headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 19/03/2024 - Ngày 10 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Thiền Sư TÔNG DIỄN hiệu CHÂN DUNG

(1640 - 1711)-(Đời pháp thứ 37, tông Tào Động)

Thiền sư Tông Diễn không biết tên tục, quê quán có thể ở thôn Phú Quân, huyện Cẩm Giang. Nghe kể rằng: Khi Sư còn bé cha mất sớm, mẹ tảo tần buôn gánh bán bưng để nuôi con. Khi Sư được 12 tuổi, một hôm bà mẹ chuẩn bị gánh hàng ra chợ bán, dặn con: “Mẹ có mua sẵn một giỏ cáy (cua) để sẵn ở ao, trưa nay con giã cáy nấu canh, trưa về mẹ con mình dùng.” Bà gánh hàng đi rồi, gần đến giờ nấu cơm, Sư ra ao xách giỏ cáy lên định đem giã nấu canh như lời mẹ dặn, song nhìn thấy những con cáy tuôn những hạt bọt ra, dường như khóc rơi từng giọt nước mắt. Xót thương quá, Sư không đành đem giã, lại đem đến ao giởû nắp giỏ thả hết.

Xem tiếp...

Thiền Sư THỦY NGUYỆT hiệu THÔNG GIÁC

(1637 - 1704)-(Đời pháp thứ 36, tông Tào Động)

Sư sanh năm Đinh Sửu (1637), quê ở Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng, đạo Sơn Nam, con nhà họ Đặng. Vừa lớn lên, Sư theo học Nho giáo, đến 18 tuổi thi đậu Cống cử tứ trường. Đến năm 20 tuổi, Sư chán cảnh đời bọt bèo dâu bể, thích đi tu theo các Thiền sư. Sư bỏ nghiệp Nho, tìm đến chùa xã Hỗ Đội, huyện Thụy Anh xin xuất gia học đạo. Ở đây sáu năm học các kinh sách, Sư chưa thỏa mãn, xin phép thầy đi du phương tham vấn.

Xem tiếp...

Thiền Sư NHẤT CÚ TRI GIÁO

(Đời pháp thứ 35, tông Tào Động)

Sư trụ trì tại núi Phụng Hoàng, Hồ Châu, Trung Hoa. Trong lúc đi tham vấn, Sư đến tham yết Hòa thượng Tịnh Chu ở An Kiết.

Sư thưa:- Ngồi vững trên sóng dứt bụi bặm, là ý chỉ thế nào?

Tịnh Chu đáp bằng bài kệ. Sư liền đảnh lễ.

Tịnh Chu hỏi:- Người hiểu được cái gì mà đảnh lễ?

Sư thưa:- Lửa to đốt núi, một đốm tự rơi.

Xem tiếp...

Thiền Sư ĐẠO CHÂN và Thiền Sư ĐẠO TÂM

(Thế kỷ 17)

Thiền sư Đạo Chân tục danh Vũ Khắc Minh, sinh ngày 15 tháng 11 khoảng 1579 xã Gia Phúc, huyện Phúc Khê. Sư theo học với Hòa thượng Đạo Long, người xã Thạch Lỗi, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Sư trụ trì chùa Pháp Vũ cũng tên chùa Thành Đạo, địa phương gọi là chùa Đậu vì ở làng Đậu, hiện nay thuộc thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Sơn Bình, cách Hà Nội 23 km về phía Nam. Trước khi sắp tịch, Sư tọa thiền trong thất nhỏ cho đến khi tịch. Sư tịch khoảng năm 1638, thọ khoảng 59 hay 60 tuổi. Thấy thân Sư không thối rữa, tín đồ để lại thờ cho đến  ngày nay vẫn còn. Vẻ vui nhè nhẹ trên gương mặt của Sư khi thị tịch mãi hơn ba trăm năm vẫn còn, người nay gọi là nụ cười hạnh phúc.

Xem tiếp...

Thiền Sư HƯƠNG HẢI

(1628 - 1715)-(Phái Trúc Lâm)

Tổ tiên Sư quê ở làng Áng Độ, huyện Châu Phúc. Ông Tổ năm đời của Sư làm quan Quản Chu Tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình. Ông sanh được hai người con trai, con cả trông coi Lãng doanh, tước Hùng Quận Công, quản đốc ba trăm lính thợ. Con thứ làm chức Phó cai quan tước Trung Lộc Hầu, là ông Tổ bốn đời của Sư. Khoảng niên hiệu Chánh Trị đời vua Lê Anh Tông (1558-1571), Trung Lộc Hầu theo Đoan quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn Quảng Nam.

Xem tiếp...

Ni Sư TUỆ THÔNG

(Giữa thế kỷ 14)

Ni Sư họ Phạm, con gái của một gia đình đời đời làm quan. Ni Sư xuất gia tu ở am trên núi Thanh Lương. Ni Sư tu khổ hạnh, trì giới chuyên cần, tuệ giải  thông suốt, thường ngồi thiền định, diện mạo giống hệt La-hán. Kẻ đạo người tục xa gần đều kính mộ, danh tiếng Ni Sư lừng lẫy, là bậc tông sư của ni chúng cả nước, tên tuổi ngang hàng với các bậc cao tăng. Vua Trần Nghệ Tông (1370-1372) ban hiệu là “Tuệ Thông Đại Sư”.

Xem tiếp...

Thiền Sư ĐỨC MINH

Sư người làng Bối Khê, huyện Thanh Oai, họ Nguyễn, tên Bình An, đạo hiệu là Đức Minh. Cha tên Hương, mẹ là Trần Thị Hoa. Một hôm, mẹ mộng thấy Phật giáng hạ, rồi có mang sinh ra Sư. Năm lên sáu tuổi, cha mẹ mất cả, phải ở nhà bà cô. Cô vốn nhà làm ruộng, bắt Sư chăn trâu. Sư vẫn còn nhỏ, nhưng rất mộ đạo Phật, ở túp nhà tranh bên đường, bày bàn thờ Phật bên tả, thường lấy cơm làm oản cúng.

Xem tiếp...

Quốc Sư QUÁN VIÊN

(Cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14)

Sư hiệu là Quán Viên ở chùa Đông Sơn, giới hạnh thanh bạch, tuệ giải tròn đầy, mấy mươi năm mà không xuống núi.

Gặp khi vua Trần Anh Tông (1293-1314) đau mắt đã hơn tháng, chữa trị không hiệu quả, ngày đêm đau nhức. Bỗng vua nằm mộng thấy một vị sư lấy tay xoa vào mắt. Vua hỏi sư từ đâu đến và tên gì? Sư đáp: “Tôi là Quán Viên, đến cứu mắt vua.” Tỉnh mộng, mắt liền hết đau, qua vài ngày mắt vua khỏi hẳn. Vua cho người tìm hỏi trong giới tăng sĩ, quả có người tên Quán Viên ở chùa Đông Sơn. Nhà vua sai người mời đến, rõ ràng là vị sư đã thấy trong mộng. Vua rất lấy làm lạ, phong chức Quốc Sư, ban thưởng rất hậu. Sư đều đem phân phát hết không để lại một đồng nào, vẫn mặc y vá trở về núi, dường như chẳng quan tâm.

Xem tiếp...

Thiền Sư HUYỀN QUANG - Tác Phẩm

 1. CÚC HOA

          Vong thân vong thế dĩ đô vong

          Tọa cửu tiêu nhiên nhất tháp lương

                                                  Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật

                                                  Cúc hoa khai xứ tức trùng dương.

Xem tiếp...

Thiền Sư HUYỀN QUANG

(1254 - 1334)-(Tổ thứ 3, phái Trúc Lâm)

Sư tên Lý Đạo Tái, sanh năm Giáp Dần (1254) ở làng Vạn Tải thuộc lộ Bắc Giang. Thân phụ là Huệ Tổ dòng dõi quan liêu, nhưng đến đời ông thì không thích công danh, chỉ ưa ngao du sơn thủy. Tuy có công dẹp giặc Chiêm Thành, mà ông không nhận chức quan. Thân mẫu họ Lê là người hiền đức.

Xem tiếp...