headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 19/03/2024 - Ngày 10 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Thiền Sư MINH VI MẬT HẠNH

(1828-1898)-Đời  pháp thứ 38, tông Lâm Tế)

Thiền sư Mật Hạnh, húy Minh Vi, thọ giới qui y với Hòa thượng Tiên Giác Hải Tịnh tại chùa Giác Lâm.

Năm Canh Tuất (1850), Hòa thượng Hải Tịnh cho đổi viện Quan Âm thành chùa Giác Viên. Năm Nhâm Tý (1852) ông Hương đăng Trụ trì chùa Giác Viên (chưa rõ pháp danh) qui tịch, Hòa thượng Hải Tịnh cử Thiền sư Mật Hạnh thay thế Trụ trì chùa Giác Viên.

Xem tiếp...

Tăng Cang TIÊN GIÁC HẢI TỊNH

(1788 - 1875)-(Đời  pháp thứ 37, tông Lâm Tế)

Tăng cang Tiên Giác Hải Tịnh tên tục là Nguyễn Tâm Đoan, sanh ngày 30 tháng 5 năm Mậu Thân (1788), con của ông Nguyễn Hầu Cẩm, quê ở Gia Định.

Năm Nhâm Tuất (1802), ông Nguyễn Hầu Cẩm dẫn con trai là Nguyễn Tâm Đoan (15 tuổi), vào chùa Từ Ân ở Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay), làm lễ xin Hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc cho Tâm Đoan xuất gia tu hành.

Xem tiếp...

Thiền Sư  NHẤT ĐỊNH

(1784 - 1847)

Thiền sư Nhất Định pháp danh là Tánh Thiên, người Quảng Trị, sinh năm 1784. Thiền Sư xuất gia hồi còn nhỏ, lớn lên được Thiền sư Phổ Tịnh chùa Thiên Thọ làm lễ thế độ cho làm Sa-di. Sau Sư thọ giới cụ túc với Thiền sư Mật Hoằng ở chùa Quốc Ân. Vâng mệnh vua Gia Long Sư giữ chức vụ Trụ trì chùa Thiên Thọ.

Xem tiếp...

Thiền Sư TỔ TÔNG VIÊN QUANG

(1758 - 1827)-(Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)

Thiền sư Viên Quang, húy Tổ Tông, chưa rõ tên họ thật, có thể là người Minh hương (người Việt lai Trung Hoa) vì ông nội của Sư là một trong số tướng sĩ trong đạo quân của Tổng binh Cao Lôi Liêm Trần Thượng Xuyên của nhà Minh không chịu thần phục nhà Thanh, nên bỏ Trung Hoa qua Đàng Trong (Đại Việt) xin thần phục chúa Nguyễn vào năm 1679, được chúa Nguyễn cho vào làm ăn sanh sống ở Đồng Nai. Tổng binh Trần Thượng Xuyên đã định cư ở vùng Bàn Lân, sau dời lên vùng Tân Lân (trung tâm thành phố Biên Hòa ngày nay) và phát triển cù lao Phố (xã Hiệp Hòa ngày nay) thành một thành phố lớn, đồng thời là một giang cảng quốc tế, gọi là “Đại Phố Đồng Nai” (Đồng Nai Đại Phố).

Xem tiếp...

Thiền Sư TỔ ẤN MẬT HOẰNG

(1735 - 1835)-(Đời  pháp thứ 36, tông Lâm Tế)

Thiền sư Mật Hoằng, húy Tổ Ấn, họ Nguyễn, sanh năm Ất Mão (1735), quê ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Năm 1749, lúc mới 15 tuổi, Mật Hoằng từ Bình Định vào Gia Định, tu hành ở chùa Đại Giác, tại Đại Phố Đồng Nai, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên (nay là cù lao Phố, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai). Sau đó, Mật Hoằng đến thọ giới cụ túc với Hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc ở chùa Từ Ân, làng Tân Khai, huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn (nay thuộc quận 3, thành phố Hồ Chí Minh). Tu trì giới hạnh tinh nghiêm.

Năm Quí Tỵ (1773), Thiền sư Mật Hoằng được cử làm Trụ trì chùa Đại Giác (Biên Hòa, Đồng Nai).

Xem tiếp...

Thiền Sư LIỄU ĐẠT THIỆT THÀNH

(? - 1823)-(Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)

Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành hay Hòa thượng Liên Hoa. Hiện chưa biết tên họ thực, quê quán ở đâu, chỉ biết: Thiền sư Liễu Đạt là đệ tử Hòa thượng Minh Vật Nhất Tri, có lẽ Thiền sư Liễu Đạt qui y với Hòa thượng Nhất Tri ở chùa Kim Cang (Bình Thảo, Đồng Nai).

Trong thời gian Hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc (cũng thuộc phái thiền Lâm Tế, đời 35) hoằng hóa ở chùa Từ Ân (Gia Định), từ năm 1744 đến năm 1821 Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành được cử làm Thủ tọa ở chùa này.

Xem tiếp...

Thiền Sư PHẬT Ý LINH NHẠC

(1725 - 1821)

VỚI CHÙA SẮC TỨ TỪ ÂN VÀ CHÙA QUỐC ÂN KHẢI TƯỜNG

Hiện chưa biết về quê quán của Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc, có lẽ quê ở dinh Trấn Biên (tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa sau này). Tài liệu ở chùa Đại Giác cho biết: Thiền sư Phật Ý tịch năm Tân Tỵ (1821) thọ 97 tuổi, như vậy là sanh năm Ất Tỵ (1725).

Thiền sư Linh Nhạc Phật Ý qui y thọ giáo với Hòa thượng Thành Đẳng Minh Lượng chùa Đại Giác tại Đại Phố Đồng Nai, dinh Trấn Biên (cù lao Phố, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa ngày nay).

Xem tiếp...

Hòa Thượng THÀNH NHẠC ẨN SƠN

( ? - 1776)-(Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)

Hiện chưa biết rõ về quê quán và hành trạng của Hòa thượng Thành Nhạc Ẩn Sơn, chỉ biết:

Hòa thượng Thành Nhạc là đệ tử của Tổ sư Nguyên Thiều Siêu Bạch, và Hòa thượng Thành Nhạc đã khai sơn chùa trên núi Châu Thới. Hòa thượng Thành Nhạc vẫn thỉnh thoảng xuống Bến Ngựa ở trên sông Đồng Nai để tắm, sau này các đệ tử hay pháp tôn mới lập chùa Long Thiền (xã Bửu Hòa, tỉnh Biên Hòa sau này).

Xem tiếp...

Hòa Thượng THÀNH ĐẲNG MINH LƯỢNG (MINH YÊU) và PHÁP TỬ

Thiền sư Thành Đẳng Minh Lượng là đệ tử của Tổ sư Nguyên Thiều Siêu Bạch, thuộc phái thiền Lâm Tế, thế hệ thứ 34, hiện chưa biết rõ quê quán và hành trạng của Ngài ...

Có thể Thiền sư Thành Đẳng thọ giáo qui y với Hòa thượng Minh Vật Nhất Tri ở chùa Kim Cang (Bình Thảo - Đồng Nai), và sau đó, Thiền sư đến trụ trì chùa Đại Giác ở Đại Phố Đồng Nai (cù lao Phố, xã Hiệp Hòa, tỉnh Biên Hòa sau này).

Xem tiếp...

Hòa Thượng MINH VẬT NHẤT TRI

( ? - 1786)-(Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)

Hòa thượng Minh Vật Nhất Tri thuộc phái thiền Lâm Tế đời pháp thứ 34, trụ trì chùa Kim Cang ở Đồng Nai, là đệ tử của Tổ sư Nguyên Thiều Siêu Bạch.

Trước đây, trong các sách Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam chỉ biết Hòa thượng Minh Vật Nhất Tri là đệ tử của Tổ sư Nguyên Thiều Siêu Bạch, nhưng không biết rõ Hòa thượng Nhất Tri hoằng hóa ở đâu, hành trạng như thế nào.

Xem tiếp...