headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 05/12/2024 - Ngày 5 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Giai đại hoan hỉ

hoanhiHT Tinh Vân - Hạnh Đoan  biên dịch

Khi Tô Đông Pha cùng Thái Thiếu Du tranh luận “Con rận làm gi?, thiền sư Phật Ấn đã vì họ cho ra lời bình, bằng cách ngâm liền một hơi mấy câu thơ sau:

Cây xuân nhánh tẻ hai bên
Cành nam đón nắng, Bắc nghênh khí Hàn
Ý Tây lai giờ cũng đang…
Một đàng đông tiến, một đàng về Tây.

 Nhiều năm sau, tôi vẫn đọc bài thơ này vang vang, vì rất thích ý nghĩa trong đó.

Mãi đến mấy năm trước, trong lúc đang ngâm ư ử, tôi bỗng ngộ ra: Đây há chẳng phải là nguyên tắc từ trước đến giờ tôi vẫn hằng ôm ấp, luôn đem ra cư xử với mọi người hay sao?

Nhớ lại từ lúc ba tuổi, tôi đã hội đủ tính cách cho người là vui rồi. Thuở đó gia cảnh nghèo, nhưng có được một miếng bánh cúng Phật, một khối đá lạ nhặt trên đường, tôi đều trân trọng như của quí, luôn muốn chia sẻ cho mọi người cùng hưởng.

Hằng năm vào các dịp lễ, tôi thường lựa hái các quả trái thật ngon trong vườn, đem đến tận sân đình, mời các bạn nhỏ láng giềng cùng ăn. Dân làng quanh đó đều cười, cho là mẹ tôi sinh một thằng ngốc. Vì lúc đó tôi không hiểu được tình cảnh gian khó của nhà mình. Chỉ biết là hễ thấy mọi người ăn hoan hỉ thì lòng người cũng vui lây, nên tuyệt chẳng để ý đến lời thiên hạ cười nhạo.

Lúc 12 tuổi, tôi vào chùa xuất gia, mặc dù cuộc sống đạo và đời có khác, song tôi vẫn luôn áp dụng chiêu thức “Làm mọi người vui”, lấy đây để đối nhân xử thế. Chưa từng thay đổi.

Sau này, khi tôi thấm nhuần Phật pháp ngày càng sâu, tôi dần hiểu ra tiêu điểm “Từ, bi, hỉ, xả, ái ngữ, lợi hành…” của đạo Phật. Mục đích chính là muốn chúng sinh “giai đại hoan hỉ”. Thế là tôi càng tăng thêm tín tâm, vâng thọ phụng hành, trước sau không đổi.

Nhiều năm tham học hoằng pháp sinh sống, tôi chưa bao giờ lấy vật công để tặng riêng cho bạn hay thân nhân, mà luôn động não nghĩ hết cách, làm sao để mọi, cùng được hưởng lợi, đều được “giai đại hoan hỉ”. Tôi cũng chưa bao giờ vì chút họa nhỏ mà hành xử giả dối, đổ vạ cho người để cầu an, ngược lại tôi luôn cam tâm tình nguyện: “Thà mình chịu khổ để người không bị quở trách”.

Gặp một câu văn hay, tôi liên phổ biến cho bạn bè mong tất cả được xem. Gặp chuyện gì tốt, tôi chuyền khắp tứ phương để thân hữu đồng biết, cùng hỗ tương khích lệ.

Khi thầy giáo xử tội đại chúng, tôi thường đứng ra lãnh hình phạt thay. Gặp bạn đồng song bị ngươi ăn hiếp khi dễ, tôi luôn đến an ủi, mong họ vui buồn.

Năm 1949, sơn hà rơi vào tình huống nguy cấp, tôi đến Đài Loan, mới đầu ở chùa, nhận các việc tạp, ngoài giờ công tác thì lo đọc tạng viết văn. Sau đó phát hiện ra việc mình làm không hề được chúng trong chùa ủng hộ, cảm thông. Mặc dù thầm biết người đó khinh rẻ xem thường cho văn chương là không đúng, nhưng vì muốn mọi người “giai đại hoan hỉ”, nên ban ngày tôi dốc sức làm việc, tối đến mới tập trung tinh thần, miệt mài đèn sách thâu đêm.

Ngày thường tôi theo chúng học tập các môn ngoại ngữ văn ngôn cho chuyên nhất. Đến khi Trụ trì trưởng lão khai thị thì tôi vì họ ngồi vào bàn phiên dịch, khiến các nhân sự đồng hưởng pháp hỉ. Nhờ vậy mà được mọi người tôn trọng. Thậm chí Trụ trì có ý sắp xếp cho tôi đến đạo tràng chùa Pháp Vân, đảm nhiệm chức trụ trì.

Năm 1952, tôi được mời đến Nghi Lan hoằng pháp, tôi dùng phương thức truyền giáo tân thời, hấp dẫn một số thanh niên đến chùa học Phật đông tu. Do giới trẻ tính hoạt phát năng động khó dung hòa kiến giải với lớp người già ưa bảo thủ, vì vậy mà tôi ra sức kết hợp, ráng điều chỉnh sao cho già trẻ đều có thể vui vẻ, hòa đồng, “giai đại hoan hỉ”.

Cho đến bây giờ, Từ Trang, Tâm Bình v.v… mỗi lần nhắc đến việc đã qua, mê say kể hoài về chuyện hồi đó. Chuyện bà cô già cất công nấu tô mì bưng lên đặt trước mặt tôi, tuyên bố với mọi người là để dành cho tôi ăn. Mỗi lần như thế, tôi đều im lặng không nói gì, nhưng đợi bà quay lưng đi, tôi vội chia ra cho mọi người cùng hưởng. Ngày tháng trôi qua không trở lại, thế nhưng nghĩa tình và niềm hoan hỉ ngày xưa vẫn luôn tồn tại, còn đọng mãi trong lòng người. Trở thành hồi ức tốt đẹp cho tất cả.

Mãi đến khi tôi đến Cao Hùng xây dựng chùa Thọ Sơn. Sau khi khai sáng Phật Quang Sơn rồi, mặc dù đồ chúng ngày một tăng đông, tiêu điểm “giai đoại hoan hỉ”, luôn được tôi dùng để đối nhân xử thế. Nếu như đệ tử đem một chén cơm đầy đặt trước mặt tôi mà người khác không có, hoặc thị giả chờ cho khách đến thăm về rồi mới nấu cho tôi ăn thì tôi rất giận và phật ý.

Không chỉ thế, dù là đồ chúng niên kỷ còn nhỏ, hay đồ tôn đến thỉnh pháp, tôi cũng tận lực giảng dạy, mời họ uống trà, cùng dùng cơm ngắm cảnh. Có lúc gặp những đồ tôn phản ứng chậm chạp, nghe tôi khuyên dạy nhiều phen mới chịu y giáo phụng hành. Các đệ tử khác đứng ngoài nhìn, không chịu nổi, bất bình nói: “Sư phụ, ngài đừng thèm để ý tới họ”. Mặc dù vậy, nhưng cái tính “giai đại hoan hỉ” trong tôi khó mà thay đổi. Đại chúng thường nói tôi đã đạt tới lòng từ cao cả. Tôi thực hổ thẹn không dám nhận. Thầm nghĩ: “So với hạnh ban vui cứu khổ, phổ độ chúng sinh của Quán Thế Âm, mình còn thua kém trời vực, chảng thể nào sánh được với mỹ đức cao đẹp của ngài”. Vì vậy tôi nguyện luôn noi theo gương ngài.

Để tiện đi khắp nơi hoằng pháp, mười năm trước đại chúng khuyên tôi dùng xe thay cho đi bộ. Lúc mua sắm, tôi tiêu hết mức túi tiền cho phép. Cố chọn xe to, chứa được nhiều người. Gần đây do xe quá cũ, phải đổi xe mới, tôi đã mua một chiếc 9 chỗ, hi vọng nhiều người được đi chung, hoan hỉ và tiện lợi.

Có lần tôi tham dự chuyến thăm các biệt viện cùng đoàn học sinh tốt nghiệp Phật học viện. Tôi không đi xe con mà cùng ngồi chung với họ. Còn luân chuyển từ xe nhất đến xe thứ tư, tạo cơ hội cho họ đàm thoại cùng tôi để tất cả cùng “giai đại hoan hỉ”. Vài đệ tử nóng ruột, có ý cản ngăn. Xưa nay tôi ít làm trái ý người, nhưng đối với những lời khuyên như thế, tôi chỉ có thể nhận lãnh tấm lòng mà thôi.

Mỗi lần xuất ngoại hoằng pháp, khi nào tôi cũng nhớ mua quà. Vừa về đến núi, lập tức chia cho mọi người những vật tôi đã thu thập và mua sắm suốt chuyến đi thú vị của mình. Tôi còn giải thích miêu tả cho mỗi người ý nghĩa của vật, mà họ đã chọn theo sở thích. Tôi nói: “Qùa tuy không quí, nhưng thông qua nó, hy vọng mọi người vui vẻ. Hiểu thấu giá trị và ý nghĩa cũng như tấm lòng tôi dành cho mọi người”.

 

 

[ Quay lại ]