headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 27/04/2024 - Ngày 19 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Thiền Sư VẠN HẠNH

 (? - 1018)-(Đời thứ 12, Dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Nguyễn, quê ở làng Cổ Pháp, gia đình đời đời thờ Phật. Thuở nhỏ Sư đã thông minh khác thường, thông suốt Tam học và nghiên cứu Bách luận, mà vẫn xem thường công danh phú quí.

Năm 21 tuổi Sư xuất gia, cùng Thiền sư Định Huệ, thọ học với Thiền Ông Đạo Giả ở chùa Lục Tổ làng Dịch Bảng phủ Thiên Đức. Khi việc rảnh rỗi, Sư học hỏi quên cả mỏi mệt.

Xem tiếp...

Thiền ÔNG ĐẠO GIẢ và Thiền Sư SÙNG PHẠM

Thiền ÔNG ĐẠO GIẢ

(902 - 979)-(Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Lữ quê làng Cổ Pháp, tuổi nhỏ đã không thích việc đời. Sau theo Đinh trưởng lão xuất gia và đắc pháp.

Sư trụ trì ở chùa Song Lâm làng Phù Ninh, phủ Thiên Đức. Niên hiệu Thái Bình thứ mười triều Đinh (979) nhằm năm Kỷ Mão, Sư viên tịch, thọ 78 tuổi.

Xem tiếp...

Thiền Sư MA HA

(Ma-ha Ma-da)-(Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư gốc người Chiêm Thành, sau đổi họ là Dương. Cha tên Bối Đà, tinh thông sách lá bối, làm quan dưới triều Lê là Bối trưởng (xưa gọi Đà Phan). Lớn  lên Sư có nhận thức thấu đáo, học thông cả hai thứ chữ Phạn và Hán.

Năm 24 tuổi, Sư nối nghiệp cho cha kế thế trụ trì ngôi chùa cũ. Một hôm, đang lúc giảng kinh thấy Hộ pháp Thiện thần xuất hiện quở rằng: “Đâu cần cái học bên ngoài ấy làm gì? Ắt không thể thông lý.” Do đây hai mắt Sư bị mù. Sư hết lòng ăn năn hối lỗi, toan gieo mình xuống vực sâu mà chết. Bỗng gặp Đông Lâm Viễn ngăn rằng: “Dừng! Dừng!” Sư nghe lời này liền tỉnh ngộ.

Xem tiếp...

Đại Sư KHUÔNG VIỆT

(933 - 1011)-(Đời thứ 4, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư tục danh Ngô Chân Lưu, quê làng Cát Lợi quận Thường Lạc, dòng dõi của Ngô Thuận Đế. Sư dáng mạo khôi ngô, ý chí lỗi lạc và tánh tình bình thản. Thuở nhỏ theo nghiệp Nho, lớn lên trở về Phật. Sư thọ giáo với Thiền sư Vân Phong ở chùa Khai Quốc, thấu tột thiền yếu và đọc khắp các kinh điển.

Xem tiếp...

Thiền Sư VÂN PHONG

(? - 956)-(Đời thứ ba, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Nguyễn, quê ở Từ Liêm quận Vĩnh Khương. Khi mẹ mang thai Sư, thường trai giới tụng kinh, lúc sanh ra có hào quang chiếu sáng cả nhà. Bởi cha mẹ nhận thấy sự linh dị ấy nên cho Sư đi xuất gia.

Đến lớn, Sư theo hầu Thiền sư Thiện Hội ở Siêu Loại. Sư thuộc hàng cao đệ, được thầy truyền dạy thiền yếu. Thiện Hội thường bảo Sư:

- Sống chết là việc lớn, cần phải thấu triệt.

Xem tiếp...

Thiền Sư PHÁP THUẬN

(914 - 990)-(Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Đỗ, không rõ quê quán ở đâu, xuất gia từ thuở bé, thọ giới với Thiền sư Long Thọ Phù Trì. Sau khi đắc pháp, Sư nói lời nào cũng phù hợp sấm ngữ.

Nhà Tiền Lê mới dựng nghiệp, thường mời Sư vào triều luận bàn việc chánh trị và ngoại giao. Khi quốc thái dân an, Sư không nhận sự phong thưởng. Vì thế, vua Lê Đại Hành rất kính trọng, không dám gọi tên, chỉ gọi là Đỗ Pháp Sư. Nhà vua nhờ Sư trông coi việc soạn thảo văn kiện, thư từ ngoại giao.

Xem tiếp...

Trưởng Lão LA QUÍ

(852 - 936)-(Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Đinh người An Chân, đi du phương từ thuở nhỏ, tham yết khắp các bậc thầy nổi danh trong nhà Thiền. Trải nhiều năm như thế, mà pháp duyên chưa hợp, Sư sắp thối chí. Sau gặp Thiền sư Thông Thiện ở chùa Thiền Chúng nói một câu, tâm Sư liền khai ngộ. Từ đây, Sư ở lại hầu hạ thầy.

Xem tiếp...

Thiền Sư THIỆN HỘI

(? - 900)-(Đời thứ 2, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư quê ở Điển Lãnh, thuở nhỏ theo thầy Tiệm Nguyên ở chùa Đông Lâm bổn hương xuất gia, hiệu là Tổ Phong. Lớn lên, Sư vân du khắp nơi để tìm thầy tham học. Khi đến chùa Kiến Sơ gặp Thiền sư Cảm Thành bèn xin ở lại đây. Phục vụ Thiền sư Cảm Thành hơn mười năm, mà Sư không biết mỏi mệt.

Xem tiếp...

Thiền Sư CẢM THÀNH

(? - 860)-(Đời thứ I, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư quê ở Tiên Du, không rõ họ gì, chỉ biết mới xuất gia đạo hiệu là Lập Đức, ở tại quận nhà chuyên lấy việc trì tụng làm sự nghiệp. Có Hương hào họ Nguyễn ở làng Phù Đổng mến đức hạnh cao cả của Sư, tình nguyện đem gia trạch cúng cho Sư làm ngôi chùa. Sư một mực từ chối. Ban đêm Sư mộng thấy thần nhân mách:“Nếu theo ý họ  Nguyễn, thời gian chẳng lâu sẽ được điều lành lớn.” Nhân đó, Sư mới nhận lời, nay chính là ngôi chùa Kiến Sơ ở làng Phù Đổng ấy vậy.

Xem tiếp...

Thiền Sư VÔ NGÔN THÔNG

(? - 826) (Tổ khai sáng dòng Thiền Vô Ngôn Thông ở Việt Nam)

Sư họ Trịnh quê ở Quảng Châu, xuất gia tại chùa Song Lâm xứ Vũ Châu. Tánh Sư điềm đạm ít nói mà thông minh, nên thời nhân gọi là Vô Ngôn Thông.

Sư lễ Phật, có một thiền khách đến hỏi:

- Tọa chủ lễ đó là cái gì ?

Sư đáp:- Là Phật.

Thiền khách bèn chỉ tượng Phật hỏi:- Cái này là Phật gì ?

Sư không đáp được.

Xem tiếp...