headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 07/09/2024 - Ngày 5 Tháng 8 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Nhà bếp Chơn Không có lý mầu !

nhabepchonkhongT.T Thích Thông Phương

Chơn Không thuở ấy, cuộc sống thật bình dị mà đầy đạo lý và ấm cúng tình Thầy trò. Nhà bếp nối liền với trai đường, cách một khoảng nhỏ làm kho phòng.

Buổi sáng chúng tôi ăn điểm tâm ngay tại nhà bếp luôn, nơi dãy bàn gỗ bên cạnh bếp nấu ăn. Buổi trưa mới dùng cơm ở trai đường phía trên.

 Mỗi buổi chiều, khoảng 4 giờ, Thầy Viện chủ từ trên thất đi xuống, đến nhà bếp, Thầy vào ngồi nơi bàn ăn điểm tâm của chúng tôi, còn chúng tôi thì ngồi quanh trên bộ ván gỗ tạp đóng tạm ở kế bên. Thầy kể chuyện đạo hoặc nhắc lại những lời Kinh Phật hoặc lời chư Tổ, Thiền sư và giải thích cho chúng tôi nghe để nhắc nhở tu hành và thêm tư lương trên đường giác ngộ. Thật bình dị, thân mật làm sao, nhưng đạo lý sáng ngời!

Cũng từ đây, chúng tôi hợp tác cùng Thầy cố vấn Thiền viện Chơn Không (Hòa thượng Thích Phước Hảo lúc đó là Trụ trì) ghi lại, chỉnh sửa, rồi trình Thầy Viện chủ và cho ra quyển Nhặt Lá Bồ Đề, là từ nhà bếp Chơn Không mà được kết tập thành. nhabepchonkhong2

Nhưng rồi, các pháp đều vô thường, nhà bếp đó nay không còn nữa, song quyển Nhặt Lá Bồ Đề vẫn còn đây cho người đọc, để nhắc cho người học Phật một ít đạo lý trong đó, không biết có ai thức tỉnh được điều gì chăng ?

Chơn Không thuở ấy hiện ở đâu?
Nhà bếp sinh ra đạo lý mầu.
Thử hỏi còn ai ở trong đó,
Giờ đây nhớ lại xem thế nào?
Xem thế nào,
Chơn Không thuở ấy hiện ở đâu?

[ Quay lại ]