headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 06/10/2024 - Ngày 4 Tháng 9 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

BÀI HỌC NHÂN QUẢ

baihocnhanquaHôm nay là ngày khai pháp đầu năm 2011 của đạo tràng Trúc Lâm Phụng Hoàng, quí Phật tử y pháp lễ thỉnh quí thầy và bày tỏ tâm thành kính cũng như lòng quí trọng pháp của các vị. Đó chính là nhân duyên giúp quí vị càng được thấm sâu, càng nhiều lợi ích lớn trong việc tu học. Bởi vì người học Phật cần phải hiểu được pháp, mà muốn hiểu được pháp thì phải có tinh thần trọng pháp, vì biết quí trọng pháp nên mới để tâm nghiêm chỉnh nghe kỹ hiểu sâu, và thực sự ứng dụng Phật pháp vào đời sống. Quí thầy rất hoan hỉ, chúc quí Phật tử nương tâm thành trọng pháp này luôn cố gắng tinh tấn để trọn một năm được nhiều tiến bộ trên bước đường tu học Phật pháp.

Xem tiếp...

HAI GIẤC CHIÊM BAO

mongĐây là để nhắc nhở về tu hành cho nên đề tài nói chuyện hôm nay là “Hai Giấc Chiêm Bao”. Trong đây có ai không có chiêm bao không? Đúng ra, mỗi người đều có hai giấc chiêm bao: một giấc chiêm bao ban đêm và một giấc chiêm bao ban ngày. Tức là cả ngày đêm tất cả đều ở trong chiêm bao: một giấc chiêm bao dài và một giấc chiêm bao ngắn.

 

Xem tiếp...

BÀI HỌC GIÁC NGỘ

giacngo2Lâu nay, đa số Phật tử quan trọng ngày Phật Đản Sinh hơn là ngày Phật Thành Đạo. Đúng ra, ngày Phật Thành Đạo quan trọng hơn vì nhân giác ngộ thành đạo nên Phật mới chuyển pháp luân nói pháp, rồi có Phật pháp, có đạo Phật và có Phật tử, đó quả là một ngày rất trọng đại. Cụ thể là Thánh tích Bồ-đề Đạo tràng ở Ấn Độ là một Thánh tích thiêng liêng nhất của đạo Phật vẫn còn tồn tại. Vì vậy, nhân ngày Phật Thành Đạo năm nay, quý thầy sẽ nói về đề tài: BÀI HỌC GIÁC NGỘ để nhắc nhở tất cả thấy được ý nghĩa, giá trị của ngày trọng đại này.

Xem tiếp...

BẢN CHẤT THẬT CỦA THÂN

thankhoTất cả mọi người ai cũng mang thân này và cho đó là thân mình. Chúng ta mang thân suốt cuộc đời và nhận nó là thân mình nhưng nếu xét kỹ thì chúng ta có thật biết rõ về nó chưa? Cho nên cần phải nhìn thật kỹ về nó.

Lâu nay chúng ta nhìn thế nào về thân này? Thân này gồm có: đầu, tóc, mắt, tai, mũi, miệng, má, cằm, cổ, vai, ngực, bụng, tay, chân, eo, lưng v.v… mình cho đóù là thân phải không? Thường thì ai cũng đều thấy thân như thế, nhưng bản chất của thân chẳng lẽ là vậy sao? Đó là chỗ chúng ta phải thấy cho thật kỹ, thật rõ. Nếu nhìn thấy thân như vậy, nhà Phật gọi là quá hồ đồ, hời hợt, tức là chúng ta chưa thật biết gì về thân mình.

Xem tiếp...

SỐNG VƯƠN LÊN

sen4Hôm nay sẽ nói chuyện về đề tài “Sống Vươn Lên”, bây giờ mình không thể sống chìm lịm trong bùn lầy của thế gian này, mà phải sống vươn lên. Nhưng sống vươn lên như thế nào ?

Trước tiên phải xét xem tại sao chúng ta có mặt ở thế gian này? Có ai bỗng dưng mà có đây không? Nếu bỗng dưng thì mình mới có mặt lần đầu ở đây sao? Nhưng điều đó thì không đúng với lẽ thật Phật đã dạy: “Chúng sanh luân hồi trong lục đạo như bánh xe quay”. Do vậy nên không biết đâu là chỗ bắt đầu, mà chỉ nói là từ vô thủy kiếp tới bây giờ thôi. Chữ “luân” là bánh xe, chữ “hồi” là quay, tức là bánh xe quay nên không có chỗ nào là chỗ bắt đầu, không thể tìm ra chỗ bắt đầu. Như vậy, không phải là mình mới có mặt lần đầu ở đây, mà là đã trải qua bất khả tư nghì lần. Có bài kinh ở tại Tinh xá Trúc Lâm thành Vương Xá, Phật gọi ba mươi vị Tỳ-kheo ở xứ Pava và bảo rằng:

Xem tiếp...

TẬP NGHĨ TỐT CHO NGƯỜI

lotusflowerBuổi sinh hoạt đạo tràng hôm nay quý thầy sẽ cho quý Phật tử một bài tập để tu học, bài tập này có tựa là “Tập nghĩ tốt cho người”. Đây là một bài tập phải trui luyện suốt năm.

Tại sao chúng ta phải tập nghĩ tốt cho người? Vì người ta thường có thói quen thấy cái xấu mà ít thấy cái tốt của người. Nhất là khi đã có thành kiến với ai thì lại càng cố nhìn những cái xấu của người nhiều hơn, và khi đã ghét ai thì đến cái cửa, cái cổng cũng ghét luôn, nên người biết tu rồi thì phải tập nghĩ đến cái tốt của người khác.

Xem tiếp...

CHÍN CHƯƠNG DI GIỚI

thiensuI. CHƯƠNG I

“Ông đã xuất gia thì hằng trái với chỗ đã sống. Cắt tóc huỷ hình, pháp phục khoác vào người. Ngày từ giã cha mẹ, trên dưới khóc ròng. Cắt ái mộ đạo, ý thật sáng trong, phải noi theo chí này. Kinh đạo tu cho sáng tỏ. Thế nào lại làm ngơ, cố giữ lấy sắc thanh, trọn ngày lỏng nhỏng. Kinh nghiệp chẳng nên chi”

Ngài nhắc, giờ đây đã là người xuất gia, là đi ngược với chỗ sống hàng ngày, không phải là sống quen theo lối thế tục trước kia nữa, mà bây giờ chuyển đổi cuộc đời, sống trong đạo, hình tướng cũng có khác đi thế gian, cắt tóc, huỷ hình là làm cho xấu đi, rồi mặc pháp phục để phân biệt với người đời.

Xem tiếp...

CHÍN CHƯƠNG DI GIỚI - LƯỢC SỬ THÂN THẾ NGÀI ĐẠO AN

thiensudaoan

Đây giảng về chín chương di giới của ngài Đạo An, dạy cho môn nhân nhầm nhắc nhở khuyên răn tiến tu.

 

Sư hiệu là Thích Đạo An sinh năm 312 (có chỗ ghi là 314), đời Đông Tấn, là một vị rất đặc biệt. Xuất gia năm 12 tuổi, thân tướng thì đen xấu, nhưng rất thông minh, học tập và nghiên cứu các kinh luận. Kiến thức siêu việt, nối pháp ngài Phật Đồ Trừng.

Chính Sư đã đề nghị với vua Phù Kiên thỉnh ngài Cưu Ma La Thập từ Tây Vực qua Trung Hoa và Sư cũng là người đặt ra cho tăng đoàn mang họ “Thích” là họ của Phật.

Xem tiếp...

CHÍ XUẤT TRẦN

phathichca2Buổi khai pháp hôm nay quý thầy nói về đề tài Chí Xuất Trần, nhằm nhắc nhở sách tấn đại chúng trong đầu mùa an cư để tất cả cùng thấy rõ bổn phận của người xuất gia.

I- Ý NGHĨA XUẤT TRẦN.

Tất cả người tu ai cũng có chí xuất trần? Bởi có chí xuất trần nên mới đi tu, nếu không có thì đã ở ngoài thế gian để thụ hưởng dục lạc thế tục, nên đã đi tu tức là có chí xuất trần. Sao là chí xuất trần ?

Là chí nguyện cao thượng nguyện thoát khỏi trần lao, vượt ra những trói buộc của thế tục, thoát khỏi ngục tù thế gian đã giam hãm chúng ta từ nhiều kiếp đến nay.

Xem tiếp...

QUYẾT TÂM TIẾN ĐẠO

hoasenI. ĐẦY ĐỦ HỔ THẸN

Người tu chúng ta phải có sự quyết tâm tu tiến, muốn vậy đầu tiên phải có đủ lòng hổ thẹn, điều này quan trọng, vì biết hổ thẹn mới có tâm cầu tiến. Nhiều khi chúng ta chỉ tu lừng chừng, hoặc buông lung mà không hề có lòng hổ thẹn nên dần dà đi xuống hoặc trở lui về thế tục. Thế nên, người xuất gia tu hành thường phải có lòng hổ thẹn để cảnh tỉnh bản thân mình tiến lên.

Xem tiếp...

TU TRONG MỘT CHỮ NHỚ

ChanDungDucPhatThichCaAi cũng nói tu khó, nhưng tại sao khó? Tại tập khí của con người là hay quên nên tu khó. Thí dụ như đang ở đây tôi nói gì quí vị nghe hiểu rõ ràng, khi về nhà thì quên mất, khó là ở chỗ đó. Mà vì sao lại quên? Vì vọng tưởng chuyện này chuyện kia hoặc bị tâm phiền não che mờ chớ không gì khác. Thời Phật tại thế, có một vị Bà la môn đến hỏi Phật: "Bạch ngài Cù Đàm, tại sao có khi có những bài chú chưa từng học mà bỗng nhiên tôi nhớ, cũng có khi có những bài chú đã thuộc lòng rồi lại quên?"

Xem tiếp...