headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 20/04/2024 - Ngày 12 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Một thời đại thịnh trị qua cái nhìn Duyên khởi

phathoangxuongnui2Chân hiền Tâm

Thiền phái Trúc Lâm được Hòa thượng Thanh Từ khôi phục lại, đang phát triển rộng ở Việt Nam. Cũng là lúc Việt Nam đang bị giặc ngoại xâm quấy phá. Chợt nghĩ đến thời thịnh trị của các vua Trần. Một dòng họ có đến 5 vị vua đều là phật tử, vừa trị vì đất nước, vừa nghiên cứu nội điển tu hành, vừa khuyến giáo dân chúng hành thập thiện. Có lẽ vì thế mà không có thời đại nào vàng son như thời đại của chư vị, nhất là vào thời của Trần Nhân Tông. Không phải chỉ ở mặt phát triển đất nước mà cả ở việc giữ gìn bờ cõi. Nhưng do đâu có sự thịnh trị đó ?

Xem tiếp...

Thiền Trúc Lâm Yên Tử - Dòng thiền Việt Nam

phathoang2Chánh tấn Tuệ  

Lịch sử thiền phái Trúc Lâm Yên Tử 

Thiền phái Trúc Lâm xuất hiện cách chúng ta hơn 8 thế kỷ. Do sử liệu Thiền tông Việt Nam bị thất lạc nhiều, nên hiện nay chúng ta chỉ có được một cái nhìn sơ lược về thiền phái Trúc Lâm.

Trong cuốn Thiền Sư Việt Nam, với các tư liệu tìm thấy, Hòa thượng Thanh Từ ghi nhận thời kỳ đầu của thiền phái với 8 vị thiền sư: Thiền sư Thông Thiền, Tức Lự, Ứng Thuận, Tiêu Dao, Huệ Trung, Trúc Lâm, Pháp Hoa và Huyền Quang. Thời kỳ này trải dài từ đầu thế kỷ 13 đến gần giữa thế kỷ 14. Chư vị Trúc Lâm, Pháp Loa, Huyền Quang được tôn làm Tam tổ Trúc Lâm. Trong đó Trúc Lâm Đại Đầu Đà (vua Trần Nhân Tông) là Sơ tổ.

Xem tiếp...

Thư thiền sư Đại Huệ đáp Triệu Đại Phu

thothiensudaihueThầy Định Huệ dịch

Thư ông gửi đến tôi đều đọc hết.

Phật dạy: “Người có tâm đều được thành Phật”. Tâm này chẳng phải là tâm trần lao vọng tưởng thế gian mà là phát Vô thượng bồ-đề tâm. Nếu ai có tâm này cũng đều thành Phật.

Người trí thức học đạo phần đông tự tạo ra chướng nạn cho mình, là do không có lòng tin quyết định. Phật nói: “Lòng tin là gốc đạo, là mẹ công đức, hay trưởng dưỡng hết thảy các pháp lành, dứt trừ lưới nghi, ra khỏi dòng ái, mở bày đạo niết bàn”. Cũng nói: “Lòng tin hay tăng trưởng trí công đức, lòng tin hay đưa người đến địa vị Như Lai”. Trong thư ông nói, ông độn căn chưa thể triệt ngộ mà chỉ tạm thời gieo hạt giống Phật vào ruộng tâm. Lời này tuy thiển cận, song cũng sâu xa, chỉ cần tin nhận, ắt chẳng dối gạt nhau.

Xem tiếp...

5 pháp khiến chánh pháp không diệt ở thời Mạt pháp

thoimatphapChân Hiền Tâm

Mạt pháp là thời kỳ thứ ba sau Chánh pháp và Tượng pháp.

Thời hạn của ba kỳ, có thuyết cho là sau khi Phật diệt độ, Chánh pháp trụ thế 500 năm, Tượng pháp được 1000 năm và Mạt pháp trải qua 10.000 năm. Có thuyết lại cho Chánh pháp và Tượng pháp đều trụ thế 1000 năm còn Mạt pháp thì 10.000 năm. Nhưng cũng có thuyết cho là Chánh pháp trụ thế 1000 năm, nhưng Tượng Pháp thì trải dài đến 10.000 năm như thời Mạt pháp.

Xem tiếp...

PHÚT GIÂY NHÌN LẠI

toathien4Thích Tỉnh Thường

Lộ trình dài trên con đường vô tận của những kẻ phiêu bạt vào sanh ra tử, xuống lên trong sáu nẻo luân hồi, đi mãi đến lúc mòn chân mỏi gối, nếm đủ mùi vị khổ đau, , có khi là thân người, thân trời, có khi làm thú... Ngẫm nghĩ thật vô cùng kinh hãi và chán ngán. Người xưa nói:

           Vừa xuất thai lại nhập thai,
           Thánh nhân trông thấy động bi ai,
           Huyễn thân xét lại toàn nhơ khổ,
           Dứt vọng trở về tánh bản lai.

 

Xem tiếp...

ĐI TỪ NHÂN CĂN BẢN

toathien3Chí Khoan   

Thiền tông đã có mặt hơn hai nghìn năm trăm năm. Thiền được bắt nguồn từ Ấn Độ rồi phát triển sang Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam v.v… Ngày nay Thiền đã lan truyền sang phương Tây, người phương Tây lại yêu chuộng Thiền, tìm hiểu, học tập và ứng dụng Thiền. Có thể nói, Thiền là tiềm ẩn, là nguồn sống, là sức mạnh sẵn có trong mỗi con người, nếu được khơi dậy, nó đem lại lợi ích rất lớn cho bản thân, cho mọi người và cho xã hội.

Xem tiếp...

Lời dạy của Đại sư Hám Sơn

daisuhamson2Ni sư Hạnh Huệ dịch

Phật, Tổ một tâm. Giáo, Thiền một chí. Tông môn giáo ngoại biệt truyền chẳng phải lìa ngoài tâm riêng có một pháp có thể truyền. Chỉ là muốn người lìa hẳn ngôn ngữ văn tự, riêng ngộ ý chỉ ngoài lời vậy. Nay người tham thiền, động một chút liền quở trách kinh giáo, chẳng biết giáo hiển bày nhất tâm là gốc của thiền. Nhưng Phật thuyết nhất tâm là thuyết thấu hai đường mê ngộ, còn tông môn chỉ thẳng một tâm, chẳng thuộc mê ngộ, muốn người ngộ thấu, kỳ thực cứu cánh không hai. Trong Như Lai tạng, cầu việc đến, đi, mê, ngộ, sanh, tử trọn chẳng thể được. Đây há thuộc mê, ngộ sao ?

Xem tiếp...

ĐỨC PHẬT trong đời

phat12Đạt Ma Bảo Thiện

Đức Phật trong đời, nghĩa là đức Phật Thích-ca-mâu-ni hiện hữu trong cõi đời này và Phật luôn hiện hữu trong tâm của mỗi người, nhưng lâu nay chúng ta quên, không nhận. Chính vì thế trong kinh Pháp Hoa nói, chư Phật ra đời là để khai thị cho chúng sinh nhận và sống với Phật tri kiến của chính mình, là Phật trong tâm chúng ta.

Phật: nói đủ là Phật-đà, âm tiếng Phạn là Buddha, Trung Hoa dịch là Giác: “Người tỉnh thức”. Dân gian còn gọi là ông Bụt.

Xem tiếp...

Công đức phát nguyện

phat11Chân Hiền Tâm

Như thường lệ, Phật ở nơi vườn Cấp-cô-độc trong thành Xá-vệ, đang thuyết pháp cho chư vị Tì- kheo. Hôm đó ngài thuyết về công đức hồi hướng và pháp Bát quan trai.

Bát quan trai

Bát quan trai, còn gọi là pháp Bát quan trai Hiền Thánh, là tám việc mà dù là người học để hoàn thành Phật đạo, hoặc hoàn thành quả vị Bích-chi Phật đạo, hoặc hoàn thành quả vị A-la-hán đạo, hoặc chỉ là học chánh pháp thôi, đều nên thực hành trong ba ngày mùng 8, 14 và 15 âm lịch. Đó là tá việc:

Xem tiếp...

PHÚT GIÂY NHÌN LẠI

phathoangThích Tỉnh Thường

Lộ trình dài trên con đường vô tận của những kẻ phiêu bạt vào sanh ra tử, xuống lên trong sáu nẻo luân hồi, đi mãi đến lúc mòn chân mỏi gối, nếm đủ mùi vị khổ đau, , có khi là thân người, thân trời, có khi làm thú... Ngẫm nghĩ thật vô cùng kinh hãi và chán ngán. Người xưa nói:

Vừa xuất thai lại nhập thai,
Thánh nhân trông thấy động bi ai,
Huyễn thân xét lại toàn nhơ khổ,
Dứt vọng trở về tánh bản lai.

Xem tiếp...

Khi Như Lai nhập Niết-bàn

nietbanChân Hiền Tâm

Sau khi nói với Đại chúng: “Giờ đây ta nhập niết bàn, cả mình ta đau nhức”, Như Lai nhập Sơ thiền rồi xuất Sơ thiền, nhập Nhị thiền v.v… Cứ thế mà thuận nghịch nhập các thiền định đến 27 lần. Trong đó, phổ cáo với đại chúng 3 lần về Bát-nhã thậm thâm, Ma-ha Bát-nhã và Phật nhãn. Y đó, Như Lai có thể nhìn thấu thực chất của ba cõi lìa nhị biên, phi tất cả. Rồi Ngài kết luận: “Pháp tướng như vậy, ai biết rõ thời gọi là người xuất thế. Ai không biết, thời gọi là đầu mối của sinh tử. Đại chúng cần phải dứt vô minh, diệt đầu mối sinh tử”.   

Xem tiếp...