headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 17/04/2024 - Ngày 9 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

ỨNG DUYÊN DẠY ĐẠO

ungduyenGiảng dạy việc tu học nơi Tu viện Chơn Không, không chỉ dạy trong Thiền đường hay Giảng đường mà dạy cả ngoài hai chỗ ấy và trong mọi lúc.

Việc dạy tu học ở đây khá sống động. Thỉnh thoảng lại có những giờ dạy đạo "Ðột xuất" tại Thiền đường. Những buổi học như vậy thật đáng ghi nhớ ở đời Thiền sinh.

Một buổi chiều trong mùa an cư năm 1973. Thầy Viện chủ đã nói một bài pháp không đề tựa.

Trước hết Thầy dẫn lại những chuyện đã qua là những sự kiện xảy ra giữa Thầy và một số đương sự.

Xem tiếp...

THỌ TRAI

thotraiBuổi điểm tâm, Thiền sinh thường ăn một món: hoặc cơm rang, mì, bánh mì, hay hủ tiếu…

Ðầu bếp Chơn Không đã trở thành "thiện nghệ". Buổi điểm tâm được nấu nướng có vẻ như một quán ăn. Kiểu cách cũng "điệu nghệ", có thêm gia vị, màu sắc này nọ. Những buổi ăn như mì hay hủ tiếu thỉnh thoảng cũng được kèm theo sữa hay cà phê sữa. Cái món mà có vẻ hấp dẫn "thực khách" nhất là món bánh tráng cuốn bò bía. Mới sáng tinh sương mà ăn cái món này, một món có nhiều rau sống, và ăn rồi lại uống thêm sữa bò, vậy mà bụng Thiền sinh vẫn không sao cả. Hình như ngồi thiền cũng giúp cho cơ thể dễ tiêu hóa sao ấy.

Xem tiếp...

CÚNG DƯỜNG TRAI TĂNG

traitangPhật tử thỉnh thoảng muốn cúng dường trai tăng, thì sắm sẵn thực vật mang đến, và tự tay làm lấy. Những lần như vậy, nhà bếp Tu viện giao hẳn cho Phật tử trọn quyền sử dụng. Vị tri khố không cần có mặt, hay chỉ có mặt để cầu vui hoặc chỉ dẫn vị trí đồ đạc vậy thôi.

Phật tử, người cúng dường sẽ thấy sự cúng dường như vậy thật thoải mái.

Xem tiếp...

ĐI CHỢ VÀ LÀM BẾP

dichoÐi chợ

Thầy Phước Tú là tri khố cùng Thầy Trí Cảnh giữ việc đi chợ.

Ðể tiết kiệm thì giờ tu học, đi chợ một lần mua ăn luôn mấy ngày, vì vậy số lượng lương thực mua cũng khá nhiều.

Thật là khó khăn cho hai Thiền sinh này phải đến chợ mua thức ăn trong buổi đầu. Việc làm này là việc làm mới toanh ở hai vị. Nhỏ lớn lên đi học, học rồi đi tu, có biết đi chợ búa mua sắm là gì. Việc này ở nhà đã có má có chị, ở chùa có bà có cô thường trụ.

Xem tiếp...

TỌA THIỀN

toathien1Thầy Viện chủ trực tiếp chỉ dạy phương pháp ngồi thiền.

Một sáng Thầy dạy chung cho toàn chúng cách thức tổng quát trong khi ngồi thiền. Việc này thật ra không phải là việc mới lạ đối với đời làm Tăng. Nhưng ở đây có khác, thì mới hay ra từ lâu mình tu tập trên thế ngồi không đúng pháp. Thầy giảng giải về ý tứ trong lúc ngồi mới thấy giật mình. Ngồi không đúng pháp vẫn bị ảnh hưởng đến thân tâm. Thân xác sẽ sanh bệnh, tâm thần sẽ bất ổn. Theo kiểu "tu mù luyện quáng" bất kể phải quấy thật là nguy.

Xem tiếp...

NHỮNG VỊ KHÁCH ĐẶC BIỆT

vikhachdacbietVới các Viện, số lượng khách ngày một gia tăng. Hầu hết khách đến các Viện để viếng thăm và học hỏi Phật pháp. Trong số khách đã đến thăm Tu viện Chơn Không có các vị tu sĩ Công giáo, các vị này đến viếng với số lượng khá đông, khoảng 40 người. Ðây là những vị thuộc cùng một dòng tu, một Ðan viện với "Cha Thống".

Lần viếng thăm ấy, vào buổi chiều. Trong đoàn gồm các vị trong Ban lãnh đạo, Viện phụ, Viện trưởng v.v. . . cùng các vị tu sĩ hiện đang còn theo học (học chúng).

Xem tiếp...

XUÂN TRONG CỬA THIỀN

T.T Thích Thanh Từ

xuanBốn mùa thay đổi, muôn vật chuyển xoay, theo quan niệm người đời thì mỗi lần đông tàn xuân đến trong lòng rộn rã đón xuân. Rồi bao nhiêu tục lệ từ xưa truyền lại, nào là đưa ông Táo, thiệp chúc xuân, dựng nêu, rước ông bà, chúc tết, lì xì . v. v. . . Bước vào cửa thiền, xem thử các tăng sĩ có quan niệm gì về ngày xuân. Ðây chúng ta hãy nghe Sơ tổ phái Trúc Lâm Yên Tử, Ðiều Ngự Giác Hoàng nói về xuân.

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung
Như kim khám phá đông hoàng diện
Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.

Thuở bé chưa từng rõ sắc không
Xuân về hoa nở rộn trong lòng
Chúa xuân nay bị ta khám phá
Chiếu trải giường thiền ngắm cánh hồng.

Xem tiếp...

ĐỜI SỐNG THIỀN SINH

thienduongĂN UỐNG

Tổ chức sự ăn uống:

Sự ăn uống ở ba Viện, trên cơ bản cũng giống nhau, tự mình làm tự mình ăn. Thiền sinh đi chợ, nấu ăn. Việc mình mình lo không nhờ đến ai khác.

Thiền sinh cả 3 Viện đều đông và khách khứa đều nhiều, nhất là những ngày học, do đó, người nhà bếp phải có cả ban, chia phiên thay đổi nhau mà lo liệu.

Xem tiếp...

VAI TRÒ CỦA THẦY

thayCùng một lúc Thầy Viện chủ phải chịu trách nhiệm cả ba Thiền viện, đây là một việc khá nặng nề. Nhiều Phật tử đã áy náy cho việc làm của Thầy mình. Nhưng với Thầy, việc phải cực nhọc như thế nào đó Thầy không đặt ra.

Thầy đã không quản vừa giảng dạy chúng, lại vừa chỉ vẽ riêng. Thật biết bao việc phải đặt ra, làm một vị Thầy có gần cả trăm môn đệ như vậy, đâu phải là việc đơn giản. Chỉ một việc, làm thế nào cho đời sống Thiền sinh không bị trục trặc, biết hòa vui với nhau thôi đã khó rồi, huống là phải nâng lên vai trò trí tuệ, công hạnh ở mỗi người.

Xem tiếp...

SỰ TU

tuhoc03Ba Thiền viện: Chơn Không, Bát Nhã, Linh Quang, được sử dụng chung cùng một thanh quy, nhưng ngày giờ và địa điểm học tu có khác, về việc học được phân ra làm hai địa điểm:

- Chơn Không

- Linh Quang

A. SỰ HỌC

THIỀN VIỆN CHƠN KHÔNG

Khóa giảng Chơn Không vào đầu tháng âm lịch, giảng tại Thiền đường. Việc giảng dạy này chung cho cả Bát Nhã. Ðến kỳ học, Thiền sinh Bát Nhã cùng đến đây để học.

Ngày học số Thiền sinh nội trú hai Viện và số Thiền sinh ngoại trú (am cốc lân cận) lên đến cả trăm vị. Lại thêm số Thiền sinh dự thính ở các nơi, Tăng Ni, Phật tử, số này thật đáng kể, cũng phải mấy mươi người nữa, có khi lại cả trăm không chừng.

Xem tiếp...

ĐỜI SỐNG THIỀN VIỆN

thayvienchuCảnh Tu viện hôm nay so với lúc khóa I không có gì đổi khác cho lắm. Chỉ khác về vẻ lớn lên của nó. Về cơ sở, có đổi khác chỗ Trai Ðường. Về nhà khách được xây cất lại. Ngoài ra cảnh sắc vẫn y nhiên. Bóng mát từ các cây trồng có thêm ra, vào trưa đây là những nơi che nắng rất tốt. Do sự có mặt của Thiền viện Bát Nhã và Linh Quang nên Hòa thượng đổi tên Tu viện Chơn Không thành Thiền viện Chơn Không cho được nhất trí.

Xem tiếp...