headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 30/03/2024 - Ngày 21 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

KHÔNG MONG CẦU ĐƯỢC BÁO ĐÁP

Hòa thượng Tinh Vân - Đạt ma Chí Hải dịch    

Tục  ngữ có câu: “Người đạt vô cầu, phẩm chất tự cao”.  Trong đời sống phần nhiều ai cũng mong có được  nhiều công danh, phú quý, cầu cho sự nghiệp thuận  lợi, gia đình bình an. Còn người xuất gia tu theo Phật, nhờ có được sự thể nghiệm trong công phu, sự chứng ngộ ở nội tâm nên tự nhiên không hướng ra  ngoài để mong cầu.

Xem tiếp...

ĐỊNH TUỆ

Chân Hiền Tâm  

 Định và Tuệ là hai thứ rất cần thiết đối với người tu Phật. Nó là thứ giúp ta hoàn thành con đường Phật đạo của mình. Không có Định Tuệ ta không thể “Trên cầu Phật đạo. Dưới hóa độ chúng sinh”.

Với đời sống bình thường ở đời, có Định tuệ, cuộc sống của ta cũng yên bình hạnh phúc dù phong ba bão táp có đầy trời.

Xem tiếp...

LA HÁN TỰ

Hân Khởi -  Sư cô Hạnh Huệ dịch    

Vừa đến Giang Tây, liền kiếm La Hán Tự.                     

La Hán Tự phát xuất từ phủ Cám Châu cũ. Đời nhà Thanh rất nổi danh. Người ta đồn rằng 18 La-hán nhà Phật từng đích thân đến chốn này, để lại dấu vết rực rỡ. Trong bút ký, tiểu thuyết đời sau có ghi chép khá nhiều.

Nói về sự tích 18 La-hán.

Ngoài thành phủ Cám Châu cũ có hai chùa, một là Xuất Thủy Tự, một là Hương Tích Tự. Hai chùa cách nhau hơn mười dặm, mà khí tượng lại khác xa.

Xem tiếp...

KHÔNG TIỀN CỦA LÀ TÀI SẢN

Hòa thượng Tinh Vân - Đạt ma Chí Hải dịch  

 Mọi người đều cho rằng có nhiều tiền bạc, đất đai… là người có tài sản, giàu sang, phú quý, người không tiền của, không tài sản là nghèo khổ.Theo lý nhà Phật thì “Không coi tiền của là tài sản” mà tài sản của người con Phật phải là: Chánh kiến, Trí tuệ, Đức hạnh và niềm tin.

Vậy tài sản của người học Phật là gì ?

Xem tiếp...

Cuộc sống mới với bạn và tôi

HNT_MAI  

Hai mươi bốn tuổi là lớn rồi, dư hình thành nên suy nghĩ chín chắn. Một phần nào hiểu được bản thân mình sống thế nào là tốt xấu, cần gì, muốn gì và khao khát gì. Phải chăng cuộc sống quá no đủ để có nhiều tim tơ tưởng và hình thành nên cái tính thường chiêm nghiệm đời thế này? Phải chăng cuộc sống vật chất đã không cần gì thêm nên điều mong muốn trong cuộc sống không có việc " ham tiền". Hihi … Nói thế thôi, danh vọng cũng không ham muốn kia mà. Bổng thấy cuộc sống mình trở nên buồn buồn không chia sẻ được với ai. Cứ muốn tìm về ‘sư’. Tìm gì nơi đó? Hình như sợ cuộc sống. Nhưng xa lìa cuộc sống đâu phải là tu. Mình hiểu nhưng ....không ai khai mở giúp.

Xem tiếp...

Độc dược của các bậc tiên đức

Trích lời dạy của thiền sư Bạch Ẩn - (Trong Bạch Ẩn Huệ Hạc – bản dịch của Thuần Bạch)

Thưở xưa có chị em Thất hiền nữ dạo qua thi lâm Rajagriha ở Ấn độ.

Một cô chỉ tử thi bảo các cô kia :

- Thây ở đây mà người ở đâu?

Các cô khác hỏi :

- Cái gì? Chị nói cái gì? 

Nghe đến đây cả bảy chị em đều chứng ngộ.

Xem tiếp...

Ý NGHĨA ĐÀN TRÀNG THỦY LỤC

Hòa thượng Hư Vân     

Lần này bốn chúng các tỉnh mời Hư Vân tôi đến đây hoằng pháp. Tôi hiểu biết cạn, thật là ngại không dám đảm đương. Nay có vài điều xin thưa cùng quý vị:

Thứ nhất, tôi cung kính hoan nghênh quý vị quang lâm.

Thứ hai, cảm tạ quý vị trai tăng cúng dường.

Thứ ba, tôi không thể dừng ở đây lâu, chỉ vì quý vị yêu cầu nên tôi buộc phải xuống núi.

Xem tiếp...

Đạp miệng ông trưởng giả

Chân Hiền Tâm  

Kinh Bách Dụ ghi : Xưa có ông trưởng giả rất giàu có. Mọi người chung quanh muốn tỏ ý cung kính để lấy lòng ông, nên mỗi lần ông khạc đàm xuống đất, người chung quanh dành nhau chà cho hết.

Bấy giờ có người quê mùa không đạp kịp lên đàm đã nhổ, mới nghĩ thầm “Nếu đợi đàm ông rơi xuống đất rồi thì ta không cách gì đạp kịp. Chi bằng khi ông vừa muốn khạc, ta liền đạp thẳng vào miệng ông. Chắc chắn sẽ đạp được”. Nghĩ rồi, người quê mùa liền thực thi ngay những gì vừa nghĩ khi thấy ông trưởng giả có ý muốn khạc đàm. Kết quả là … trưởng giả dập môi và gãy răng.

Xem tiếp...

Tâm Kinh Bát Nhã Giảng Giải - Tiếp theo

HT Tinh Vân giảng- Đạt Ma Thuận Hùng dịch

Vô trí diệt vô đắc. Không có trí huệ cũng không có chứng đắc.

Tất cả pháp là không. Tướng không là tướng thanh tịnh. Ở trong tướng thanh tịnh, sáu căn thanh tịnh nên không có mắt tai mũi lưỡi thân ý, sáu trần thanh tịnh nên không có sắc thanh hương vị xúc pháp. Sáu thức cũng thanh tịnh, không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới. Chúng ta thanh tịnh, nên không có vô minh, vô minh diệt rồi thì thanh tịnh, nên không có hết vô minh.

Xem tiếp...

Tâm kinh Bát Nhã giảng giải -Tiếp theo

HT Tinh Vân giảng- Đạt Ma Thuận Hùng dịch

Thọ tưởng hành thức diệt phục như thị. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.

Một pháp như thế, pháp pháp đều như thế..

Xá-lợi-tử thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Này Xá-lợi-phất, tướng không của các pháp, không sinh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt.

Dùng trí Bát-nhã, soi thấy năm uẩn đều không liền qua tất cả khổ ách. Tất cả khổ ách qua rồi tức thấy được các pháp tướng thanh tịnh. Thanh tịnh thì không có tên phân biệt, cho nên gọi là tướng không của các pháp.

Xem tiếp...

Tâm kinh Bát Nhã giảng giải - tiếp theo

HT Tinh Vân - Đạt Ma Thuận Hùng dịch

Phản cảnh xét tâm, mắt xem lại chính mình, không hướng ngoại nhìn người khác. Xem lại chính mình là biết những lỗi lầm của mình có hay không, như thế gọi là phản tỉnh, đem lỗi lầm chính mình tẩy trừ hoàn toàn trong sạch. Cho nên Lục Tổ nói: “ Bậc đạo nhân chân tu, thường tự thấy lỗi mình”. Vì sao chúng ta thường không thể tự thấy lỗi mình? Đều do mắt chúng ta không xem lại chính mình, mà hay hướng ngoại nhìn lỗi người khác, thường nhìn lỗi người khác như vậy, thì làm sao thấy được tội lỗi của mình, chúng ta nhất định phải hồi quan phản chiếu, để thấy được lỗi của mình.

Xem tiếp...