headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 12/10/2024 - Ngày 10 Tháng 9 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

TÌNH CẢM Thầy TRÒ

tinhcamthaytroTình cảm là việc của con người. Ðây chẳng phải là việc mới mẻ và lạ lùng. Nhưng người ta nghĩ: Kẻ tu hành dứt sạch tình cảm và chính người tu cũng cho: Kẻ tu hành không nên có tình cảm.

Ðó là việc không khéo sẽ lầm lẫn. Tùy theo quan niệm "về tình cảm" mà người ta đã qui định phải nên như thế nào. Tình cảm đã được thể hiện nhiều mặt trong đời sống. Nó quá ư phức tạp.

Dù vậy ta cũng có thể nhìn nó qua hai bản chất rõ rệt:

- Trong sáng.

- Vẩn đục.

Tình cảm vẩn đục là thứ tình cảm có khuynh hướng lợi dụng lẫn nhau. Lợi dụng cả thân xác lẫn tâm hồn. Ðây là thứ tình cảm nhơ bợn mang tính luân hồi, gọi là "thế tình" (tình cảm thế tục). Là một hình thức của chấp ngã và ngã sở nặng.

Tình cảm trong sáng là thứ tình cảm không lồng trong đó một ý thức lợi dụng, hay chiếm hữu. Nó không mang một tính cách nhơ bợn nào. Từ một cảm tính thuần chơn mà có sự thể hiện qua nếp sống, qua sinh hoạt. Ðây gọi là Ðạo Tình (Tình cảm trong đời sống đạo).

Ðạo tình là thứ tình cảm thuần khiết mang tính giải thoát. Nó là chất liệu để huân ướp đạo từ bi.

Ở đây, dĩ nhiên chưa phải đời sống đạo cứu cánh, mà đây chỉ là bước dự bị trong hành trình giải thoát thôi.

Trong khi chúng ta chưa thể dứt sạch tất cả bộ mặt tình cảm, để chỉ còn ròng rặt chất liệu từ bi, thì tạm thời chúng ta sống bằng một bước chuyển vị. Chuyển từ thế tình thành "đạo tình", để cho cuộc sống có ý nghĩa hơn một chút và nhất là trong khi chưa một ai là Thánh hết, tánh phàm phu vẫn còn đặc sệt, thì hỏi trong tương quan cuộc sống phải làm sao? Ðã chưa phải Thánh mà sống theo kiểu Thánh được sao? Vậy nên tương đối cũng phải có một vài tiêu chuẩn nào đó để tình cảm còn có mặt làm dịu đi những gì khó khăn trong lúc huân tu.

Trong tương quan cuộc sống nhất định không thể phủ nhận vai trò tình cảm.

Phải chấp nhận nó, vậy thái độ sống cùng nó phải như thế nào? Ðó là vấn đề của Thiền sinh trong Tu viện.

Dựa vào Thanh quy để thấy đời sống tình cảm của Thiền sinh, của những con người trong Tu viện.

Thiền sinh phải tự giữ 10 giới (giữ kỳ được) để chế ngự thói hư tật xấu ở bản thân. Giữ được giới như vậy là bảo đảm con người có tư cách. Có được căn bản giải thoát. Và từ đó, người Thiền sinh sống thể hiện được những hành vi tốt. Hành vi tốt đó nhằm có lợi cho mình cho người. "Lợi mình lợi người" là một hình thức thể hiện tình cảm.

Vì giữ giới thành tựu mà có lợi cho người, thì đây là "cái lợi" trong sáng, cái lợi cho pháp giải thoát. Chính đây là "đạo tình".

Kế nữa Thiền sinh phải: Tuân hành Lục hòa.

Tuân hành Lục hòa tức Thiền sinh thể hiện đời sống tương quan một cách tích cực. Ðây không là một cuộc sống thể hiện tình cảm cao đẹp sao?

Một người thực hiện đúng đời sống lục hòa trên hai mặt: Tinh thần và hình thức, người ấy là một con người như thế nào? Người ấy không được xem là người tốt sao? Người ấy là người rất tốt, thực tốt! Người ấy đáng được là bạn vàng.

Tại sao nói người ấy là người tốt "Tốt" đâu không là một ngôn ngữ để diễn đạt sự nhận xét đánh giá về một đời sống tình cảm nào đó? Vậy nếu đã chấp nhận người sống được như vậy là tốt thì phải thấy rõ tình cảm ở họ, nhận ra được tình cảm ở họ trùm chứa mình mới cho họ là tốt.

Thế nên, người tu được như vậy, con người Thiền sinh có đời sống như vậy, đâu không là một Thiền sinh có nhiều tình cảm, một thứ tình cảm cao đẹp được xây dựng trên tinh thần lục hòa, được thể hiện qua sự ứng xử của các Thiền sinh trong đời sống tu hành. Và như vậy, "đạo tình" đã nẩy nở trong mảnh vườn Tu viện. Mầm "đạo tình" ấy đã được suối từ thắm đượm sữa pháp tưới vào nên đời sống tình cảm Thiền sinh thật cao đẹp thật tươi tốt.

Vả lại, phần phụ trong nội quy ở mục thứ chín có ghi:

"Ðể thể hiện tinh thần tương thân tương ái, tất cả tu sĩ phải triệt để tương trợ nhau không phân biệt thân sơ".

Ðây là đề cao tình cảm đại chúng, vị tha và loại đi tình cảm cá nhân vị kỷ.

Như vậy, Thiền sinh Tu viện vẫn thể hiện tình cảm đời sống huynh đệ đạo bạn và tình cảm ấy có ba đặc tính:

- Trong sáng

- Chân thành

- Hợp đạo lý

[ Quay lại ]