headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 19/04/2024 - Ngày 11 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

TRỒNG HOA TRÊN ĐÁ

 Hạnh Chiếu

Chúng ta có bao giờ nghe nói “Trồng hoa trên đá”? Trên đá mà trồng được hoa mới là chuyện lạ, nhưng không lạ vì ta có thể thực hiện được ngay trên mảnh đất tâm của mình. Trồng hoa trên đá là mấy từ mượn trong hai câu thơ của Thiền sư Đạo Giai Phù Dung. Nguyên văn chữ Hán thế này:

Xem tiếp...

NHẪN

Thiền sinh Thường Chiếu trích dịch
Từ tác phẩm The Way It Is của Ajhan Sumedho

 Quả thật không ngờ! Sự bình an và yên tĩnh, lắm khi lại buồn chán và làm sanh khởi loạn động, nghi ngờ. Loạn động là một vấn đề chung vì cõi dục là cõi loạn động. Thân loạn động. Tâm loạn động. Các pháp luôn thay đổi không cùng. Do đó, nếu chúng ta vướng vào cái thói hay phản ứng lại sự đổi thay, chúng ta chỉ tổ loạn động và bất an mà thôi!

Xem tiếp...

HOA HỒNG CÓ GAI …

Đậu Hũ 

 Buổi tổng kết cuối năm ...
Lão bà bà cảm tác bài thơ tự xét về mình:
Lời xưa …
Cung người đừng cầm
Ngựa người đừng cưỡi
                                        Chuyện người đừng xen
                                        Thị phi nhân ngã

Xem tiếp...

TU LÀ VƯƠN LÊN

 Hạnh Chiếu 

Tu là vươn lên. Tại sao tu phải vươn lên? Tại vì nếu không vươn lên thì tu để làm gì? Vươn lên khỏi sự tăm tối khổ đau của cuộc đời, rốt ráo hơn nữa là vươn lên vượt thoát khỏi sanh tử.

Người đời vươn lên nghĩa là phấn đấu để đạt địa vị, danh vọng, tiền tài… Người tu Phật vươn lên như thế nào? Vươn lên từ hố sâu vô minh tăm tối.

Xem tiếp...

CỔ THỤ

 Ni sư Như Đức

Không hẹn trước nhưng chúng tôi gặp nhau tại chùa Hải Ấn. Tôi và Sư tỷ đang thưa chuyện với Sư bà thì Thể Dung bước vào, trên tay ôm lỉnh kỉnh mấy món đồ, giọng vui vẻ:
- Thưa Sư bà, con đem cái này về cho Sư bà đựng rác. Tiện lắm, Sư bà chỉ cần ấn ngón chân là cái nắp hắn mở ra, bỏ rác rồi mình rút chân, nắp tự động đậy lại. Còn cái này, Sư bà treo trong nhà tắm, để xà bông…

Xem tiếp...

SỨC MẠNH CỦA NIỆM PHẬT

 Thích Thông Phổ  

Là người tu thiền, nghe nói niệm Phật tự nhiên thấy ngờ ngợ như dị ứng. Vì chúng ta biết rõ cứu cánh của hai pháp môn không khác, nhưng phương tiện vào cửa thì gần như đối lập.

Một bên dùng tín hạnh nguyện để hành trì, còn một bên dùng trí tuệ chiếu kiến. Bên này thì cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, bên kia thì vô sanh. Như hai người cùng lên núi, một người đi hướng đông, một người đi hướng tây, hai hướng đối lập, mỗi hướng có những hoàn cảnh khác nhau, nhưng khi lên đến đỉnh thì gặp nhau.

Xem tiếp...

MỘT KẺ HIỆN HỮU

 Hậu thân điệu Ngộ 

Quá khứ là ảo ảnh. Phải chăng? Vì những gì xảy ra trong giờ phút qua rồi đã trở thành thiên thu bất diệt? Bất diệt nhưng không thiệt? Vì là bóng. Bóng nhưng lại bất diệt? Vì không có tướng thiệt nên không sợ bị bể. Tuy không bị bể, nhưng có thể bị móp và méo mó theo thời gian, theo sự gia giảm của vọng tưởng.

Xem tiếp...

LÝ DUYÊN KHỞI VỚI YÊU CẦU CỦA TRI THỨC THỜI ĐẠI

 Chánh Tấn Tuệ  

Sau khi thành đạo dưới cội bồ đề, Đức Phật đã suy nghĩ “Pháp mà ta chứng được thật là sâu kín, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, khó thấy, khó chứng … chỉ người trí mới hiểu thấu, đại chúng khó mà hiểu được ‘y tánh duyên khởi pháp’. Nếu nay ta thuyết pháp mà người khác không hiểu thì thật là khổ não cho ta, thật là bực mình cho ta...” [1]. Lo sợ đức Phật sẽ nhập niết bàn sau khi đã suy nghĩ như vậy, nên chư Thiên ba lần đứng ra thỉnh cầu đức Phật thuyết pháp độ sanh.

Xem tiếp...

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

 Chân Hiền Tâm   

Cư Trần Lạc Đạo Phú là một trong những bài phú ca bằng chữ Nôm, nhưng bài kệ cuối lại được viết bằng chữ Hán. Tuy chỉ bốn câu nhưng lý sự đầy đủ, viên dung, vô ngại, hiển bày thực lý Duyên khởi thậm thâm.

          Ở đời vui đạo hãy tùy duyên 
          Đói đến thì ăn, nhọc ngủ khì 
                                                  Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
                                                 Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền

Xem tiếp...

THỜI GIAN

  Chân Hiền Tâm 

Cô đã không gặp Rùa con 10 ngày rồi ...

10 ngày mà cô tưởng như lâu lắm. Cứ tưởng như hàng thế kỷ. Nếu không lấy cái mốc mặt trời mọc rồi lặn, mọc rồi lặn làm mốc tính thời gian, thì có lẽ thời gian ở quả đất này sẽ rất buồn cười. Vô số thời gian trong mỗi người. 10 ngày, với người này là hàng thế kỷ, với người kia thì như 3 ngày. Với Rùa con thì bao nhiêu? Cô nghĩ có thể không dài như cô, nhưng cũng dài lắm ...

Xem tiếp...

LA HẦU LA- MẬT HẠNH ĐỆ NHẤT

 Ni sư Như Đức dịch

1- CẬU BÉ HẠNH PHÚC

Đức Phật của chúng ta khi còn là thái tử của vương thành Ca-tỳ-la, đã kết hôn với công chúa Dadu- đà-la thành Câu-lợi. Vào năm thái tử và công chúa mười chín tuổi, sanh hạ La-hầu-la. Thái tử rất vui mừng, nhưng đó không phải là sự vui mừng như tình thường người đời khi sanh con. Vì thái tử đã nhiều lần xin vua cha đi xuất gia, đều không được chấp thuận. Vua Tịnh Phạn có nói “Trừ phi có được đứa cháu đích tôn thì mới cho phép thái tử xuất gia”.

Xem tiếp...