headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 15/05/2024 - Ngày 8 Tháng 4 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
Phatdan2024  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Bí mật của hạnh phúc nằm ngay trái tim tôi …

Đậu Hũ  

Khi còn trẻ, Jane Dobisz đã nghiên cứu, tìm tòi và suy nghĩ như thế. “Bí mật của hạnh phúc nằm ngay trái tim tôi …”.

Bà quyết định làm một chuyến du hành sang tận Nepal, nơi mà bà nghĩ có những bậc hiền triết Á đông có thể giúp bà tìm lại con người chân thật của mình, những gì mà bà gọi là “bí mật của hạnh phúc”.

Và để gặp được những bậc hiền triết ấy, bà đã trèo đến đỉnh của dãy Hy mã lạp sơn.

Dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ, phủ đầy tuyết trắng.

Có những mái nhà làm bằng cây và lá khô.

Những bộ lạc nhỏ người đội trên đầu những chiếc bàn đá thật to. 

Những cánh rừng đỗ quyên nở rộ.

Không có máy ATM, không có mọi tiện nghi của đời sống hiện tại, nhưng khung cảnh hoang dã linh động đó đã khiến bà không còn thấy bận tâm với cuộc sống vật chất nữa. Bà cảm thấy mọi thứ như thế là đủ. Nhưng rồi bà chợt tỉnh: “Mình không phải bỏ tất cả, vất vã lên đây, chỉ để chạy theo những cảnh vật thế này”.

Sau hai tuần, bà cũng đã tìm ra được một vị hiền triết có thể giúp bà đạt được ý nguyện, dù đó không phải là người bà dự định sẽ gặp. 

Ông là một thiền sư người Đại Hàn. Ông có nụ cười dễ gây thiện cảm và một tâm hồn dễ tạo sự hòa nhập với mọi người.  Khi còn thanh niên, mong muốn mãnh liệt của ông là giải phóng đất nước khỏi bàn tay Nhật Bản. Ông từng ngồi tù và xém bị tử hình. Hơn 20 tuổi, ông cảm thấy mệt mỏi với chính trị, mất ảo tưởng với xã hội, ông cắt tóc vào rừng và ở luôn trong thất 100 ngày. Thất, là tên để gọi một ngôi nhà nhỏ vừa đủ cho một hoặc hai người ở. Từ ngày đó đến nay, ông là tu sĩ và nổ lực truyền thiền cho khắp thế giới.

Việc làm “Chỉ một mình trong thất qua 100 ngày” của vị thầy, khiến bà luôn tự hỏi: “Mình có nên thử 100 ngày như thế không?”. Ý nghĩ đó vừa kích thích bà, vừa khiến bà sợ hãi.

Sống một mình, có nghĩa là không gặp ai, không nói chuyện, không đi làm, không đọc sách báo, không nghe nhạc, không trả tiền hóa đơn, không chạy việc lăt vặt hay phải làm những việc khiến mình phải mất nhiều năng lượng.

Bà cũng tự hỏi, không biết sẽ thế nào nếu bà sống một mình như thế? Với 100 ngày như thế, bà sẽ đủ nhận ra con người đích thực của mình, một con người thoát khỏi mọi điều kiện ràng buộc của xã hội, luật lệ, bổn phận v.v…?    

Có lẽ mọi người sẽ cho rằng thật là phi lý và kệt cỡm khi đi tìm hạnh phúc và phát triển trí tuệ bằng những việc đơn giản như thế. Nhưng đó là cách mà các vị thiền sư đã làm và dạy cho kẻ hậu học, để họ có thể khám phá ra con người thật của mình, khám phá ra nguồn hạnh phúc vô biên trong mỗi con người.

Bà quyết định nhập thất 100 ngày trong một ngôi rừng nhỏ miền New England mà không hề nghĩ đến tai họa cũng như những việc không như ý sẽ xảy ra, bởi bà nghĩ: “Nếu những gì sách thiền nói đúng thì tâm không có giới hạn”. Tâm không có giới hạn nghĩa là nó có thể vượt qua mọi chướng ngại.

Bà dự trữ áo quần, đồ ăn, thức uống (không có cà phê, sữa hay đường) trong vòng 100 ngày để không phải bước ra ngoài khu vực ngôi thất nhỏ. Mọi tiện nghi không có. Bà phải tự chẻ củi để đun và nhóm lửa cho qua mùa đông. 

Trong 100 ngày ấy bà đã thực hành những gì mà chương trình của một người hành thiền cần phải làm.

Đêm đầu tiên, với bà là cả một sự cô đơn, cô đơn khủng khiếp.

Bà đã lẫm nhẫm: “Tạ ơn thượng đế là con còn quá trẻ để không biết gì nhiều. Con kiên cường, hiếu kỳ và sôi nổi. Con phải làm tất cả mọi việc khi còn đang trẻ. Không thì khi lớn tuổi, con sẽ dễ tìm cho mình những lý do để sống thoải mái hơn”.

Cuối cùng, bà đã nhắn với chúng ta thế này:

Phần đông chúng ta không có cơ hội hay mong muốn đi xa một mình lâu như vậy. Nhưng điều đó thật là cần thiết để tâm trí ta được an ổn thư thả trong cái xã hội bận rộn mà ta đang sống. Việc giữ được tâm ngay trong khoảng khắc hiện tại quan trọng hơn bất cứ việc làm nào. Bạn không cần phải là một nhà khổ hạnh lang thang, một ẩn sĩ, hay một thầy tu chuyên nghiệp để thể nghiệm sự sâu lắng của tâm thức trong cuộc sống hằng ngày của chính bạn. Nếu trong mỗi ngày, được dừng lại, trong vài giây yên lắng và đơn độc, bạn sẽ thấy trí tuệ tỏa sáng trong đời sống thông qua suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mình.

Nếu khoảnh khắc này bạn  trong sáng, toàn thể cuộc đời bạn sẽ trong sáng.

Nếu đời bạn trong sáng, quả đất này sẽ trở nên tốt hơn. 

 

[ Quay lại ]