headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 28/03/2024 - Ngày 19 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

LÀM SAO LÃNH HỘI ĐƯỢC

Thiền sư Vân Môn sau khi khai ngộ nơi Mục Châu Trần Tôn Túc, bèn ra ngoài du phương. Tại Giang Châu, gặp viên quan Thượng thư Trần Tháo, Trần Thượng thư cũng là học giả nhà thiền, vừa gặp Vân Môn ông liền thử nghiệm hỏi :
- Thế nào là việc hành cước của thiền tăng ?
Vân Môn không đáp, hỏi ngược lại :
- Ông hỏi câu này mấy người rồi ?

Xem tiếp...

TAY VÔ SỰ

Đời Đường, tướng quốc Bùi Hưu là một cư sĩ học thiền, ông cho mình tham thiền được tâm đắc, nên dùng văn tự ghi chép và biên soạn thành sách. Sau đó ông đem đến cung kính trình với thiền sư Hoàng Bá, hy vọng rằng thiền sư xem xong sẽ có lời chỉ dạy :
Thiền sư Hoàng Bá nhận sách của Bùi Hưu, để trên bàn không xem. Sau thời gian khá lâu, sư hỏi tể tướng Bùi Hưu :
- Ông hiểu ý ta chăng ?

Xem tiếp...

THỦ TỌA TRONG TĂNG ĐƯỜNG

Thiền sư Như Mẫn ở viện Linh Thọ hai mươi năm mà không có người phụ trách chức Thủ tọa. Mỗi khi có người hỏi : “Sao ngài không cử chức Thủ tọa”, thiền sư đáp : “Thủ tọa ta vừa ra đời !”. Lại có người hỏi, sư đáp : “Thủ tọa ta đang hành cước”. Những câu đáp như thế làm cho người hỏi không hiểu gì cả.

Xem tiếp...

IM LẶNG KHÔNG NÊN ỒN

Viện Linh Thọ có một năm lúc nhập hạ an cư, Lưu Vương nhà Hậu Hán đời Ngũ Đại kiên trì lễ thỉnh thiền sư Vân Môn và toàn thể đại chúng trong chùa đến trong cung vua quá hạ. Các vị pháp sư được các cung nữ trong cung lễ kính hỏi pháp, oanh oanh yến yến, nhiệt náo phi thường. Nhất là Lưu Vương chí thành trọng pháp, nên giảng đường tu thiền không ngày nào vắng người. Lão túc trong chùa cũng thích thuyết pháp cho các cung nữ và thái giám. Nhưng chỉ có thiền sư Vân Môn ở một bên lặng lẽ tọa thiền, đến nỗi các cung nữ không ai dám đến gần mời chỉ dạy.

Xem tiếp...

SỐNG CHẾT DO NÓ

Lúc sắp thị tịch, thiền sư Bảo Phước nói với đại chúng :
- Bây giờ ta không còn khí lực, sắp lìa đời rồi !
Các đệ tử nghe xong lao nhao nói : “Pháp thể của sư phụ vẫn khang kiện mà !”. “Đệ tử xin sư phụ chỉ dạy”. “Xin sư phụ sống lâu ở đời thuyết pháp cho chúng sanh”. Mỗi vị một ý kiến với sư.

Xem tiếp...

MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ SẴN

Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích đến Mân Nam tham vấn, giữa đường gặp tuyết rơi, sư tạm tá túc trong viện Địa Tạng. Vì tuyết rơi nhiều ngày nên sư ở đó đàm luận với thiền sư Quế Sâm rất khế hợp. Sau khi tuyết dừng, Văn Ích từ giã thiền sư Quế Sâm tiếp tục hành cước. Quế Sâm tiễn đưa Pháp Nhãn một đoạn đường. Đến sơn môn, thiền sư Quế Sâm chỉ tảng đá to bên đường, hỏi :
- Đại đức thường nói tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, chẳng hay tảng đá này trong tâm hay ngoài tâm ông ?

Xem tiếp...

TƯỚNG QUÂN SÁM HỐI

Có lần Quốc sư Mộng Song đi thuyền qua sông, khi thuyền vừa rời bến, có một tướng quân mang đao, cầm roi lớn tiếng kêu :
- Đợi một chút tài công ! Chở ta qua với !
Mọi người trên thuyền đều nói :
- Thuyền đã đi rồi, không thể quay đầu.
Tài công cũng lớn tiếng đáp :

Xem tiếp...

CŨNG LÀ NHƯ THẾ.

Thị giả thiền sư Pháp Khánh nhân đọc Động Sơn lục, đọc xong cảm kích nói :
- Người xưa ở trong sanh tử tự tại như thế, thật là kỳ lạ !
Nhân đó, thiền sư Pháp Khánh nói :
- Khi ta ngồi tịch, ông hãy gọi ta tỉnh dậy. Nếu gọi được cũng là kẻ tự tại trong sanh tử. Kỳ lạ ! Cũng chẳng có gì là kỳ lạ.

Xem tiếp...

CHẲNG ĐƯỢC LÀM THẦY

Thiền sư Tùng Duyệt ở Đâu Suất tham học với thiền sư Thanh Tố Mật Hạnh rất lễ kính. Có lần sư đang ăn trái vải, gặp Thanh Tố đi qua cửa, sư cung kính thưa :
- Bạch trưởng lão, đây là trái cây ở quê nhà Giang Tây đem đến, mời ngài dùng vài trái.
Thanh Tố vô cùng hoan hỷ, cầm trái vải cảm khái nói :
- Từ khi Tiên sư viên tịch đến nay chưa được ăn trái này.

Xem tiếp...

THẤY VÀ KHÔNG THẤY

Thiền sư Phật Giám nghe thiền sư Thủ Tuần đã ngộ đạo, bèn nói :

           Đáng tiếc một viên minh châu,
           Bị gã phong điên ấy lượm.

Lại nêu bài thơ của ngài Linh Vân :

          Từ khi thấy được hoa đào nở,
          Mãi đến hôm nay trọn hết nghi ?

Xem tiếp...