headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 17/04/2024 - Ngày 9 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Hãy Nương Tựa Chính Mình

nisuhanhgiamHạnh Giám

Có ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ nó:

- Mẹ ơi, tại sao từ khi sanh ra  chúng ta phải đeo cái bình vừa nặng  vừa cứng, mệt chết đi được?

Ốc sên mẹ nói:

- Vì cơ thể chúng ta không có  xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà  bò cũng không nhanh.

- Tại sao chị sâu róm cũng bò chẳng nhanh, cũng không có xương mà không phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng này?

- Vì chị ấy sẽ biến thành bướm và bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy.

Xem tiếp...

Viện chủ CHƠN KHÔNG HẠ SƠN

hinh01Lệnh giải tỏa đã được ban hành, nhưng các thủ tục di chuyển tiến hành chậm chạp, nên Tu viện Chơn Không vẫn còn yên vị trên núi Tương Kỳ.

Hạ năm 1985 lại đến. Lúc bấy giờ Thiền viện Bát Nhã đã được tháo dỡ di dời về Phổ Chiếu, các am thất đã dần dần hạ sơn. Nhưng mùa an cư kiết hạ vẫn tổ chức bình thường, số Tăng ni tham dự trên dưới 30 Thiền sinh.

Xem tiếp...

"ÐẦU ÐÀ ÐỆ NHẤT" CHƠN KHÔNG

daudadenhatTừ lúc Tu viện Chơn Không có Trụ trì, người Trụ trì có một vai trò rất quan trọng.

Trụ trì Chơn Không, Thầy Thích Phước Hảo, người Thiền sinh Khóa I, cũng là Thiền sinh trưởng tràng. Thầy là người anh cả trong gia đình Chơn Không, là trưởng tử Chơn Không.

Trong tư cách, Thầy là người mẫu mực, có tấm lòng phụng sự kẻ bề trên, nâng đỡ kẻ dưới. Người mà Viện chủ đã cho là Ðầu Ðà đệ nhất.

Xem tiếp...

CÔNG CUỘC HOẰNG PHÁP CỦA Viện Chủ

hoangphap1Do duyên đưa đẩy, công cuộc hoằng pháp của Chơn Không được phát triển khá tốt đẹp. Một việc mà trước đó không ai ngờ đến. Không ngờ, trong điều kiện sống khá phức tạp, khá khó khăn về kinh tế và về nhiều mặt khác mà Thiền Chơn Không lại phát triển được và phát triển khá tốt nữa. Việc phát triển ấy chính là do công đức hoằng pháp củaViện chủ Chơn Không. Cụ thể là sự phát triển các cơ sở Thiền viện để phục vụ nhu cầu hoằng pháp ấy.

Xem tiếp...

CÁI TẾT CUỐI CÙNG TRÊN SƠN MÔN

tetcuoiThầy Trụ trì Chơn Không y lời dạy của Thầy Viện chủ sửa soạn lần ăn tết cuối cùng theo sự hướng dẫn của Thầy Viện chủ. Thầy đã chuẩn bị lương phạn bánh mứt cho đủ dùng 3 ngày tết. Với bánh tét đã gói một giạ rưỡi nếp (200 đòn bánh). Những lương thực này nhằm vào Thiền sinh ruộng rẫy sức ăn như … voi

Xem tiếp...

TẾT SƠN MÔN

tetsonmonXuân về, tết lại đến. Năm nay cửa nhà được chùi rửa, sơn phết lại. Thiền đường, Thất Viện chủ, Nhà Khách trở nên mới mẻ sáng sủa. Lư đèn cũng được chùi bóng sáng ngời.

Ðường sá cũng được dọn dẹp sạch sẽ. Cổng hoa được cắt vén khéo. Ðâu đó được chuẩn bị tươm tất.

Ðể đón tết, trước hết tổ hợp tương tổ chức liên hoan tất niên. Buổi tổ chức thật trọng thể. Gồm tất cả chúng hai Viện Chơn Không và Bát Nhã. Tất cả ni ở quanh Tu viện, cùng những Phật tử từ thị xã. Buổi liên hoan được diễn ra trong Thiền đường. Buổi liên hoan cũng là đêm phổ trà đón giao thừa trong Tu viện.

Xem tiếp...

SỰ THỂ HIỆN TÌNH CẢM

tinhcamÐối với Thầy :
Khi Thiền sinh đã xác định vị Thầy là vị Chân sư, một vị Thiện tri thức thì Thiền sinh không ngần ngại giao phó cuộc đời mình cho vị Thầy ấy. "Giao phó đời mình", điều này có quá đáng không? Có mang tính nô dịch không? Không nên quyết định vội vã, hãy xét lại ?

- Một kẻ bị lạc trong rừng, khi gặp một người, và biết chắc người này là kẻ thành thuộc đường nẻo, có tâm tốt hay đưa người thoát khỏi sự lạc lầm mà ra khỏi rừng rú, thì mình phải đối xử ra sao khi nhận đi cùng Người?

Xem tiếp...

TÌNH CẢM Thầy TRÒ

tinhcamthaytroTình cảm là việc của con người. Ðây chẳng phải là việc mới mẻ và lạ lùng. Nhưng người ta nghĩ: Kẻ tu hành dứt sạch tình cảm và chính người tu cũng cho: Kẻ tu hành không nên có tình cảm.

Ðó là việc không khéo sẽ lầm lẫn. Tùy theo quan niệm "về tình cảm" mà người ta đã qui định phải nên như thế nào. Tình cảm đã được thể hiện nhiều mặt trong đời sống. Nó quá ư phức tạp.

Dù vậy ta cũng có thể nhìn nó qua hai bản chất rõ rệt:

- Trong sáng.

- Vẩn đục.

Xem tiếp...

PHÁP Ở NHÀ KHÁCH

phapnhakhachVị trí này là nơi lăn lóc của các Thiền sinh. Buổi trưa nằm nơi đây hóng gió thì tuyệt.

Và đây là nơi dành tổ chức lễ (Lễ Khai Giảng)

Chỗ này là nơi Thầy trò thuyết thoại đàm huyền trong những hôm ngoài trời mưa gió.

Vào dịp Tết, đêm Phổ trà (Thầy và chúng cùng uống trà trong đêm giao thừa) được tổ chức ở đây.

Chính nơi đây, trong đêm giao thừa, người Thầy đã nhắn nhủ với môn đệ:

- Tu, tức chuẩn bị cho mình cái đêm giao thừa trong cuộc đời. Giao giữa cái sống và cái chết. Làm thế nào trong sự giao thừa đó mình được an lành, mỉm cười ngay khi ấy.

Xem tiếp...

PHÁP TRÊN ĐỒI TỰ TẠI

phaptrendoiÐồi đá này, con đường này Thầy trò mỗi chiều dạo mát, và ngồi đây bàn lẽ vô sanh.
Hãy nhìn đây, vị Thầy ngồi đó, trên mỏm đá cao, tì tay vào gậy trúc. Thiền sinh ngồi quanh từng mỏm đá bên nhau, tay cầm ngang cây gậy.
Thầy như vị tướng soái, trò như đoàn hùng binh.
Gió hây hây, áo vàng bay lất phất mát mặt người, mát cả cuộc ngồi chơi. Nơi đồi tự tại vị Thầy đã nói lên đạo lý gì?

Xem tiếp...

PHÁP TRÊN MẶT HỒ

phapmathoTrời cao biển rộng mênh mông
Ơn tri ngộ vẫn còn mang nơi lòng!

Mặt hồ nước này là nơi mà mỗi chiều Thầy Viện chủ thường ngồi đây nói đạo cho các Thiền sinh nghe.

Và cũng là nơi nằm "phơi sương" của các Thiền sinh sau giờ lễ Phật tụng kinh đầu hôm, trước khi tọa thiền.

Chính nơi mặt hồ này còn ghi lại những lời đạo lý ngắn gọn, thâm trầm thấm vào nhựa sống Thiền sinh. Nó đã phả vào sức sống Thiền sinh và giúp họ sống những ngày tháng có ý nghĩa nhất. Cho đến nay sức sống ấy vẫn còn, vẫn đang phát triển. Nó đã hòa trong máu huyết Thiền sinh, nên rồi Thiền sinh cũng không thấy rõ, nhớ ra đó là những thứ đạo lý gì, đạo lý nào? Thiền sinh đã quên, gần như quên hết. Nó đã thành sức sống rồi.

Xem tiếp...