headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 29/03/2024 - Ngày 20 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Trung Luận - QUÁN PHÁ LÀM VÀ NGƯỜI LÀM.

       Người làm là thật có,
       Chẳng làm nghiệp thật có.
       Người làm không thật có,
       Chẳng làm nghiệp không thật.

 

Hỏi: - Hiện có làm, có người làm, có cái dùng để làm, do ba việc hoà hợp nên có quả báo, vì vậy lý đáng có người làm, nghiệp làm?

Đáp: - Từ trước đến đây, trong mỗi phẩm đã phá tất cả pháp không có thừa sót. Như phá ba tướng, vì không có ba tướng nên không có hữu vi, vì không có hữu vi nên không có vô vi, vì không có hữu vi vô vi nên tất cả pháp trọn đều không.

Xem tiếp...

Trung Luận - QUÁN BA TƯỚNG.

            Nếu sanh là hữu vi,
            Ắt nên có ba tướng.
            Nếu sanh là vô vi,
            Đâu gọi tướng hữu vi?

 

Hỏi: - Kinh nói pháp hữu vi có ba tướng sanh, trụ, diệt; muôn vật do pháp sanh mà sanh, do pháp trụ mà trụ, do pháp diệt mà diệt, thế nên có các pháp?

Đáp: - Chẳng phải. Tại sao? Vì ba tướng không cố định. Ba tướng đó là hữu vi hay làm tướng cho hữu vi? là vô vi hay làm tướng cho hữu vi? Cả hai đều chẳng đúng. Tại sao?

Xem tiếp...

Trung Luận - PHÁ NHIỄM VÀ NGƯỜI NHIỄM.

            Nếu lìa nơi pháp nhiễm,
            Trước tự có người nhiễm.
            Nhân người nhiễm dục đó,
            Lý đáng sanh pháp nhiễm.

 

Hỏi: - Trong Kinh nói tham dục, sân nhuế, ngu si, đó là cội gốc của thế gian. Tham dục có nhiều thứ tên: Trước gọi là Ái, kế là trước, kế là nhiễm, là dâm dục, là tham dục... Đây chính là kiết sử, nương nơi chúng sanh. Chúng sanh gọi là người nhiễm, tham dục gọi là pháp nhiễm. Vì có pháp nhiễm, người nhiễm ắt phải có tham dục. Hai thứ còn lại cũng như thế, có sân ắt có người sân, có si ắt có người si; do nhân duyên ba độc dấy khởi ba nghiệp, nhân duyên ba nghiệp khởi ba cõi, thế nên có tất cả pháp.

Xem tiếp...

Trung Luận - PHÁ SÁU ĐẠI CHỦNG

            Khi chưa có tướng Không,
            Ắt không pháp hư không.
            Nếu trước có hư không,
            Tức đó là không tướng.

 

Hỏi: - Sáu đại chủng mỗi thứ đều có tướng nhất định, vì có tướng nhất định ắt có sáu đại chủng?
Đáp: -     Khi chưa có tướng Không,
               Ắt không pháp hư không.
               Nếu trước có hư không,
               Tức đó là không tướng.

Nếu chưa có tướng hư không, trước có pháp hư không, hư không ắt không tướng. Tại sao? Chỗ không sắc gọi là tướng hư không. Sắc là pháp tạo tác vô thường, nếu sắc chưa sanh, chưa sanh ắt không diệt, bấy giờ không có tướng hư không. Vì nhân sắc nên có chỗ không sắc, chỗ không sắc gọi là tướng hư không.

Xem tiếp...

Trung Luận - PHÁ NĂM ẤM.

         Nếu lìa nơi sắc nhân,
         Sắc (quả) ắt chẳng thể được.
         Nếu sẽ lìa nơi sắc (quả),
         Sắc nhân chẳng thể được.

 

Hỏi: - Kinh nói có năm ấm, việc đó thế nào?
Đáp:Nếu lìa nơi sắc nhân,
            Sắc (quả) ắt chẳng thể được.
            Nếu sẽ lìa nơi sắc (quả),
            Sắc nhân chẳng thể được.

Sắc nhân, như vải nhân sợi, trừ sợi ắt không có vải, trừ vải ắt không có sợi. Vải như sắc, sợi như nhân.

Xem tiếp...

Trung Luận - PHÁ LỤC TÌNH.

         Mắt, tai và mũi, lưỡi,
         Thân, ý v.v... sáu tình.
         Sáu tình này: mắt v.v...
         Đuổi theo sáu trần v.v...

 

Hỏi: - Trong kinh nói có sáu tình, nghĩa là:

          Mắt, tai và mũi, lưỡi,
         Thân, ý v.v... sáu tình.
         Sáu tình này: mắt v.v...
         Đuổi theo sáu trần v.v...

Trong đây, mắt là tình bên trong, sắc là trần bên ngoài, Mắt hay thấy sắc, cho đến ý là tình bên trong, pháp là trần bên ngoài, ý hay biết pháp?
 

Xem tiếp...

Trung Luận - PHẨM PHÁ ĐI ĐẾN

      Đã đi không có đi,
      Chưa đi cũng không đi.
      Lìa đã đi, chưa đi,
      Đang đi cũng không đi.

Hỏi: - Thế gian mắt thấy ba thời có tạo tác: đã đi, chưa đi, đang đi. Vì có tạo tác nên biết có các pháp!
Đáp: -  Đã đi không có đi,
           Chưa đi cũng không đi.
           Lìa đã đi, chưa đi,
           Đang đi cũng không đi.

Xem tiếp...

Trung Luận - PHẨM PHÁ NHÂN DUYÊN

  Chẳng sanh cũng chẳng diệt,
  Chẳng thường cũng chẳng đoạn.
  Chẳng một cũng chẳng khác,
  Chẳng lại cũng chẳng ra.
  Hay nói nhân duyên ấy,
  Khéo dứt mọi hý luận.
  Con cúi đầu lễ Phật,
  Bậc nhất trong các thuyết.

Hỏi: - Vì sao tạo ra bộ luận này?

Đáp: - Có người nói muôn vật từ trời Đại Tự Tại sanh.

Xem tiếp...

Tín Tâm Minh

 LƯỢC TRUYỆN TAM TỔ TĂNG XÁN
(497 ? – 602)
--
----oOo-----

Về quê quán và gốc gác của Sư vốn không ai biết rõ ràng ở đâu. Chỉ biết rằng, lúc Sư đến gặp Nhị Tổ Huệ Khả là với hình thức cư sĩ, mắc bệnh phong hủi đến gặp Tổ cầu xin sám tội:
- Đệ tử mang bệnh ghẻ lỡ đầy mình xin Thầy từ bi sám tội cho.
Tổ Huệ Khả bảo:
- Ông đem tội ra đây, ta sẽ sám cho ông.
Sư đứng sững giây lâu, thưa:
- Đệ tử tìm tội không thể được.

Xem tiếp...

ĐÂU ĐÂU CŨNG LÀ PHẬT PHÁP

 Đề tài buổi nói chuyện hôm nay là “Đâu đâu cũng là Phật pháp”, nếu nhìn cho rõ ràng chuyện này thì sẽ thấy chỗ nào cũng là chỗ cho mình trở về được.

Trước tiên dẫn câu chuyện của Sa-di Hiền Trí để quí vị nghiệm, rồi sau đó sẽ đi sâu vào đề tài.

Sa-di Hiền Trí là vị Sa-di mới bảy tuổi mà đã chứng A-la-hán. Ngài có túc duyên đặc biệt, khi bảy tuổi gia đình cho xuất gia với Tôn giả Xá-lợi-phất. Khi Ngài xuất gia, gia đình cúng dường liên tiếp trong bảy ngày đầu, và Tôn giả Xá-lợi-phất dạy cho Ngài đề mục quán về các thể trược trong thân này. Qua tới ngày thứ tám, gia đình hết cúng dường, Ngài phải theo thầy (ngài Xá-lợi-phất) đi khất thực.

Xem tiếp...

Ý NGHĨA TÙY DUYÊN

 Hôm nay chúng tôi sẽ nói chuyện với quí Phật tử về đề tài "Ý nghĩa tùy duyên". Ýù nghĩa này rất sâu xa không phải tầm thường, và lâu nay nó cũng đã bị lạm dụng nhiều.

Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa, bởi khi bắt chước là nó có cái khuôn rồi. Cho nên ý nghĩa này rất quan trọng mà lâu nay nhiều người lại hiểu lầm rồi cũng dễ lạm dụng nó nữa.

Xem tiếp...