headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 19/03/2024 - Ngày 10 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Thiền Sư NHƯ TRỪNG LÂN GIÁC

(1696 - 1733)-(Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)

Sư tên Trịnh Thập con của Phổ Quang Vương, sinh ngày mùng 5 tháng 5 năm Bính Tý nhằm niên hiệïu Chính Hòa thứ mười bảy (1696). Trên trán Sư có góc hình như chữ nhật.

Lớn lên, vua Lê Hy Tông gả công chúa thứ tư cho Sư. Tuy thân sống trong lầu son gác tía, mà tâm hằng gởi gắm trong cửa thiền. Sư có tư dinh tại huyện Thọ Xương ở phường Bạch Mai - Hà Nội, khu đất vườn ao sáu mẫu. Ở sau vườn có gò đất cao chừng bảy tám thước.

Xem tiếp...

Thiền Sư NHƯ HIỆN hiệu NGUYỆT QUANG

(? - 1765)-(Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)

Sư sinh ở làng Đường Hào, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, Sư xuất gia năm 16 tuổi tại chùa Long Động ở Yên Tử. Trước khi Thiền sư Chân Nguyên tịch, Sư được truyền y bát Trúc Lâm, kế thế chăm sóc các chùa Long Động, Quỳnh Lâm và Nguyệt Quang.

Xem tiếp...

Thiền Sư CHÂN NGUYÊN pháp danh TUỆ ĐĂNG

(1647 - 1726)-(Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)

Sư họ Nguyễn tên Nghiêm, tên chữ là Đình Lân, mẹ họ Phạm quê ở làng Tiền Liệt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Một hôm, mẹ Sư nằm mộng thấy cụ già cho một hoa sen, sực tỉnh dậy, từ đây biết có mang. Năm Đinh Hợi (1647), tháng 9 ngày 11 giờ ngọ, mẹ sinh ra Sư. Lớn lên theo học với cậu là ông Giám Sinh. Sư rất thông minh, hạ bút là thành văn. Năm 16 tuổi, Sư đọc quyển Tam Tổ Thực Lục, đến Tổ thứ ba là Huyền Quang liền tỉnh ngộ nói: “Cổ nhân ngày xưa dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, huống ta là một chú học trò.” Sư liền phát nguyện đi tu.

Xem tiếp...

Thiền Sư MINH LƯƠNG

(Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)

Sư ở núi Phù Lãng, nghe Hòa thượng Chuyết Công từ Trung Hoa sang, bác thông kinh sử, thấu triệt tâm tông, nên Sư tìm đến tham vấn. Sư hỏi:

- Khi sanh tử đến phải làm sao trốn tránh ?

Chuyết Công đáp:- Chọn lấy nơi không sanh tử trốn tránh.

Sư hỏi:- Thế nào là nơi không sanh tử ?

Chuyết Công đáp:- Ở trong sanh tử nhận lấy mới được.

Xem tiếp...

Thiền Sư MINH HÀNH

(1596 - 1659)-(Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)

Thiền sư Minh Hành pháp hiệu là Tại Tại, người phủ Kiến Xương, tỉnh Giang Tây. Sư theo thầy là Thiền sư Chuyết Chuyết sang Việt Nam, đến kinh thành Thăng Long năm 1633, là một cánh tay trợ giúp thầy giáo hóa.

Xem tiếp...

Hòa Thượng CHUYẾT CÔNG

(1590 - 1644)-(Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)

Sư quê ở Tiệm Sơn tỉnh Phước Kiến, Trung Hoa. Mẹ Sư nằm mộng thấy từ rốn mọc lên một hoa sen, rồi có thai Sư. Sư ở trong thai mẹ đến ba năm mới sanh. Thuở bé, Sư thông minh dĩnh ngộ, học thông cả ngũ kinh tứ thơ. Kế đi xuất gia lão thông tam tạng giáo điển.

Ban đầu Sư đến tham vấn với Trưởng Lão ở Tiệm Sơn. Trưởng Lão hỏi:

- Ngươi tạo sự nghiệp gì ?

Sư thưa:- Giúp vua cứu dân.

Xem tiếp...

Thiền Sư AN THIỀN

Ông là tác giả Tam Giáo Thông Khảo. Sách cũng có tên Đạo Giáo Nguyên Lưu, được biên tập vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười chín, trong thời gian vua Thiệu Trị còn tại vị. Thiền sư An Thiền trú trì tại chùa Đại Giác ở làng Bồ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Sách Tam Giáo Thông Khảo gồm ba quyển. Có lẽ sách được in năm 1845, bởi vì đầu sách có một bài tựa ký tên Nguyễn Đại Phương, viết vào năm 1845.

Quyển thứ nhất nói về đạo Phật, gồm có những mục sau đây:

Xem tiếp...

Thiền Sư  NHƯ NHƯ

(TỔ QUẠ)-(Đời thứ 45, tông Tào Động)

Ngài pháp húy Quang Lư, Thích Đường Đường, hiệu Như Như, không rõ năm sanh và năm tịch. Chỉ biết Ngài thuộc hệ phái chùa Hồng Phúc (Hòe Nhai) đời thứ 9 và thứ 45 tông Tào Động. Ngài lập chùa Thiên Trúc (Mễ Trì, Hà Nội) và trụ trì tại đây. Công hạnh của Ngài, chúng ta không thấy ghi trong sử, chỉ thấy trong bài ca của dân gian kể lại công đức của Ngài. Bài ca:

Xem tiếp...

Thiền Sư THANH ĐÀM hiệu MINH CHÁNH

(Đời pháp thứ 42, tông Tào Động)

Thiền sư Thanh Đàm hiệu Minh Chánh là Trụ trì chùa Bích Động ở làng Đam Khê, phủ An Khánh, tỉnh Ninh Bình. Người khai sơn chùa Bích Động là hai vị sư  Trí Kiên và Trí Thể đến đây năm 1700. Thiền sư Minh Chánh là vị Trụ trì sau này. Sư là đệ tử Thiền sư Đạo Nguyên lúc bấy giờ đang trụ trì thiền viện Nguyệt Quang, một tổ đình của môn phái Chân Nguyên. Sư xuất gia năm 1807, thọ giới cụ túc năm 1810. Khoảng này có lẽ Sư hai mươi hoặc trên hai mươi tuổi.

Xem tiếp...

Thiền Sư THANH NGUYÊN

(Đời thứ 41, tông Tào Động)

Thiền sư Thanh Nguyên hiệu Minh Nam, là người viết bài tựa cho sách Pháp Hoa Đề Cương của Thanh Đàm. Hai vị có lẽ cùng một bổn sư và một môn phái. Sau đây là bài kệ của Sư tán dương sách Pháp Hoa Đề Cương:

          Hồ xanh trong biếc nảy sen thơm

          Kinh mục nêu bày nghĩa đại cương

          Minh Chánh nhất thừa đà quảng bá

          Đạo trung tâm yếu lại hoằng dương.

Xem tiếp...