headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 21/04/2024 - Ngày 13 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Tục lệ đầu xuân

Phổ Quang Chí  

Mỗi độ xuân về, dân ta có nhiều tục lệ do miệng miệng tương truyền hoặc do một vài cá nhân ngộ nhận sai lầm tạo thành thói quen và khởi nguồn từ đó. Một vài trường hợp để chúng ta rút kinh nghiệm.

- Tục lệ hái lộc đầu năm : Mọi người tin rằng sáng mùng một của ngày đầu năm, nếu có ai mang lộc đến biếu tặng, họ tin rằng suốt năm sẽ làm ăn phát đạt giàu có.

Xem tiếp...

VUI BUỒN CUỐI NĂM

Chân Hiền Tâm  

Còn mấy ngày nữa là qua năm mới. Năm Canh Dần. Người đời vẫn nói “Cọp đã cao số mà còn canh nữa thì thêm tệ hại”. Canh, là canh cô mồ quả. Y đó có thể dự đoán một quẻ đầu năm: “Năm nay dân Việt ít tăng”. Người người sẽ nín cho qua năm nay để tránh cho con cái mạng đơn độc dữ dằn. Chỉ có mấy bà thiền sư mới không quan tâm việc ấy, nhưng nếu thiền sư thì không sinh nở gì nữa.

Xem tiếp...

VUA KHÔNG NGAI

HẠNH ĐOAN 

Người ta nói rằng Dần-Thân-Tỵ-Hợi tứ hành xung, vậy mà tôi rất có cảm tình với tuổi con Cọp.

Tôi nhớ đã từng đọc cuốn sách trong đó đề cập đến tuổi con Cọp, khen rằng bản tính họ rất can đảm, uy dũng… Có họ trấn trong nhà, ma quỷ cũng phải lét! (Xin hỏi nhỏ, không biết người sống có… lét chăng?).

Xem tiếp...

Tìm hiểu con người Thiền Sư Bạch Ẩn

Ngọc Bảo soạn dịch

Bạch Ẩn là người như thế nào?

Theo lời của Đông Lãnh, Bạch Ẩn  có những “cử chỉ chậm chạp nặng nề, cân nhắc như của một con bò đực và cái nhìn sắc bén xuyên thủng như của một con hổ dữ”. Sự mô tả này có thể không ngoa chút nào qua bức tượng chân dung lớn bằng người thật của ngài ở bệ thờ trong Tổ Đường của chùa Tùng Lâm, mà cho tới ngày nay, cái nhìn trừng trừng vẫn làm khách đến thăm không khỏi khiếp sợ, cũng như qua vô số những bức tự họa, và những lời kể lại của đệ tử ngài: Ngài có một dáng người cao lớn, uy nghi, có sức mạnh thể lực lớn lao phối hợp với một cá tính lấn áp, nổi bật với một ý chí mạnh mẽ phi thường và tinh thần độc lập cứng cỏi.

Xem tiếp...

NIỀM HẠNH PHÚC BÊN THẦY

NGUYÊN QUANG - CHƠN HƯƠNG PHÚC

Nhớ lời dạy của Hòa thượng Tôn Sư Thích Thanh Từ về hạnh lành của người con Phật làm ngành y là phải tùy duyên để chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Từ đó, ngoài công tác ở cơ quan, Phòng khám bác sĩ Đô ở số 133/1A, Nguyễn Kiệm, P.3, Q. Gò Vấp (ĐT: (08) 39858824-090.8188479) chuyên chữa bệnh cho chư Tăng, Ni (được miễn phí) và các đạo hữu gần xa, về các bệnh thần kinh, sọ não, xương khớp, cột sống, hỗ trợ thêm vật lý trị liệu và tư vấn cho bệnh nhân.

Xem tiếp...

Vô mục tương cố

Thuần Bạch   

Tất nhiên, mọi sự không bao giờ tự nhiên mà đến. Phải có nhân mới có quả. Nhân ở Trúc Lâm và quả ở Viên Chiếu.

Tháng thứ nhì ở Trúc Lâm là tháng điêu đứng gần như khủng hoảng. Nỗi cô đơn cùng cực, cơn sốt tâm linh dường như bốc khói, và trong tình trạng bất an khuấy động, chới với và lạc lỏng không chịu nỗi, tôi đã đành bám vào gia đình, em út từ lâu xa cách cách. Nỗi bất an được giải tỏa một phần, cơn sốt hạ độ  … nhưng sau đó là nỗi buồn tái tê trì trệ kéo dài. Cho đến khi tôi giựt mình thấy sao quá bê bối, tu bao nhiêu năm để rơi vào hoàn cảnh này . Làm sao? Làm sao để thóat ra? Buông! Và từ đó là khinh an và an ổn mãi cho đến ngày về Viên Chiếu.

Xem tiếp...

ĐÁP LỜI KHÁCH HỎI VỀ THIỀN, TỊNH

Lời của Hòa thượng Hư vân – KC, NT, HĐ dịch            

Nhân có khách hỏi về Thiền và niệm Phật, dẫn lời Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ: “Có Thiền không Tịnh độ. Mười người lạc hết chín”. Và thắc mắc về hậu thân của Thiền sư Ngũ Tổ Giới là Tổ Tử Chiêm (Tô Đông Pha) cho đến vị tăng Nhạn Đảng sau sinh làm Tần Cối… Sư đáp : “Kinh Lăng Nghiêm có nói: Khi Bồ-tát Văn Thù lựa chọn pháp Viên Thông có thuyết bài kệ rằng:

 

Xem tiếp...

Bị chửi hết nghiệp

Chân Hiền Tâm  

 

 Một ai đó đã nói với tôi "Thiên hạ chửi mình, mình hết nghiệp". Tôi thấy câu đó có gì hok ổn. Vì sao chửi mình mà mình lại hết nghiệp. Vậy mà vừa rồi đây, tôi lại được chứng nghiệm về điều ấy. Ừ, nhờ một câu mắng thật nặng, tôi được giải thoát. Đương nhiên chỉ trong một sự đó thôi. Còn những nghiệp khác thì chưa biết :-).

Xem tiếp...

Mục đích của sự sống

Thích Đạt ma Viên Diệu soạn dịch  

 “Sinh Hoạt Thiền” của ngài Tiệu Tuệ Tâm  ghi :

Có một người khi tuổi còn thơ, đã tận mắt chứng kiến thân mẫu mình vì cùng quẫn mà tự sát, ám ảnh ấy hằng sâu trong tâm hồn thơ dại của cậu ta, hoàn toàn không có cách gì để loại bỏ ám ảnh đó.

Khi cậu ta 15 tuổi thì cậu em trai cũng tự sát. Vì người thân đã liên tiếp mất đi, nên cậu ta có một cách suy nghĩ hết sức sai lầm: “ Chết là điểm cuối cùng của con người”. Do đó cậu ta cũng thường thử chết, nhưng được cứu rất nhiều lần. Thầy trụ trì chùa Báo Ân thấy cậu ta thật đáng thương, nên đem về cho ở trong chùa, nhưng cậu ta suy nghĩ mình sống không có ich lợi gì, lưu lại nhân gian chỉ càng thêm khổ, chi bằng một phen chết là xong.

Xem tiếp...

Đại sư Bạch Ẩn gửi thư cho vị Tăng bị bệnh ở xa

Ngọc Bảo dịch

Mỗi lần nhận được thơ và tin tức của ông, tôi đều rất vui, hôm nay nhờ Quán Âm gia hộ, lại được thơ ông gởi đến với một chút hương thơm đồng nội, tôi đã tính lúc nào đi thăm ông, hi vọng rằng ông vẫn luôn tinh tấn tu hành. Và có thể đã đạt được niềm vui bùng vỡ của đốn ngộ với tiếng hét “Ka” vang dội.

Xem tiếp...

NỬA CÁI BÁNH

Chân Hiền Tâm

Kính Bách Dụ ghi :

Thuở xưa có người đói bụng, mua bảy cái bánh rán để ăn. Ăn đến sáu cái rưỡi thì no, anh hối hận lấy tay vả vào miệng nói “Chỉ nhờ nửa cái bánh sau mà no, biết vậy đâu cần phải phí tiền mua sáu cái bánh trước”.

Nửa cái bánh sau khác gì nửa cái bánh đầu tiên? Nhưng chỉ ăn nửa cái bánh đầu tiên thì không thể no mà cần đến 6 cái nữa, cái nửa sau cùng mới hoàn thành nhiệm vụ làm no bụng. Nhưng anh không thấy điều đó, tiếc 6 cái bánh trước rồi vả luôn vào miệng mình. Thiếu trí tuệ luôn làm mình nhọc tâm và nhọc thân.

Xem tiếp...