headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 20/04/2024 - Ngày 12 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

SỐNG VUI CHẾT VUI

 Nhân Tâm 

 Buổi sáng, mở cửa nhìn trời.

Trời tháng năm, mây trắng đùa lớp lớp giữa trời xanh trong. Tôi nói ”Mi ngày nên nhìn trời một tí bà con ạ!”.

Nhìn mây, nhìn khói, nhìn sáng sớm, nắng chiều. Sắc màu thay đổi đến vô biên. Trước sân chùa, hai cây vô ưu, một mơn mởn nhụ non, một vàng đỏ lộng lẫy như lá mùa thu. Một cơn gió thoảng, lá rụng đầy một góc sân gạch tàu đằm thắm. Hàng Bằng lăng thay phiên trổ bông tím lấp lánh trên những ngọn tùng xanh. Cái đẹp vô thường của đất trời làm no nê tâm mắt của mình biết bao!

Xem tiếp...

Thiền định con đường đưa đến sự an lạc giải thoát miên viễn

 Thích nữ Hạnh Chiếu

Phật giáo Việt Nam có mặt trên đất nước ta gần 20 thế kỷ, hòa vào dòng chảy lịch sử, từng bước thăng trầm theo vận mệnh của dân tộc, nhưng mãi mãi tồn tại trong nhịp sống, trong từng hơi thở của dân tộc. Cho tới hôm nay nước nhà đã thực sự thanh bình, nhân dân an cư lạc nghiệp và dĩ nhiên Phật giáo cũng vươn cao với sức sống vốn đã có sẵn từ lâu đời trong lòng người Phật tử Việt Nam. Qua đó đủ thấy ánh sáng chân lý, nguồn mạch tâm linh là vĩnh viễn bất diệt.

Xem tiếp...

CƯU-MA-LA-THẬP

 Thiền Viện Chơn Không  

I. TIỂU SỬ

Cưu-ma-la-thập-ba (344-413), gọi tắt là La-thập, hoặc Thập, Hán dịch là Đồng Thọ, là vị cao tăng đời Đông Tấn. Ngài là một trong bốn nhà dịch kinh lớn của Trung Quốc. Cha là Cưu-ma-la-viêm, người nước Quy Tư, từ Thiên Trúc di cư sang. Quốc vương nước Quy Tư nghe danh kính mộ mà tôn làm Quốc sư, rồi đem người em gái tên Kỳ-bà gả cho. Sau sanh ra Ngài. Như vậy tên Cưu-ma-la-thập là do hợp tên cha và mẹ mà thành.

Xem tiếp...

ĐƯỜNG MỘT CHIỀU

 Thuần Chánh

Chiếc xe trên con đường một chiều, khó tìm lối quanh lại khi đã đi quá một nơi đang tìm kiếm. Tôi đề nghị, mình tìm một chỗ nào đậu rồi đi bộ lại cũng được.

Không giảm ga, e dè hỏi “Sư huynh đi trong cái lạnh này chịu nổi không”.

Tôi nhìn ra, ngó thì không có vẻ gì lạnh lắm. Nhưng khi đã gật đầu và bước xuống xe rồi thì mới thấm hết cái lạnh của đầu xuân. Người ta đi như chạy cũng phải thôi. Dù đang quấn một cái áo măng tô, tôi cũng bước như chạy, mở miệng ra là khói bay trắng xóa. Đành làm thinh hít sâu cho đủ ấm.

Xem tiếp...

TÁC DỤNG CỦA THIỀN TRONG ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT

 Chân Hiền Tâm

I. DẪN NHẬP : Nền khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ thông tin hiện nay trên thế giới tiến triển vượt bực. Đời sống nhân loại được nâng cao rất nhiều. Con người có thể vượt hàng ngàn cây số chỉ trong vài giờ, có thể liên lạc với nhau dù cách một đại dương. Chỉ cần vài phút trước máy vi tính là mình đã có được các thông tin cần thiết. Không cần tốn nhiều công sức mà mọi thứ đều nhanh chóng dễ dàng…

Xem tiếp...

CUỐI ĐƯỜNG

 Tâm Hạnh

Mỏi gót phong trần, con người thường tìm đến chốn tùng lâm cô tịch, hút mình trong khói ngút non xa. Họ hướng đến một vị chân tu, mong được đôi lời chỉ dạy, ngõ hầu làm tư lương cho cuộc sống mới. Bất ngờ vị sư già nhìn thẳng, nghiêm giọng vỏn vẹn chỉ một câu “Chớ vọng tưởng!”. Thật chới với hụt hẫn không chỗ bám víu. Mọi tích chứa từ xưa, ngay đây biến mất. Họ vội ngẫm nghĩ tìm lấy một ý tưởng mới. Nhưng “chớ vọng tưởng”, tìm gì ?
Sao không chịu dứt tâm tìm kiếm ấy đi, thẳng đó buông tay, thình lình trời đất mở toan, thắp sáng đại thiên sa giới, nhận lại người cha muôn thuở với gia tài kết xù, khoác lại mãnh áo xưa, thẳng vào đầu đường xó chợ cùng bạn bè vui đùa thỏa thích ?

Xem tiếp...

DUY MA CẬT- TRẢ LỜI BẰNG IM LẶNG

 (Trích trong Zen Buddhism : History/ India and China của James W. Heisri & Paul Knitter).

Việt dịch: Cư sĩ Từ Mẫn Nguyện

Kinh Duy Ma, một bộ kinh đưa ta quay về lại thời đức Thích Ca Mâu Ni, là một lối thể hiện duyên dáng tinh thần và giáo lý Đại thừa. Nhân vật chính của bộ kinh là cư sĩ Duy Ma Cật. Mặc dù chưa xuất gia thọ giới nhưng ngài đã đạt được trình độ tu chứng cao thâm dưới hình thức một cư sĩ bình thường và sống cuộc đời một vị Bồ tát. Không biết, liệu Duy Ma có được liệt vào hàng tín đồ độc đáo của Phật như kinh thường nói hay không. Tên ngài có nghĩa là Tịnh Danh. Bộ kinh đã phát họa hình ảnh lý tưởng của một Bồ tát cư sĩ. Đó là một khích lệ lớn đối với hàng Phật tử tại gia khi kinh đưa ra mặt nổi trội của con đường Bồ tát so với con đường Thanh văn.

Xem tiếp...

CHẶN ĐƯỜNG GAY GO

 Đạo Tâm

Khi bước vào thiền viện, tôi tưởng tu hành thảnh thơi lắm. Té ra đủ thứ chuyện trên đời. Nào là thức khuya dậy sớm. Nào là cuốc đất trồng khoai. Nào là học tập tọa thiền. Trong đó nỗi khổ lớn nhất của tôi là tọa thiền.

Học sử thiền, thấy các ngài không cần phải ngồi thiền mà vẫn ngộ đạo. Tôi khoái chí lắm. Như Lục Tổ Huệ Năng, chỉ nghe mấy câu kinh Kim Cang “Bất ưng trụ sắc sanh tâm …”, ngay đó hoát nhiên đại ngộ, la lên “Đầu ngờ tự tánh ta thanh tịnh. Đâu ngờ …”. Nắm sáu cái “đâu ngờ”, và được truyền y bát làm Tổ thứ sáu.

Xem tiếp...

NHỮNG ĐOẢN KHÚC THƯỜNG CHIẾU

                                                                             CHƯA SÁNG ĐẠO    

                              Mưa rơi từng hạt nặng
                              Hổ thẹn đời làm tăng
                             Tu hành chưa sáng đạo
                             Bởi nhiều kiếp trôi lăn
                             
                 Chiếu Hạnh


Thầy Chiếu Hạnh là một người có hạnh. Trải hơn mười năm tu hành, qua hai thiền viện nhưng đến nay vẫn chưa … sáng được việc lớn của mình. Trong khi chủ trương của nhà thiền là kiến tánh khởi tu hay đốn ngộ tiệm tu. Tức tu hành dù trải qua thời gian bao lâu, mà đạo chưa sáng thì kể như chưa thấy đường về nhà. Đây là nỗi lo của hầu hết thiền sinh trong viện.

Xem tiếp...

Đầu năm bàn luận Phật pháp với một người phương tây

 Cư sĩ Chánh Tấn Tuệ lược ghi

Hỏi: Tôi là một giáo sư người Đức đã nhiều năm tìm hiểu Phật pháp. Hiện nay tôi đã về hưu và dành nhiều thời gian sống tại Việt Nam để tìm hiểu thêm về Phật pháp. Tôi thường đi chùa, tham gia xây chùa, trợ giúp một số Tăng Ni, làm từ thiện, thực hành các nghi lễ trong Phật giáo, niệm Phật. Khi niệm Phật, nhiều lúc tôi có được sự tập trung cao độ. Mặc dù vậy, tôi vẫn còn một số thắc mắc chưa giải quyết được.

Xem tiếp...

THAY ÁO BẠC MÀU

 Sùng Thiện

Lời đầu năm hẳn là những lời chúc tụng hoặc cầu nguyện, mong cho điều lành sẽ luôn đến với mình và tất cả mọi người. Câu cầu chúc vang vọng nơi nơi. Ngày đầu năm sẽ là cơ hội tốt để mọi người quên hết mọi phiền muộn ưu tư. Tất cả sẽ đi vào quên lãng khi xác pháo nỗ vang phủ đầy trước sân. Hội hè đình làng nhộn nhịp vui như trẩy hội.
Thế gian là vậy. Hãy nhìn thử xuân trong cửa thiền có gì đặc biệt? Nếu là kẻ sáng mắt, sẽ trọn vẹn thưởng thức mùa xuân miên viễn. Bằng chưa đạt được, vẫn phải lấy chuyện sanh tử làm mục tiêu cần nhắm.

Xem tiếp...