headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 14/12/2024 - Ngày 14 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Lời khai thị giải thất

daisuhuvanĐại sư Hư Vân - Kiến Châu – Như Thuỷ - Hạnh Đoan dịch

Xin mừng quí vị đã hành xong hai kỳ thiền thất. Đã đến lúc giải thất. Tôi xin chúc mừng quí vị. Nếu mượn lời người xưa mà nói thì không có kết thất hay giải thất gì cả, chỉ có một câu thoại đầu cần tham cho đến khi khai ngộ mà thôi. Hiện giờ dù quí vị đã ngộ hay chưa, chúng tôi cứ chiếu theo qui củ mà hành sự.

Trong thời gian đả thất, quí vị không phân biệt ngày đêm, cốt để khai ngộ.  Cũng vì muốn đào tạo nhân tài trong cửa Phật. Nếu chỉ sống đắp đổi cho qua ngày thì uổng phí thời gian vậy.

Hôm nay trên cửa Thường trụ, có quí Hòa thượng, cùng chư sư thủ lĩnh,  noi theo qui tắc của cổ nhân đồng đến khảo sát công phu của quí vị. Mong các vị đừng nói bậy.  Chỉ cần thành tâm đem công phu của mình trình ra, mỗi người đáp một câu. Nếu tương ưng thì Thường trụ ẽ chứng minh cho quí vị. Người xưa nói:  “Tu hành ba đại kiếp. Ngộ trong khoảng sát na”, Công phu được đắc lực thì chỉ khoảng trong khảy móng tay là ngộ rồi.

Xưa tiền sư Giác ở Lang Nha, có bà đệ tử đến thân cận tham thiền. Sư dạy bà tham câu “tùy tha khứ” (mặc kệ nó), bà thực hành không hề lui sụt.  Một hôm nhà bà phát cháy, bà nói “mặc kệ nó”, một bữa khác trong nhà dang chiên bánh, ông chồng nhóm lửa. Bà múc bột bỏ vào chảo dầu, nghe vang một tiếng xèo, bà bỗng ngộ đạo. liền nhắc chảo dầu trút xuống đất,  vỗ tay cười vang. Ông chồng cho là bà nổi khùng, liền mắc: “Bà điên ư?” Bà nói: “Mặt kệ nó”. Rồi đi tìm thiền sư Giác.  Sư Giác chứng nhận bà đã thành thánh quả.

Hôm nay vị nào ngộ rồi,  xin bước ra nói thử một cây xem!

Đợi một lúc không có ai, Hòa thượng Hư Vân liền bước ra khỏi thiền đường, pháp sư Ứng Từ, tiếp tục cuộc khảo vấn.  Sau giờ chỉ tịnh, hòa thượng Hư Vân bước vào thiền đường ban lời khích lệ, xong ngài khai thị tiếp rằng: “Cõi hồng trần quá rộn ràng náo nhiệt, phải có công phu và chịu khó lắm mới đến dây ngồi tĩnh tọa, tham thoại đầu. Người Thượng Hải các ông nhờ căn lành thâm  sâu nên Phật pháp hưng thịng. Hội đủ phúc duyên đặc biệt lắm nên mới có được một đại sự nhân duyên tốt đẹp thế này.

Phật giáo Trung quốc từ xưa đến nay, tuy có các tông Giáo, Luật, Tịnh, Mật… nhưng nếu kiểm thảo một cách nghiêm túc thì chỉ cóThiền tông là vượt trên. Chỉ vì gần đây Phật pháp suy vi, nhân tài chưa xuất hiện. Tôi trước kia đã từng đi khắp nơi trú ngụ, xem tình hình hiện nay càng không bằng ngày trước. Nói đến dây, bản thân tôi rất hổ thẹn, vì không biết chi hết mà dựa vào lòng từ bi của Thường trụ, quí vị quan khách đã đẩy tôi ra đứng trước.  Địa vị này đáng nhẽ phải mời pháp sư Ứng Từ mới đúng. Vì ngài là bậc thiện tri thức mà Tông và Giáo đều thông. Là vị trưởng lão đáng cho người nương tựa. Chẳng cần mời tôi đến cho có bạn.

Tôi bây giờ già yếu, việc gì làm cũng chẳng được, chỉ mong quí vị khéo tiến tu, không nên thối đọa. Tổ Qui Sơn có dạy: “Điều đáng buồn là chúng ta cùng sinh cuối thời Tượng pháp. Cách Phật đã xa. Phật pháp thưa thớt. Người nhiều lười biềng, nên đành đem cái thấy thiển cận mà nói ra để khuyến khích người sau”. Ngài Qui Sơn hiệu là Linh Hựu, thân cận với Bá Trượng mà phát minh được tâm địa.  Tư Mã Đầu Đà ở Hồ Nam quan sát non Qui có địa thế rất tốt, hội đủ diều kiện ho một ngàn năm trăm Tăng ở tu. Bấy giờ ngài Qui Sơn đang làm chức điển tòa trong pháp hội Bách Trượng,. Tư Mã Đầu Đà đến găp ngài, phát hiện ra đây chính là ông chỉ của non Qui.  Bèn thỉnh ngài đến đó khai sơn.

Ngài Qui Sơn là người thuộc triều nhà Đường. Phật pháp đến nhà Đường nhằm cuối thời tượng pháp, cho nên ngài mới buồn tủi than rằng sinh chẳng gặp thời. Phật pháp khó hiểu. Tín tâm của chúng sinh dần dần thối thất. Chẳng chịu gắng công tu học cho nên Phật quả không có ngày thành.

Chúng ta hôm nay cách ngài Qui Sơn hơn cả ngàn năm, chẳng phải thời tượng pháp đã qua mà thời mạt pháp cũng đã trôi hơn 900 năm rồi. Căn lành của người đời nay càng thêm ít ỏi. Cho nên người tin Phật pháp rất nhiều mà người ngộ đạo rất ít. Tôi lấy bản thân mình mà so sánh thì phương tiện để học hỏi Phật pháp thời nay có nhiều hơn.

Khoảng năm Hàm Phong Đồng Trị thứ chín, chùa miếu các nơi đa số điều bị hư nát. Trong vùng Tam Giang chùa Thiên Đồng, chỉ còn có một mái nhà. Đến khoảng năm Thái Bình, nhờ một vị lão túc ở núi Chung Nam đến trùng tu. Lúc ấy chỉ có một bầu, một nón đâu có gì nói nhiều. Về sau, Phật pháp dần dần hưng thịnh, các nơi mới có người đứng ra gánh vác, thẳng đến ngày nay. Lại có người quảy túi da, đối với Phật pháp chân chánh hành trì, không thuyết giảng một lời. Thuở xưa các thiền sư đi du phương tham học, chỉ đi đường bộ. Ngày nay đã có xe hơi tàu lửa phi cơ… Xem ra thì tưởng chừng như có phước. Chẳng ngờ là càng thêm khổ. Trăm đường phóng dật chỉ trói buộc thêm.

Tuy nhiên Phật học viện ở khắp nơi cũng tùy thời mà hướng dẫn.  Các pháp sư ngày được đào tạo một nhiều, nhưng vấn đề căn bản thì không ai để ý đến. Từ sáng đến tối chuyên cầu tri giải, không cầu tu chứng. Đồng thời cũng không biết chỉ một việc tu chứng là giải quyết được vấn đề căn bản.

Ngài Vĩnh Gia trong Chứng Đạo Ca có nói: “Chỉ được gốc, cần chi ngọn. Như ngọc lưu ly ngậm ánh trăng. Ôi! Lúc mạt pháp gặp thời ác, chúng sinh phước mỏng khó điều phục. Cách Phật càng xa, tà kiến sâu. Ma mạnh pháp yếu, nhiều oán hại. Nghe nói pháp Đốn giáo Như Lai. Hận chưa nghiền nát như bể ngói. Làm tại tam, ẩn tại thân. Đừng có kêu oan, chớ trách người. Nếu muốn tránh nghiệp đọa vô gián. Chớ chê chánh pháp luân Như Lai. Ta trước bao năm theo học bấn. Từng viết sớ sao tìm kinh luận. Phân biệt danh ttướng mãi không thôi. Vào biển đếm cát chỉ chuốc nhọc. Lại bị Như Lai thường quở trách. Đếm trân bảo người có ích gì?”.

Ngài Huyền Giác đã đại triệt ngộ với Lục Tổ. Lục Tổ gọi ngài là “Nhất Túc Giác”. Thế nên cổ nhân nói: “Tầm kinh thảo luận cũng giống như người vào biển đếm cát”. Pháp của Thiền tông giống thanh bảo kiếm Kim Cang Vương, gặp vật liền chém. Chạm đến mũi nhọn liền chết. Là pháp môn vô thượng. Lập tức thành Phật.

Cũng như thiền sư Thần Tán, đi hành cước lúc còn nhỏ tuổi. Nhờ thân cận với Tổ sư Bá Trượng mà được khai ngộ. Về sau ngài quay về nối nghiệp thầy Bổn sư, Bổn sư hỏi;

. Ông rời ta đi các nơi có thu được sự nghiệp gì không?

. Vẫn không được gì.

Bổn sư bèn sai ngài hầu hạ như trước.

Một hôm bổn sư đang tắm, sai ngài kỳ lưng. Thần Tán vỗ tay vào lưng thầy nói:

. Phật đường đẹp quá mà Phật chẳng thiên.

Bổn sư không hiểu quay đầu lại nhìn.

Ngài nói tiếp:

. Phật tuy chẳng thiêng mà hay phóng quang.

Hôm khác Bổn sư ngồi bên cửa sổ xem kinh. Có một con ong chui đầu vào tờ giấy dán ở cửa sổ để tìm lối ra.

Thần Tán thấy vậy nói:

. Thế giới rộng thênh thang chẳng chịu ra. Cứ vùi đầu vào giấy cũ. Biết bao năm mới thủng. Rồi đọc bài kệ:

Cửa không chẳng chịu chui ra.

Lủi vào song cửa thật là quá ngu

Trăm năm dùi giấy mịt mù

Cứ làm kiểu ấy bao giờ thoát qua.

Bổn sư nghe nói, cho là mắng mình, đặt kinh xuống hỏi.

. Ông rời ta đi hành cước một thời gian, gặp ai, được những gì… mà ăn nói những điều lạ lùng như vậy.

Thần Tán thưa:

. Con từ khi lìa thầy đến hội của ngài Bá Trượng. Nhờ ngài chỉ dạy được chỗ thôi dứt. Vì nhớ ơn thầy, tuổi đã già, nên quay về để đền báo thâm ân.

Bổn sư bèn bảo chúng đến giờ cơm thỉnh Thần Tán thuyết pháp. Thần Tán liền lên tòa, đề cao phong môn của tổ Bách Trượng nói:

Linh quang riêng chiếu

Vượt khỏi căn trần

Hiển hiện Chân thường

Chẳng nệ văn tự

Tâm tánh không nhiễm

Vốn tự viên thành

Chỉ lìa vọng duyên

Tức như như Phật

Bỏn sư liền cảm ngộ nói:

. Chưa bao giờ lão tăng được nghe việc rốt ráo như thế này.

Rồi đem việc chùa giao lại cho thần tán. Lại  đảnh lễ Thần Tán và tôn Thần Tán làm thầy.

Quí vị xem, việc ấy thật là dễ dàng, đâu cần gọt rửa gì!

Quí vị và tôi ngày hôm nay đả thất hơn 10 ngày, vì sao lại không ngộ đạo? Chỉ vì chúng ta không chịu dụng công đến chỗ chết tiệt cái tâm lăng xăng, hoặc chỉ xem như trò đùa trẻ con, hoặc cho rằng dụng công tham thiền thì phải ngồi yên trong thiền đường mới được. Kỳ thật điều đó chẳng đúng.  Người chân thật dụng công thì chẳng còn phân chia động tịnh. Đầu đường xó chợ, bất cứ chỗ nào cũng dụng công được.

Thuở xưa có Hòa thượng Đổ Tử đi du phương. Một hôm trên đường vào chợ đi ngang qua cửa hàng thịt, thấy khách hàng đến mua tấp nập, ai cũng đều muốn chủ tiệm cắt thit nạt cho mình. Người bán thịt nổi giận buông đao xuống nói: “Có miếng nào không phải là thịt nạt đâu”. Hòa thượng Đổ Tử nghe nói bỗng nhiên khai ngộ.

Đủ thấy sự dụng công của người xưa, chẳng phải hỉ hạn cuộc trong thiền đường. Hôm nay các ông chẳng ai kể lại nhân duyên ngộ đạo của mình. Thật là uổng phí thời gian!

Xin kính thỉnh pháp sư Ứng Từ và các dại Hòa thượng khảo sát lại xem!

 

[ Quay lại ]