headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 12/09/2024 - Ngày 10 Tháng 8 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

TRUNG THU GỢI NHỚ

 Chơn Thiện Tuệ 

Lại sắp đến Trung thu …

Trên đoạn đường tôi thường qua lại trong ngày, cứ mỗi chiều về tôi lại thấy các bé thiếu nhi được cha mẹ chở đi mua lồng đèn, chuẩn bị đón Trung thu. Trước đây, mỗi lần như thế, cảm giác buồn tủi lại dâng trào ...

Tôi là đứa trẻ không được may mắn. Được cha mẹ chở đi mua lồng đèn và bánh trung thu biếu bà con gần xa, luôn là niềm mơ ước trong tôi. Ước mơ đó lại càng vuột khỏi tầm tay khi cha tôi đổ bệnh. Không tiền đóng học phí, tôi phải nghỉ học. Chưa hết lớp sáu, tôi đành rời bạn bè và mái trường thân yêu. Mẹ đổ nợ vì phải vay tiền cho cha uống thuốc. Tôi phải đi bán thịt heo ngoài chợ để phụ mẹ trả nợ.

Xem tiếp...

CUỘI

 Đậu Hũ

Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Ừ! ai cũng hay nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình. Chuyện anh cuội theo đó sinh nhiều ngõ ngách nhiêu khê ...

Thời thơ ấu, mẹ kể hằng chục lần chuyện anh cuội ngồi gốc cây đa. Trăng lên, ngọn gió đu đưa in đậm dấu cuội là mẹ lại kể. Nghe đi nghe lại cũng chỉ chừng đó nhưng không biết chán. Cải tử hoàn sinh là gì hả mẹ? Con chó được cứu hả mẹ? Vì sao lũ cướp lại giết vợ mà không giết chồng hả mẹ? Vì sao lôi ruột ra rồi thì cứu không được hả mẹ? Một trăm lần “hả mẹ” để mẹ trả lời không chán.

Xem tiếp...

PHẬT PHÁP NHIỆM MẦU

 Hạnh Chiếu

Khi nói đến Phật pháp nhiệm mầu, chúng ta hiểu như thế nào? Thông thường khi chúng ta gặp khổ thì lạy Phật khấn vái: “Đức Phật phù hộ cho con được hết khổ, được mọi sự như ý”. Nếu lời khấn vái ấy được như ý, ta cho là Phật pháp nhiệm mầu. Hiểu Phật pháp nhiệm mầu như thế là không đúng. Tại vì cầu xin thành tựu thì ta cho Phật pháp nhiệm mầu. Giả sử không thành tựu thì sao? Chúng ta cho rằng Phật pháp không nhiệm mầu. Cả hai trường hợp nhiệm mầu và không nhiệm mầu trên đều là hiểu sai lệch.

Xem tiếp...

NGHỀ LÀ NGHIỆP

 Chân Hiền Tâm

Không ai còn thấy gì khi đang cắm đầu trong guồng máy danh lợi. Nghiệp là nghề. Sư Hưng đã nói như thế với tôi. NGHỀ thì tôi hiểu nhưng NGHIỆP thì không. Không hiểu nghiệp là gì nên tôi nhớ rất rõ 3 từ đó mà không thấy được hết những gì Sư muốn nói.

Không ai hiểu hết những gì mình đang làm. Cái đáng tội nhất của con người là ở đó.

Xem tiếp...

CUỘC ĐỜI TƯƠNG ĐỐI

 Hạnh Chiếu

Cuộc đời tương đối nghĩa là không tuyệt đối. Chúng ta không thể tìm một giá trị tuyệt đối trên cõi đời vô thường. Nói như vậy, không có nghĩa là không có cái tuyệt đối. Nhưng trước khi bước sang cái tuyệt đối, chúng ta bàn về cái tương đối. Bởi vì con người đa phần sống trong cái tương đối, khổ vui trong cái tương đối. Tại sao con người lại khổ vui trong cái tương đối? Vì họ muốn tuyệt đối mà cuộc đời thì tương đối.

Xem tiếp...

NHÂN DUYÊN THUYẾT KINH HOA NGHIÊM

 Chân Hiền Tâm

(Trích Hoa Nghiêm Thám Huyền Ký của Tổ Hiền Thủ)

I. TỔNG BIỆN : Nói tổng quát, nhân duyên khiến đại giáo xuất hiện thì vô lượng, nên phần đầu luận Trí Độ có nói về nhân duyên ra đời của giáo Bát Nhã như sau “Như núi Tu di, không phải không có nhân duyên hay nhân duyên ít mà có thể làm động nó. Phật cũng vậy, vì có đại nhân duyên nên mới có giáo thuyết. Đó là Bát-nhã Ba-la-mật, lưu hành ở đời làm lợi ích khắp quần sinh”.

Xem tiếp...

TU PHẬT PHẢI HIỂU PHẬT

 Hạnh Chiếu

Chúng ta là đệ tử Phật, tu theo Phật, Phật là thầy, là bậc hướng đạo của chúng ta. Đệ tử thì luôn luôn quý kính Thầy, nguyện đi theo con đường Thầy đã đi, làm theo những hạnh nguyện Thầy đã làm. Muốn tu theo Phật trước hết phải hiểu Phật. Nếu chúng ta chỉ kính nể lễ lạy Phật thôi thì chưa đủ, mà phải hiểu Ngài. Hiểu để tu. Ngoài lòng quy ngưỡng kính trọng ra, giữa thầy và đệ tử còn phải có độ giao cảm nữa, mới có thể truyền nối mạng mạch Phật pháp.

Xem tiếp...

TỲ KHEO NI THỜI PHẬT

 Như Đc  

Sau mùa an cư thứ năm tại Vaiśāli, đức Phật cho phép Di mẫu Gotami cùng 500 người nữ dòng họ Śākya và Koliya xuất gia.

Bát kỉnh pháp là giới điều đầu tiên của các Tỳ-kheo Ni. Y như lời đức Phật chỉ dạy, là người nữ cũng có khả năng thành tựu Tứ thánh quả, khoảng thời gian không lâu sau khi xuất gia, Di mẫu Gotami chứng A-la-hán, được Phật xác nhận là vị đệ nhất kinh nghiệm trong số các trưởng lão Ni.

Xem tiếp...

KINH HOA NGHIÊM BỘ LOẠI, DỊCH THUẬT VÀ LƯU TRUYỀN

(Trích Hoa Nghiêm Thám Huyền Ký của Tổ Hiền Thủ)

Chân Hiền Tâm

 I. BỘ LOẠI: Có sáu.
1. Hằng bản: Pháp này không thể kiết tập, không thể giới hạn số phẩm và kệ tụng nhiều hay ít. Cũng không phải là chỗ mà các hạng vị dưới có thể thọ trì. Phẩm Bất Tư Nghị nói: “Tất cả thế giới như pháp giới, hư không giới v.v… đều dùng đầu lông biến khắp đo lường. Nơi mỗi đầu lông, trong từng niệm, có số thân nhiều như bụi nhỏ không thể nói, cho đến tận mé kiếp vị lai thường chuyển pháp luân”. Thì có thể hiểu, đây thông hết các loại khác nhau trong thế giới như cây cối, hình tượng v.v… Nơi mỗi đầu lông, niệm niệm thường thuyết pháp không dứt.

Xem tiếp...

CỨU CÁNH TỐI HẬU CỦA TÔN GIÁO

 (Trích Thiền Vị Trên Đầu Lưỡi của Takashina Rosen)
Bản dịch: Hạnh Huệ và Thuần Bạch

Cứu cánh tối hậu của tôn giáo là gì ?
Và đâu là sự hiện hữu tôn giáo ?

Trong nền giáo dục hiện đại, rõ ràng con người đang hoang mang vì những lời giải đáp. Xu hướng rõ ràng nhất là xã hội (đặc biệt là đối với cái gọi là các phái phục hưng) chủ yếu hướng về chữa bệnh, bói toán và tế lễ. Điều đó làm mất đi bản chất đích thực của tôn giáo. Thật ra, đó là hiện tượng liên kết với tôn giáo, nhưng không phải là bản chất. Chỉ là làm dịu bớt cơn đau, nỗi bất hạnh và những giấc mơ ngớ ngẩn về giàu có và thành công. Nếu hiểu những điều đó là tôn giáo chân thật, thì tôn giáo không khác gì thuốc phiện.

Xem tiếp...

ẤM THỨ NĂM

 (Trích Pháp Nhãn Ngữ Lục)

Sư cô Hạnh Huệ dịch

THỨC ẤM, là nền tảng của 4 ấm kia : Sắc, thọ, tưởng và hành ấm. Thức ấm đưa đến tam giới và lục đạo, sinh tạo mọi sự vật từ thân người đến những hiện tượng vũ trụ, trời đất, không gian. Tức thức ấm là nguyên khởi của mê lầm. Cho dù thức là bản tâm trong tổng thể và không có sự khác biệt giữa hai thứ. Người ta gọi là thức vì các phiền não do vô minh gây ra. Nếu không có phiền não do vô minh, thì gọi đó là bản tâm.

Xem tiếp...