headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 02/05/2024 - Ngày 24 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

ĐỐI DIỆN TỬ VONG ĐỪNG SỢ HÃI

maĐai sư Tinh Vân – Hạnh Đoan dịch 

Suốt đời tôi, người mà tôi kính trọng nhất là bà ngoại Lưu Thị. Kháng chiến bắt đầu bà bị quân Nhật đốt, đâm, ném xuống sông nhưng may là không chết, bà bảo tôi: Đối diện với cái chết, đừng nên sợ hãi.

Sau này tôi nhiều phen đi giữa chết chóc cũng không hề hoảng sợ, bởi vì lời bà ngoại nói, đối với với tôi có ảnh hưởng rất sâu.

Tôi suốt một đời đi khắp năm châu bốn biển mặc dù xấu hổ công đóng góp hiếm hoi, nhưng tự nghĩ đối với Phật giáo đã luôn tận lực gánh vác, nhờ vậy mà cuộc sống hằng ngày luôn được pháp hỉ sung mãn.

Xem tiếp...

Gà gỗ gáy vào buổi tối

 toathienChân Hiền Tâm

Điệp khúc ấy lâu lâu lại thấy đâu đó trên những đoạn đường đi qua. Nó đến và đi như bao chuyện khác trong đời. Chuyện phiếm trong đời quá nhiều, đâu đáng bận tâm. Cho đến cái ngày, nó được thổi vào trong thơ của một ai đó như một bài “Thiền ca”…

Xem tiếp...

Quan tâm đến mình mới có thể quan tâm đến người khác

 

quantamĐạo Tâm dịch

Có một vị vua rất thích ăn đùi vịt, mỗi bữa ăn nhất định người đầu bếp phải chuẩn bị món ăn này. Nhưng mỗi lần ăn, vua cảm thấy chưa thỏa mãn, vì mỗi khi dọn cơm lên, chỉ thấy có một đùi vịt mà thôi.

Một hôm khi bữa ăn trưa, vua mới thắc mắc trong lòng, bèn gọi người đầu bếp đến hỏi :

- Người có hai chân, vịt cũng có hai chân, vì sao mỗi lần ngươi dọn cơm cho ta chỉ có một đùi vịt hả ?

Xem tiếp...

Ý thức là gì ?

ythucChánh Tấn Tuệ   

Vị trí và vai trò của ý thức

Theo Phân tâm học, tâm của con người chia làm hai là ý thức và vô thức. Duy thức học thì phân làm tám và ý thức là một trong tám phần đó. Như vậy, nhìn theo quan điểm nào thì ý thức cũng chỉ là một phần của tâm. Tuy vậy, ý thức rất năng động và có phạm vi hoạt động rất lớn.

Ý thức có thể hướng ra ngoài để tìm hiểu về thế giới, có thể hướng vào trong để tìm hiểu nội tâm, khám phá vô thức. Ý thức có thể duyên được cả ba thời, dung thông cả ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Ý thức có khả năng liên tưởng, tưởng tượng, trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp, suy luận, kết luận… Ý thức còn có vai trò điều khiển nhiều hoạt động của thân xác. Tóm lại, ý thức là thành phần lanh lợi và đa năng nhất của tâm, nên nó được xem là công cụ chính yếu của triết học và khoa học.

Xem tiếp...

TÂM TÌNH SẺ CHIA

 

H.T TINH VÂN - HẠNH ĐOAN dịch

Cõi không thấy không nghe

Mới vào Phật học viện thì gặp ngay buổi tĩnh tọa nơi thiền đường. Lúc đó thiền sư Minh Độ làm thiền chủ, ngài dạy: “Người biết lắng nghe chơn chánh phải nghe được tiếng vô thanh, người biết nhìn chơn chánh phải biết nhìn vào nội tâm”.

Lúc đó mặc dù không hiểu nhiều song tôi vẫn thấy câu nói này ý nghĩa thâm thúy, đạo vị sâu xa, thế là tôi ghim ngay vào lòng. Nào ngờ, câu nói đó đã ảnh hưởng rất lớn đến đời tôi.

Xem tiếp...

Khóa trình cần phải tu

3khongChân Hiền Tâm  

Tinh Vân Thiền Thoại ghi :[1] Học tăng Nguyên Trì tham học trong pháp hội của thiền sư Vô Đức. Tuy dụng công siêng năng nhưng rốt cuộc đối với thiền pháp không cách gì thể nhập. Một lần trong giờ tham vấn, Nguyên Trì bạch thầy “Đệ tử vào tùng lâm đã nhiều năm nhưng vẫn mờ mịt không biết gì. Ngày qua ngày luống thọ sự cúng dường của tín thí mà không ngộ. Xin thầy từ bi chỉ dạy, mỗi ngày ngoài việc tu trì ra, còn khóa nào cần tu thêm không?”. Thiền sư Vô Đức đáp “Tốt nhất là hãy trông coi hai con kên kên, hai con nai, hai con nhạn và cột một con trùng trong miệng, đồng thời chiến đấu với một con gấu và chăm sóc một bệnh nhân. Nếu làm được như thế và tận tâm với nhiệm vụ của mình, ta tin đó là sự trợ giúp tốt nhất cho ông”.

Xem tiếp...

Vì giáo dục tiêu tiền không hối tiếc

giaoducNgài Tinh Vân - Hạnh Đoan dịch 

Năm 1956 tôi từ bỏ cơ hội nhập học lớp tiến sĩ bên đại học Đại Chánh, lợi nhuận kiếm ra từ cây bút được tôi tiết kiệm tích góp đầu tư vào giúp đỡ thanh niên thiết lập nhà phục vụ văn hóa. Tôi vận động tín đồ mua sách Phật, học pháp. Sau đó tôi còn lo Từ Trang, Từ Huệ, Từ Dung, Từ Gia, Từ Hi v.v… sang Nhật du học. Năm ấy chính là lúc kinh tế cực kỳ quẫn bách, vì vậy mà nhiều người cười chê tôi là một kẻ không thức thời, không biết việc, có bộ óc ngốc nghếch. Thế nhưng tôi không cần phải biện minh vì thành quả thu được đã vượt xa mong ước, lúc các tu sĩ du học thành tài quay về nước, họ đã đem sở học cống hiến cho Phật môn hết sức mỹ mãn.

Xem tiếp...

Thiền vị trên đầu lưỡi

thienviNguyên tác : Takashina Rozen  Ni sư Hạnh Huệ và Thuần Bạch dịch

Mục tiêu của thiền dĩ nhiên là để kiến tánh và chứng ngộ, nhưng đó không phải là nơi an trụ cuối cùng. Thiền bao gồm Phật giáo và là sự thực hành Phật đạo. Thế thì Phật giáo là gì? Và Phật đạo là gì ?

Nhiều người cho rằng Phật giáo chỉ là những chuyện về thiên đường, địa ngục, và làm sao để tẩn liệm một xác chết, hoặc có thể là một ông già nào đó nói về sự xả ly. Vì thế lớp trẻ có khuynh hướng quy lưng lại với Phật giáo, xem như không có giá trị với họ. Họ không hiểu Phật giáo thực sự là gì. Đó là chân lý của vạn vật, là ngộ nhập cái tuyệt đối, là đại ngộ của đức Thích Ca Mâu Ni. Chân lý này phổ quát vi tế đến nỗi có thể chứa đựng trên đầu lông chim cốc, rộng lớn đến nỗi vượt cả không gian đến vô tận. Chân lý tuyệt đối chính là sự sống của đạo Phật – và vấn đề là làm sao ngộ nhập được sự sống đó.

Xem tiếp...

Thọ nhận sự cúng dường

cungduongThích Đạt Ma Viên Diệu dịch và bàn.

 Văn Vương Công nói: Phật cho các vị Tỳ kheo được phép thọ nhận sự cúng dường từ giờ mão đến giờ ngọ, gọi đó là trai giới, hoặc được chúng sanh mời thỉnh cúng dường, cũng gọi là trai giới. Lại, do ai cũng có Phật tánh nên nhìn chúng sanh một cách bình đẳng mà thấy được bằng sự giao cảm, cho nên kinh Thủ Lăng Nghiêm ghi: “Tề chỉnh oai nghi, cung kính phép thọ trai”. Cũng nói: “Tiếng Phạn gọi là Tam muội, đây dịch là chánh định. Cảnh giới do trong chánh định thọ nhận, gọi đó là chánh thọ, nó khác với sự thọ nhận do vô minh duyên theo cho nên kinh Viên Giác nói là Tam muội chánh thọ”. Người giải thích nói: “Tiếng Phạn gọi là tam muội, đây dịch là chánh thọ”. Nhưng kinh Đại Bảo Tích nói: “Tam muội và chánh thọ”. Như vậy giải thích này không đúng.

Xem tiếp...

Huyền Thoại Muôn Đời

phatthanhdaoĐồ tôn Phổ Tâm   

(Nhân ngày Vía đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni thành đạo dưới cội bồ đề, mồng 8 tháng Chạp, thành kính tưởng niệm tất cả chư vị Tổ sư từ Ấn Độ sang Trung Hoa, Việt Nam v.v).

(Đôi lời tác bạch):

Thường biết, trời đất sinh ra muôn vật, lại có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Chao ôi, mùa đông ngẫu nhiên lại khiến cho ta chú ý, tâm trí chợt nẩy ra những cung bậc cảm khái lạ thường, như bếp xưa giờ ấm lại, như trăng vén màn mây, như bốn bề lộng gió khắp hư không, khai thông niềm hiếu kính với tổ tông bởi thế mà khó kiềm lòng lại được. Quy luật vần xoay, âm dương hoán chuyển. Từ tháng 10 âm lịch trời chuyển tiết đông, khí lạnh tràn về, gió mùa đông bắc từng cơn kéo sang. Ở nơi xa xôi vạn dặm ấy, nhớ năm xưa, buổi hừng đông đất tâm bừng sáng, tuyết trổ hoa khai, mạng mạch thậm thâm, vi diệu nối dài kể từ đây, mai sau và mãi mãi.

Xem tiếp...

Hôm qua đã không còn

phathoc2Chân Hiền Tâm

Lâu lắm rồi, thời gian trong quá khứ đã không còn trong tôi. Không có ngày hôm qua, hôm kia hay hôm kìa như trước đây đã từng có. Những gì đã qua trong đời, không có một mốc thời gian để ấn định.

Sự việc xảy ra sáng nay, nếu có thể nhớ lại sẽ đồng với sự việc của ngày hôm qua, hôm kia hay trước nữa. Những sự kiện chỉ là những điểm nhỏ đồng hiện trong tâm. Không có trước sau, không có một mốc thời gian cố định cho các sự việc như trước kia đã có. Muốn biết về thời gian đã qua, tôi phải sắp xếp lại các sự kiện, nhưng cũng mơ hồ không rõ nét...

Xem tiếp...