headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 02/05/2024 - Ngày 24 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Lời khai thị của thiền sư Lai Quả

thiensulaiqua Nghiêm Phúc dịch

Lời khai thị này là của thiền sư Lai Quả dùng khai thị cho các khóa thiền thất tu “Tham thoại đầu”. Tuy pháp tu không đồng, nhưng quá trình cũng như những gì cần thiết cho công phu tu thiền lại không khác. Chúng tôi xin trích ra đây để người tu thấy rõ đường đi nước bước không lầm. Tránh tình trạng được ít cho là nhiều, tin tức đến nhà không thấy, rồi nẩy sinh niệm nghi ngờ đối với lời dạy của Phật Tổ. 

Ngày 21 tháng 11 (Thất 6, ngày thứ nhất)

Xem tiếp...

NHỮNG THÔNG ĐIỆP TỪ KHÔNG

tanhkhongSuzuki - Viên Chiếu dịch 

Mặc dù chúng ta không có những thông điệp thực sự được viết từ thế giới “không”, chúng ta cũng có được một vài dấu chỉ hay những gợi ý về những gì đang xảy ra trong thế giới đó. Và đó là, bạn có thể nói, chứng ngộ. Khi bạn thấy hoa đào nở hay nghe tiếng sỏi chạm vào bụi trúc, đó là một thông điệp từ thế giới “không”.

Chỉ quản đả tọa là thực hành hay tu tập Không. Dù bạn có một hiểu biết mơ hồ về nó qua tư tưởng, bạn nên hiểu Không qua kinh nghiệm của mình. Bạn có một ý tưởng về “không” và một ý tưởng về “hiện hữu”, bạn nghĩ “hiện hữu” và “không” đối nghịch nhau. Nhưng trong Phật giáo, cả hai đều là ý tưởng của hiện hữu. “Không” của chúng ta không có nghĩa như ý của bạn. Bạn không thể hiểu “Không” một cách trọn vẹn bằng tâm suy nghĩ hay với cảm xúc của bạn. Đó là tại sao chúng ta tọa thiền.

Xem tiếp...

GIAI THOẠI THIỀN

thienthoaiChân Hiền Tâm 

HÃY NHƯ GHISO

Gisho xuất gia lúc 10 tuổi. Cô nhận được sự giáo hóa của thầy như những chú tiểu khác. 16 tuổi, cô tham vấn hết thiền sư này đến thiền sư nọ và cuối cùng ở lại với thiền sư Inzan.

Inzan chẳng phân biệt Gisho là người khác phái. Ông mắng nhiếc và tát Gisho để đánh thức bổn tánh của cô. Cuối cùng Gisho đã tìm được những gì mình muốn tìm. Để tôn vinh Gisho, Inzan viết :

Xem tiếp...

Đoản Khúc Dâng Thầy

htthichhanhtuHạnh Chiếu 

 

Một đoản khúc dâng Thầy thô thiển như vậy sao? Con không dám. Xin được đê đầu đảnh lễ sám hối Người - Đấng Tôn Sư.

Hôm đầu tiên đu chiếc xe than ra thiền viện xin tu, con đã chưng hửng khi gặp lại Thầy trong bộ đồ núi, tay xách giỏ đệm, chân mang đôi dép mũ. Thường Chiếu un nắng, gió thổi rát da. Thầy ngồi trên chiếc ghế mây mốc thếch dưới bụi tre vàng, cạnh cái thất sàn nhỏ. Tất cả đều rất lạ, chỉ có nụ cười vẫn cứ quen. Chính nụ cười ấy, con đã cọc cạch chiếc xe đạp suốt cả một thời học trò, chạy qua bao nhiêu ngõ phố, đến bao nhiêu chùa, chỉ để theo Thầy thính pháp, văn kinh và...khóc. Hôm đó, chắc Thầy cũng không nghĩ là con sẽ tu được, tại vì con còn bụi lắm.

Xem tiếp...

Thuyền sen qua chốn bụi hồng

Chân Hiền Tâm  

Con có chồng …

Đó là điều mẹ không nghĩ tới, cũng không phải là điều mẹ mong muốn. Bởi cuộc sống hôn nhân không như cuộc sống độc thân. Khỏe, con làm việc và vui chơi. Mệt, con xin nghỉ, vác ba lô lên tận Bà ná ngắm non nhìn núi. Con thoải mái và vô tư, không có gì để bận lòng.

Vậy mà …

Xem tiếp...

Cuộc sống đầy đủ các vấn đề

Sayadaw U Jotika – Bảo Quân dịch

Sau đây là bài viết của Sayadaw U Jotika dành cho một trong những người theo ông để tìm hiểu “Cuộc sống có rất nhiều vấn đề”.

Bạn đã đúng khi nói: "Cuộc sống đầy đủ các vấn đề".

Cuộc sống đầy đủ các vấn đề.

Từ khi bạn được sinh ra, bạn đã có vấn đề. Vấn đề là điều tự nhiên. Chúng ta chỉ cần tìm cách tốt nhất để giải quyết chúng.

những vấn đề tự nhiên và những vấn đề con người tạo ra.

Xem tiếp...

THANH NIÊN PHẬT GIÁO THÀNH CÔNG TRÊN CON ĐƯỜNG LẬP NGHIỆP

Đại Sư Tinh Vân - Đạt Ma Khả Triết dịch  

Nhớ lại ba năm trước khi học viện thông báo thi tuyển học sinh mới, đã đưa ra một đề văn: "Thanh Niên Phật Giáo Thành Công Trên Con Đường Lập Nghiệp." Lúc đó có một số Thanh niên ngay cả đề bài cũng không hiểu, các vị không hiểu vì không nắm bắt được nội dung của đề bài, các vị Thanh niên này chưa thấy rõ tương lai của mình sẽ đi hướng nào, con đường lập nghiệp của  mình ở mai sau có thành công hay không đều mờ mịt chẳng biết.

Xem tiếp...

THỨC A LẠI DA VỚI VÔ THỨC TẬP THỂ CỦA CARL JUNG

Chánh Tấn Tuệ  

 Ý thức và vô thức
Trước Sigmund Freud (1856-1939), những nhà tâm lý thường đồng hóa đời sống tâm linh với đời sống ý thức. Họ nghĩ rằng “Tất cả hiện tượng tâm linh đều ý thức”. Trên thực tế, đã có vài triết gia như Schopenhauer, Nietzsche… đã ghi nhận sự hiện diện của những lực lượng tâm lý mà những lực lượng này hoạt động không chịu sự kiểm soát của ý thức.

Dù vậy, phải đến Freud, ý niệm vô thức mới được xác định một cách dứt khoát. Việc chứng tỏ sự hiện diện, không thể chối cãi, phần tâm linh vô thức bên cạnh tâm linh ý thức là công lao của Freud. Thêm vào đó, việc đề ra một phương pháp mới cho phép nghiên cứu tâm linh một cách có hiệu quả đã khiến Freud nổi tiếng. Và ông được xem là người mở đường cho Phân tâm học.

Xem tiếp...

Đạo giáo

Chân Hiền Tâm  

Tôi gặp bà vào những ngày đi chùa cuối tháng. Lúc thì một mình, lúc thì thêm cậu cháu nội nhỏ … Hai bà cháu trong rất tâm đắc. Nhưng hình ảnh dễ thương ấy chẳng kéo dài được bao lâu. Nghe đâu, cô con dâu người công giáo không bằng lòng để bà ở gần cậu cháu nội. Bà phải sang ở với cô con gái để thằng bé khỏi bị tẩy nảo. Nhà con gái thì xa nên bà không còn dịp để đi chùa vào mỗi cuối tháng. Vài tháng sau, tôi nghe tin bà mất.

Xem tiếp...

ĂN VÀ SỐNG

Sơn Nhân 

Không phải riêng con người, mà muôn loài vạn vật trên thế gian này, nếu đã có sự sống, tất nhiên phải có sự ăn, ăn và sống là vấn đề vô cùng thiêng liêng, không thể thiếu được.

Cho nên nếu sự ăn không trong sạch, thì sự sống sẽ không phát triển tốt đẹp và tồn tại, bởi vậy mọi nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống, thì cái ăn là trước hết (dĩ thực vi tiên). Hoặc “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là: phải có ăn rồi mới lo bổn phận được. Như vậy, vấn đề ăn là quan trọng biết dường nào! Chẳng những sự sống con người do ăn mới tồn tại, mà muôn loài vạn vật cũng đều do ăn mới sống còn. Thật vậy! Nếu không có ăn thì đâu sống được. Muôn loài vạn vật ăn lẫn nhau để sống, để tồn tại, để phát triển. Ăn trực tiếp, ăn gián tiếp, ăn qua nhiều hình thức v.v…

Xem tiếp...

Lời của Đại sư Hám Sơn dạy môn đệ

Ni sư Hạnh Huệ dịch

Dạy Lương Trọng Thiên

Lương Tứ Tướng tự là Trọng Thiên, theo Lão nhân đi cả năm. Lão nhân mến tâm ông chất trực, khẳng khái. Mỗi lần thấy việc bất bình, chẳng kể làm được hay không, nếu là việc nghĩa có thể làm thì ông buông bỏ thân mạng mà gánh vác.

Mỗi lần như thế, lão nhân đều trách ông nông nổi, vì có đạo thể mà thiếu công hàm dưỡng, gìn giữ đức hạnh, như cỡi tuấn mã mà không có dây cương, chẳng khỏi bị ngã ngựa.

Xem tiếp...