật sẽ đến, sẽ thành, còn gọi Ngài là Bồ-tát vì là vị Bồ-tát hiện tại. Phần nhiều ở chùa đến ngày này đều cử lễ vía Ngài. Đó là một thông lệ nhưng mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Người thế gian ai cũng quan trọng ngày đầu năm, cho đó là ngày chứa đựng đầy đủ ý nghĩa trong một năm. Vì vậy mọi hành động, ngôn ngữ ý niệm đều được dè dặt, dè dặt từ cử chỉ lời nói, việc làm, để giữ gìn một năm đầy tốt đẹp.
VÌ SAO TU THIỀN ĐỊNH
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 07 Tháng mười một 2017 13:25
- Viết bởi Super User
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.Chúng ta tu thiền định là tu thế nào? Nhiều vị không hiểu nói người mới tu thiền phải quán hơi thở tức là sổ tức. Sổ tức là đếm số, hít vô cùng đếm một, thở ra sạch đếm hai, đếm tới mười bỏ, rồi đếm trở lại một. Cứ như vậy đếm hoài cả buổi có lợi ích gì đâu, mầu nhiệm gì đâu ?