headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 03/12/2024 - Ngày 3 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Ni Cô họ TỐNG ở HÀ TIÊN

Ni cô Tống Thị Lương là con một nhà giàu ở Hà Tiên, thùy mị, siêng năng, giỏi về nữ công, giàu nữ hạnh.

Khi cô đến tuổi mười sáu, nhiều nhà quyền thế cậy người mai mối đến cầu hôn, nhưng tất cả đều bị từ chối. Cha mẹ trách cứ, cô cứ thưa: “Nhân duyên của con phải nhờ đức Phật chỉ giáo.”

Xem tiếp...

Ni Cô họ LÊ VỚI NÚI THỊ VÃI

Ni cô tên Lê Thị Nữ, không biết quê quán ở đâu, chỉ biết lúc chưa xuất gia cô thuộc gia đình nhà giàu, trẻ đẹp, hiếu thảo, lo phụng dưỡng cha mẹ, không chịu lấy chồng. Sau khi cha mẹ mất mới chịu xuất giá, nhưng không bao lâu thì chồng chết. Bà không chịu tái giá, nhưng bị nhà quyền thế áp bức, vì vậy bà xuống tóc xuất gia tu hành.

Ni cô lập am trên núi gần Bà Rịa, giữ giới luật tinh nghiêm, chí tâm tu hành, đạt thành chánh quả. Vì vậy, người đời sau gọi núi đó là núi Thị Vãi hay núi Nữ Tăng.

Xem tiếp...

Thiền Sư KHÁNH LONG

Thiền sư Khánh Long chưa rõ quê quán, tông phái và hành trạng; chỉ biết Sư lập chùa Khánh Long ở gò Quít huyện Phước Chánh, trấn Biên Hòa. Cảnh chùa Khánh Long được du khách đặt bài thơ ca ngợi như sau:

          Tiêu sơ cây núi bóng tà dương

          Khe suối đi qua viếng đạo trường

          Không khói đun trà hạc trong ổ

          Mến thay thiền vị thật thanh lương.

Xem tiếp...

Thiền Sư HỒNG ÂN và TRÍ NĂNG hạ mãnh hổ

Hiện chưa biết Thiền sư Hồng Ân thuộc phái thiền nào, trụ trì chùa nào, và hành trạng ra sao.

Hiệp biện Đại học sĩ Trịnh Hoài Đức có kể lại việc Thiền sư Hồng Ân và Trí Năng hạ mãnh hổ ở chợ Tân Kiểng trong sách Gia Định Thành Thông Chí như sau:

“Chợ Tân Kiểng (Tân Cảnh) ở phía Nam trấn Phiên An hơn 6 dặm, chợ phố trù mật, thường năm đến dịp Tết Nguyên Đán, có cuộc chơi “đánh đu tiên” và “Vân xa” .

Xem tiếp...

Hòa Thượng HOÀNG LONG

( ? - 1737)-(Hoằng hóa ở trấn Hà Tiên)

Hòa thượng Hoàng Long quê ở Bình Định vân du vào Hà Tiên, đến ở phía Bắc núi Vân Sơn 5 dặm lập chùa tu hành (sau gọi là núi Bạch Tháp). Cảnh chùa thanh tịnh, u tịch, thế núi quanh co, có cây cảnh đẹp.

Hòa thượng Hoàng Long vào hoằng hóa ở Hà Tiên vào thời Tổng binh Cửu Ngọc Hầu Mạc Cửu (?-1735). Cửu Ngọc Hầu Mạc Cửu là một Phật tử thuần thành, có liên hệ với chùa Thập Tháp Di-đà ở Bình Định, có lẽ do đó mà Hòa thượng Hoàng Long vào Hà Tiên hoằng dương Phật pháp.

Xem tiếp...

Thiền Sư NGỘ CHÂN

(Hòa thượng LONG CỐC)

Thiền sư Ngộ Chân thuộc phái thiền Lâm Tế, chưa rõ năm sanh, chỉ biết Sư đến lập chùa Hang ở trên núi Chứa Chan (hay núi Gia Ray), ở khe Gia Lào để tu hành, Sư gọi hang núi này là “Long Cốc” (hang Rồng) vì vậy Thiền sư Ngộ Chân còn được tôn gọi là “Hòa thượng Long Cốc”.

Xem tiếp...

Thiền sư HẢI BÌNH BẢO TẠNG

(1818 - 1862)-(Đời thứ 40, tông Lâm Tế)

Thiền sư Bảo Tạng, húy Hải Bình, thuộc thế hệ 40 của phái thiền Lâm Tế, chi phái Liễu Quán (truyền theo bài kệ: “Thiệt Tế Đại Đạo, Tánh Hải Thanh Trừng...”) tên tục là Lê Chi [Tên tục của Thiền sư Bảo Tạng là Lê Chi quê ở làng Nguyễn Chi theo lời kể của Sư Minh Đức, Trụ trì chùa Cổ Thạch], quê ở làng Nguyễn Chi thuộc Phú Yên, sanh năm Mậu Dần (1818).

Thiền sư Bảo Tạng qui y thọ giới với Hòa thượng Sơn Nhân (tức Thiền sư Tánh Thông Giác Ngộ), ở chùa Bát Nhã trên núi Long Sơn (Phú Yên).

Xem tiếp...

Thiền Sư NHƯ NHÃN TỪ PHONG

(1864 - 1938)-(Đời thứ 39, tông Lâm Tế)

Thiền sư Từ Phong, húy Như Nhãn, tên là Nguyễn Văn Tường, sanh năm Giáp Tý (1864), niên hiệu Tự Đức thứ 18, tại thôn Đức Hòa thượng (sông Tra), tổng Dương Hòa thượng, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (quận Đức Hòa, tỉnh Long An sau này).

Cha mẹ là nông dân, năm Canh Thìn (1880), cha mẹ định lo cưới vợ cho, nhưng Nguyễn Văn Tường bỏ nhà lên chùa Thiền Lâm tại làng Hiệp Ninh quận Châu Thành, tỉnh Tây Ninh qui y thọ giáo với Thiền sư Minh Đạt. Sau khi tu học ở đây một thời gian, Nguyễn Văn Tường xuống chùa Giác Viên (làng Bình Thới, Gia Định) xin thọ giáo với Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Ân, được ban pháp danh là Từ Phong, húy Như Nhãn; lúc đó sư Từ Phong cũng đã thông hiểu kinh pháp nên được Thiền sư Hoằng Ân cử làm thơ ký ở chùa Giác Viên.

Xem tiếp...

Thiền Sư  ĐẠO TRUNG THIỆN HIẾU

(TỔ ĐỈA)-(Đời thứ 38, tông Lâm Tế)

Thiền sư Thiện Hiếu húy Đạo Trung, thường được tôn gọi là Tổ Đỉa, thuộc phái thiền Lâm Tế ở Đàng Trong thế hệ thứ 38.

Hiện chưa biết rõ tên tục, quê quán và hành trạng, chỉ biết rõ Tổ Đỉa là vị khai sơn chùa Linh Sơn trên núi Bà Đen (Tây Ninh) và chùa Long Hưng (thường được gọi là chùa Tổ) ở tỉnh Sông Bé.

Xem tiếp...

Thiền Sư MINH KHIÊM HOẰNG ÂN hiệu DIỆU NGHĨA

(1850 - 1914)-(Đời thứ 38, tông Lâm Tế)

Thiền sư Hoằng Ân húy là Minh Khiêm, hiệu Diệu Nghĩa, sanh ngày 15 tháng 7 năm Canh Tuất (1850).

Thiền sư Hoằng Ân qui y thọ giới với Hòa thượng Tiên Giác Hải Tịnh từ nhỏ, tu học ở chùa Giác Lâm, tinh tấn tham học kinh sách, học rộng hiểu nhiều.

Năm Kỷ Tỵ (1869), Hòa thượng Hải Tịnh đã 82 tuổi, thấy mình tuổi già, sức yếu, nên cử trưởng tử là Minh Vi Mật Hạnh trụ trì chùa Giác Lâm và đệ tử còn trẻ (20 tuổi) nhưng có tài là Minh Khiêm Hoằng Ân trụ trì chùa Giác Viên.

Xem tiếp...