headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 26/04/2024 - Ngày 18 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

PHẬT HOÀNG NƯỚC VIỆT

 HT. THÍCH NHẬT QUANG

(Trụ trì Thiền viện Thường Chiếu) 

Như chúng ta biết Sử học Việt Nam đã dành những trang vàng sáng chói nhất để khắc họa lại toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông như một huyền sử có một không hai, về một đc vua mang đậm chất Phật hơn là chất đế vương. Ngoài một hoàng đế anh minh, một lãnh tụ thiên tài, một vị anh hùng dân tộc, Ngài còn là một thiền sư, một hiện thân Bồ tát đi vào cuộc đời thực hành hạnh nguyện độ sinh, trải thân trên con đường Phật đạo. Sống ở cõi trần mà không nhiễm mùi trần, vì lợi lạc quần sinh.

Xem tiếp...

NHỮNG NÉT CƠ BẢN CỦA THIỀN TÔNG VN THỜI TRẦN

 - Thích Pháp Tạng -

Nói đến tinh thần Thiền tông là nói đến tinh thần vô chấp, buông xả mọi vọng niệm, dứt trừ mọi suy tưởng. Điểm cao của Thiền là dám khẳng định chính mình, quay lại chính mình, trực nhận bộ mặt thật chính mình, chỉ thẳng vào vấn đề mà không bị lệ thuộc vào bất cứ một thứ gì, đứng ngoài kinh giáo, không mượn văn tự để nói rõ thực tại chỉ dùng phương pháp thực tu,thực chứng để đi vào chân lý thực tại.

Xem tiếp...

PHẬT HỌC, SỰ NHẤT QUÁN CỦA GIÁO LÝ NHÀ PHẬT

 Chánh Tấn Tuệ

I. PHẬT HỌC, SỰ NHẤT QUÁN CỦA PHẬT GIÁO TRÊN MẶT TU CHỨNG

Với hơn năm ngàn bộ kinh, mười ngàn bộ luận, cộng với vô số các ngữ lục đã nói lên một điều: Trong thế giới chúng ta, không một tôn giáo nào mà phần giáo lý phong phú đa dạng và phức tạp như Phật giáo. Chính từ điều này, một số người cho rằng có nhiều dị biệt, thậm chí là mâu thuẫn chống trái nhau trong bản thân Phật giáo. Đây là một sự ngộ nhận. Với sự hiểu biết dúng đắn và tương đối đầy đủ, ta sẽ nhận ra sự nhất quán của Phật giáo.

Xem tiếp...