headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 29/03/2024 - Ngày 20 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Thiền Sư TRÍ BẢO

(? - 1190)-(Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Nguyễn, quê ở Ô Diên, Vĩnh Khương, là cậu ruột Tô Hiến Thành, một đại công thần đời Lý Anh Tông.

Sư xuất gia vào tu ở chùa Thanh Tước trên núi Du Hý làng Cát Lợi, đất Thường Lạc. Thường ngày mặc áo vá ăn cơm hẩm, cả mười năm không đổi chiếc áo, đến ba ngày chẳng thổi lửa nấu cơm, tay chân chai cóp, thân thể khô khan. Thấy có người đến thì khoanh tay đứng nép một bên, gặp bậc Sa-môn thì quì gối lễ bái. Sư chuyên tu như vậy đến sáu năm mới xuống núi.

Xem tiếp...

Thiền Sư TỊNH LỰC

(1112 - 1175)-(Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Ngô tên Trạm, quê ở Cát Lăng, Vũ Bình. Thuở nhỏ, Sư rất thông minh, lớn lên càng giỏi về văn chương, nghệ thuật và chữ viết. Sư gặp Thiền sư Đạo Huệ thầy trò tương ưng như cây kim hạt cải. Tâm dừng nơi cảnh Phật, mặc cỏ ăn cây, phước huệ song tu. Trải qua nhiều năm giữ tâm càng vững chắc. Thiền sư Đạo Huệ bảo:

Xem tiếp...

Thiền Sư TRƯỜNG NGUYÊN

(1110 - 1165)-(Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Phan, quê ở Trường Nguyên, Tiên Du, dòng dõi theo Phật. Khi mới xuất gia thọ giáo với Thiền sư Đạo Huệ. Sau khi được Đạo Huệ ấn chứng, Sư đi thẳng vào núi Từ Sơn ẩn tích. Ở đây, hàng ngày Sư mặc áo cỏ, ăn trái dẻ, làm bạn cùng suối, đá, khỉ, vượn. Suốt mười hai giờø, Sư nhồi nặn thân tâm lặng lẽ thành một mảnh. Trải qua năm, sáu năm, người đời không ai xem thấy được chỗ ảnh hưởng của Sư.

Xem tiếp...

Thiền Sư TÍN HỌC

(? - 1190)-(Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Tô quê ở làng Chu Minh, phủ Thiên Đức. Gia đình chuyên nghề khắc bản kinh. Thuở nhỏ Sư theo học với thầy Thành Giới, không thích giao du.

Năm 32 tuổi, Sư đến Thiền sư Đạo Huệ ở núi Tiên Du thọ giáo. Ở đây hầu Thầy ba năm, Sư nhận được tông chỉ thiền tông một cách sâu sắc. Sau đó, Sư một mình chống gậy du phương, đến chùa Quán Đảnh núi Không Lộ huyện Thạch Thất, Sơn Tây dừng lại trụ trì.

Xem tiếp...

Thiền Sư ĐẠI XẢ

(1120 - 1180)-(Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Hứa, quê ở phường Đông Tác (nay thuộc huyện Hoàng Long, Hà Đông). Xuất gia từ thuở bé, theo học với Thiền sư Đạo Huệ, nhận được chút ít yếu chỉ thiền học, Sư thường trì tụng kinh Hoa Nghiêm và thần chú của ngài Phổ Hiền làm việc thường nhật. Có lúc, Sư xõa tóc bỏ ăn, chỗ ở không nhất định. Các vương công đều quí kính, Kiến Ninh Vương và công chúa Thiên Cực cũng rất kính trọng.

Xem tiếp...

Thiền Sư TỊNH KHÔNG

(? - 1170)-(Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Ngô quê ở Phúc Xuyên. Ban đầu đến viện Sùng Phước trong bản châu xuất gia và thọ giới cụ túc.

Năm 30 tuổi, Sư đi hành khước phương Nam đến chùa Khai Quốc, phủ Thiên Đức dừng lại Trụ trì. Khoảng năm sáu năm chuyên tu hạnh đầu-đà, ngày chỉ dùng một ít đậu, một ít mè, ngồi hoài không ngủ. Mỗi khi Sư nhập định đến nhiều ngày mới xuất. Đàn thí bốn phương đem lễ vật cúng dường chất cao như núi. Những kẻ gian đến rình mò, Sư trông thấy bảo “tự do lấy đi.”

Xem tiếp...

Thiền Sư GIÁC HẢI

(Khoảng thế kỷ 11-12)-(Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Nguyễn, quê làng Hải Thanh, thuở nhỏ làm nghề chài lưới, thường dùng một chiếc thuyền con làm nhà, sống lênh đênh trên khắp sông hồ. Năm 25 tuổi, Sư dứt bỏ thế nghiệp xuất gia làm tăng. Ban đầu, Sư cùng Thiền sư Không Lộ đồng thờ thầy Hà Trạch ở chùa Diên Phước, Hải Thanh. Sau, Sư lại kế thừa dòng pháp của Không Lộ và trụ trì luôn chùa này.

Xem tiếp...

Quốc Sư VIÊN THÔNG

(1080 - 1151)-(Đời thứ 18, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư tục danh Nguyễn Nguyên Ức, quê làng Cổ Hiền sau dời về phường Thái Bạch, kinh đô Thăng Long, lập nghiệp luôn tại đây. Thế tộc làm Tăng quan, cha tên Huệ Dục làm quan dưới triều Lý đến chức Tả Hữu Nhai Tăng Lục, đạo hiệu là Bảo Giác thiền sư.

Sư tư chất thông minh, học hiểu đến chỗ tinh diệu, xuất gia lúc còn nhỏ. Thọ học với Thiền sư Viên Học ở chùa An Quốc, huyện Cổ Hiền, Sư được thầy truyền tâm ấn.

Xem tiếp...

Thiền Sư TỊNH THIỀN

(1121 - 1193)-(Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Phí tên Hoàn, quê làng Cổ Giao, quận Long Biên. Lúc đầu, Sư cùng bạn đồng học là Tịnh Không thờ Thiền sư Đạo Lâm chùa Long Vân làm thầy. Ngày ngày Sư thiết tha vì đạo, nên thâm nhập được huyền yếu. Đạo Lâm biết Sư là pháp khí, ban cho pháp hiệu là Tịnh Thiền và ấn chứng rằng:

Xem tiếp...

Thiền Sư VIÊN HỌC

(1073 - 1136)-(Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Hoàng, quê làng Như Nguyệt, tu ở chùa Đại An Quốc, huyện Tế Giang. Thuở nhỏ, Sư đọc hết các loại sách ngoài đời, đến năm 20 tuổi mới nghiên tầm nội điển.

Nhơn nghe một câu nói của Thiền sư Chân Không mà tâm Sư được mở sáng. Từ đó, thiền học càng cao, luật nghi cũng hoàn bị. Suốt năm, Sư chỉ khoác một áo nạp, hai mùa lạnh nóng cũng thế thôi. Bình bát, tích trượng chẳng rời thân, Sư tùy phương giáo hóa. Cho đến việc sửa cầu, đắp đường... chẳng việc nào Sư không đứng ra làm trước, rồi mới khuyến bảo người.

Xem tiếp...