headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 20/04/2024 - Ngày 12 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

NHỮNG VỊ KHÁCH ĐẶC BIỆT

vikhachdacbietVới các Viện, số lượng khách ngày một gia tăng. Hầu hết khách đến các Viện để viếng thăm và học hỏi Phật pháp. Trong số khách đã đến thăm Tu viện Chơn Không có các vị tu sĩ Công giáo, các vị này đến viếng với số lượng khá đông, khoảng 40 người. Ðây là những vị thuộc cùng một dòng tu, một Ðan viện với "Cha Thống".

Lần viếng thăm ấy, vào buổi chiều. Trong đoàn gồm các vị trong Ban lãnh đạo, Viện phụ, Viện trưởng v.v. . . cùng các vị tu sĩ hiện đang còn theo học (học chúng).

Các vị được tri khách hướng dẫn gặp gỡ Viện chủ Tu viện. Thượng tọa Viện chủ tiếp các vị khách này bên trong Thiền đường, vì với số lượng quá đông, trong cuộc tiếp xúc này có Cha Thống làm trung gian.

Ðược biết các vị tu sĩ thuộc dòng Phước Sơn này, đây là một dòng tu riêng mang một tính chất Việt Nam, nhà thờ của các vị gọi là Ðan Viện. Ðan viện từ cổng đến nhà khách và nguyện đường đều có kiến trúc giống như một ngôi chùa. Chỉ khác trên nóc có một thánh giá khiêm nhường. Về hình ảnh người được trình bày cũng mang vẻ Việt Nam. Ðan viện này tọa lạc tại Thủ Ðức, cơ sở khá lớn có đến hai mẫu đất

Trong buổi gặp gỡ này, Thầy Viện chủ Tu viện được các vị khách đặt nhiều câu hỏi, những câu hỏi không ngoài muốn tìm hiểu thông cảm trên giáo lý. Trong số lời hỏi, vị Viện phụ (như là Viện chủ) đã hỏi :

- Không biết nguyên nhân nào mà các vị tu sĩ, tu sĩ Thiên chúa giáo và cả Phật giáo hay xảy ra tình trạng nghỉ tu ra đời. Nhất là tu sĩ trẻ ?

Thầy Viện chủ Tu viện trả lời với nụ cười cởi mở:

- Việc này, phải là việc chung cho chúng ta. Theo riêng tôi, tôi thấy: Sở dĩ người đi tu là vì thấy đời sống không có gì thú vị nên nghĩ đến việc tu và đi tu, đi tu theo Thiên chúa giáo hay Phật giáo, nhưng khi vào tu rồi, trải qua nhiều ngày nhiều tháng mà thấy vẫn chẳng có được hứng thú gì hơn ở đời. Từ chỗ không tìm ra được sự hứng thú, "đâm ra" chán và nghĩ rằng đi tu cũng chẳng có gì hay. Khi đã nghĩ như vậy rồi thì còn lòng nào nữa đâu mà lo tu nữa. Ðợi chờ duyên đến để mà ra theo. Và khi có duyên thuận tiện thì theo đó mà ra, thôi tu.

Với tuổi trẻ điều này lại càng dễ hơn, thấy không ổn lòng là xoay liền chiều khác.

Các vị tu sĩ trẻ nghe qua vỗ tay vang cả Thiền đường.

Rồi trong số tu sĩ trẻ có vị đã hỏi qua về vấn đề Phật pháp, về cái tâm? Với lời đáp này, Thầy Viện chủ đã đem kinh Lăng Nghiêm ra làm cơ sở giảng giải, vô tình đây là một thời pháp, thời pháp ngắn thôi.

Các vị khách chăm chú nghe, và rồi các vị chừng như thông cảm được chỗ chỉ ra của Thầy Viện chủ, các vị vui vẻ cảm tạ ra về.

Các vị cũng gặp gỡ qua các Thiền sinh, trao đổi thân hữu. Tuổi trẻ dễ thông cảm cho nhau. Cũng là thanh niên như nhau, cũng đồng thời là tu sĩ, nhưng các vị khác thắc mắc:

- Quý vị (Thiền sinh) cũng như chúng tôi, quý vị lại ăn chay lạt, sao trông quý vị có vẻ khỏe mạnh hồng hào hơn chúng tôi nhiều, trong khi chúng tôi có ăn cá thịt?

Thiền sinh trả lời bằng cái cười buông trôi:

- Chắc là ngọn gió ở đây tốt (mà thực, đồng là thanh niên như nhau mà các vị có màu da xanh xanh mét mét, lại có dáng vẻ ốm yếu).

Lời hỏi có vẻ thắc mắc ở các vị khách tu sĩ Công giáo này, cũng giống như lời hỏi của một vị sư Nguyên thủy dạo trước khiến cho Thiền sinh tự thấy mình "ra vẻ", Thiền sinh đã xiết chặt tay những vị khách ngoại đạo này và tiễn chân ra tận cổng.

[ Quay lại ]