headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 20/04/2024 - Ngày 12 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

CÁI MÊ TRUYỀN KIẾP

I. THẾ NÀO LÀ CÁI MÊ TRUYỀN KIẾP?

Quý vị biết cái mê truyền kiếp là thế nào không? Tức là cái mê từ đời này truyền qua đời kia, truyền mãi đến nay, chúng ta ngồi đây mà nó cũng còn đó không dứt. Ai sanh ra đời cũng đều có cái mê này, nên gọi đó là truyền kiếp. Vậy cái mê truyền kiếp là gì? Tức tình chấp ngã, cái mê chấp ngã. Và người nào còn đi trong sanh tử luân hồi, cũng đều mang theo cái mê này.


Xem tiếp...

THỪA KẾ NGHIỆP

I. THỪA KẾ NGHIỆP

Đạo Phật luôn đề cao tinh thần nhân quả, chúng ta sống trong cuộc đời này đều là sống trong nhân quả. Cuộc sống chúng ta hiện nay là thừa kế cái quả của đời trước, gọi là thừa kế nghiệp. Chữ nghiệp trong Phật giáo có ý nghĩa sâu. Một số người thường quan niệm, mỗi người sinh ra đều có số mệnh. Người có số giàu thì giàu, người có số nghèo thì nghèo, người có số xấu thì xấu v.v... Trong nhà Phật không nói số mệnh mà cho là nghiệp. Nếu nói là định mệnh thì sẽ ngăn chặn con đường tiến hóa, số mệnh định sẵn như vậy rồi không thể chuyển được nữa. Do con người tin như vậy nên đầu hàng số phận.

Xem tiếp...

THẾ GIAN VÔ THƯỜNG

I. VÔ THƯỜNG LÀ MỘT CHÂN LÝ

Thứ nhất, nói đến vô thường, đó là một chân lý. Dù cho có Phật ra đời hay Phật không ra đời thì thế gian cũng là vô thường, vẫn luôn biến dịch không đứng một chỗ. Hiểu được thế thì cuộc sống của chúng ta bớt vướng mắc và cởi mở nhiều hơn. Lâu nay, Phật tử đã nghe, hiểu được thế gian là vô thường, nhưng nghe mà có luôn nhớ như vậy không?

Xem tiếp...

Ý NGHĨA SÁM HỐI SÁU CĂN

Hôm nay, quý Thầy xin nói về ý nghĩa sám hối sáu căn cho tất cả quí Phật tử trong đạo tràng hiểu, để thấy rõ được đường lối tu hành của Thiền viện. Nếu chỉ biết tụng sám hối sáu căn mà chưa hiểu hết ý nghĩa thì việc làm của chúng ta vẫn còn cạn, chưa sâu. Thế nên, khi tu học chúng ta phải làm sao nhận sâu được ý nghĩa giá trị của việc làm, chứ không phải chỉ trên hình thức thôi.

Lâu nay, quý Phật tử tụng Sám Hối Sáu Căn, nhưng có hiểu được ý nghĩa sám hối sáu căn nhắc nhở điều gì không?

Xem tiếp...

BIẾT LẮNG NGHE

Đề tài sẽ trình bày là: “Biết Lắng Nghe”.

Trong Kinh Pháp Cú, Phật dạy:

                    Nếu được bậc hiền đức
                    Phê bình và sửa sai
                    Như người chỉ kho vàng
                    Có lợi mà không hại.

Nghĩa là nếu mà được những bậc hiền đức phê bình hoặc sửa sai, tức là nhắc nhở chỉ lỗi lầm cho chúng ta, thì đó là điều rất quý. Giống như người chỉ kho vàng cho chúng ta khai thác để dùng, nhân đó được nhiều lợi ích. Nên được chỉ lỗi là có lợi mà không hại.

Xem tiếp...

NIỆM VỀ CÁI CHẾT

I/ CHẾT LÀ ĐỊNH LUẬT CHUNG CHO TẤT CẢ THẾ GIAN.

Lâu nay, chúng ta nghe nói nhiều về vấn đề sự sống, đề tài nói chuyện hôm nay là “Niệm Về Cái Chết”.

Thường người ta hay sợ chết, không dám nghĩ hay nói đến cái chết, cho dù gần chết cũng vậy, khi cái chết đến thì hoảng hốt. Còn chúng ta là người học đạo, phải luôn nghĩ về cái chết để khi đến giây phút đó không lấy làm lạ. Bởi vì ai cũng phải chết, có sanh thì có tử là lẽ thường nhiên, không ai tránh khỏi được.

Xem tiếp...

TẬP NÓI LỜI XIN LỖI

I/ AI CŨNG CÓ LỖI

Sống trên đời này không ai là không có lỗi. Khắp thế gian này không người nào dám tự hào là mình không có lỗi, nên phải biết nói lời xin lỗi.

Người xưa nói “Nhân vô thập toàn”. Nghĩa là làm người không ai hoàn toàn, mà không hoàn toàn tức là còn có lỗi, có sai sót. Hầu hết mọi người còn sống trong mê, trong cái tương đối, cho nên không thể nào tránh khỏi lỗi lầm. Nếu người hoàn toàn không có lỗi chắc là hiền thánh rồi. Còn là phàm nhân thì ai cũng có lỗi, có sai sót, đâu thể tự hào là mình không có lỗi, chính cái tâm tự hào là lỗi rồi.

Xem tiếp...

OÁN HẬN NÊN GIẢI KHÔNG NÊN KẾT

Hôm nay là ngày nghỉ, quý Phật tử trong đạo tràng thay vì đi chơi hay ở nhà dưỡng sức, ngược lại quý vị dành hết thời gian đến thiền viện đông đủ vừa tu học, nghe pháp để huân tập thêm chủng tử giải thoát, đó là điều rất quí. Quý thầy nhắc nhở thêm một đề tài rất gần gũi với việc tu tập trong cuộc sống chúng ta, đó là “Oán Hận Nên Giải Không Nên Kết”, tức là hận thù nên mở không nên buộc.

Trước tiên, dẫn câu kinh Pháp Cú, Phật dạy:

Xem tiếp...

THIỀN BỆNH

Thiền vốn không bệnh, có bệnh sao gọi là thiền? Tuy nhiên, do người thực hành công phu nghiêng lệch, tâm vội vàng hấp tấp không thể nhận sâu lý thật, được ít cho là đủ, tạo cơ hội cho tính chấp ngã được nuôi dưỡng sống còn nên trở thành bệnh hoạn trên đường tu, nếu không kịp thời tỉnh giác thì nhân quả sẽ đến khó lường trước được!

Bởi lý thiền quá gần gũi, xác thật, người nhận ra chỉ trong chớp mắt nhưng sống được trong ấy hẳn không phải một ngày, hai ngày là xong. Người mới thấy dễ lầm Phật nhân thành Phật quả.

Xem tiếp...

TU THIỀN CÓ CHỨNG ĐẮC HAY KHÔNG ?

I. ĐẶT LẠI VẤN ĐỀ CHỨNG ĐẮC.

Thường thường với tâm lý người thế gian hễ làm việc gì cũng mong muốn có kết quả, được thành tựu cái gì đó mới chịu, mới hăng hái làm. Trong đạo, người tu thì muốn đắc quả, muốn chứng đạo, cho nên có những danh từ đắc đạo, đạt đạo, chứng đạo, thành đạo v.v… Vậy thật sự có đạo để chứng, để thành hay không? Đây là điểm cần phải nhận định kỹ, không để bị lầm lẫn, bị gạt khiến rơi vào đường tà.

Xem tiếp...

BẢO NHẬM

           Đốn ngộ tuy đồng Phật
           Đa sanh tập khí thâm
           Phong đình ba thượng dũng
           Lý hiện niệm du xâm.

Nghĩa:
          Đốn ngộ tuy đồng Phật
          Nhiều đời tập khí sâu
          Gió dừng sóng còn vỗ
          Lý hiện niệm vẫn vào

Lẽ thật sờ sờ không chối cãi, nhưng làm sao một phen sáng phải sáng mãi không cùng tận! Bởi ngộ thì trong chớp mắt không kịp suy nghĩ, song từ đó về sau thời gian còn dài, sức sống của mình chưa trải qua, đâu thể đem công phu trong một thoáng mà sánh kịp! Do đó cần phải có sự bảo nhậm, gìn giữ, khiến cho LÝ TỨC NHƯ THẾ,SỰ CŨNG NHƯ THẾ mới thật sự có sức sống không dối.

Xem tiếp...