headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 06/10/2024 - Ngày 4 Tháng 9 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

CẢNH TỈNH

1511 lesongBửu Bảo

Trong cuộc sống đời thường, con người luôn chạy theo tiền tài, danh vọng mà quên hẳn cái đích thực của chính mình. Vì thế tạo ra không biết bao nhiêu là tội lỗi, từ giết người, cướp của cho đến tự hủy thân mạng… Những thứ ấy bắt nguồn từ đâu? Phải chăng từ tham sân si, phiền muộn tật đố…? Ham muốn mà không được đáp ứng thì sanh ra sát hại lẫn nhau, bất kể là cha con chồng vợ. Những tệ nạn này đánh thức trong ta cái nhìn sâu sắc về kiếp sống đầy dẫy hiểm họa của con người. Những cảnh tượng đó đem đến cho tôi không ít xúc động, tôi vẫn bàng hoàng tự hỏi con người từ đâu đến, đến với mục đích gì, sao lại có thể như thế ?

 Và lời giải đáp được tìm thấy từ những lời dạy của đức Phật: Tất cả tham muốn, sân giận… dẫn chúng ta đi mãi trên con đường sanh tử để rồi tạo không biết bao nhiêu tội lỗi; một khi đánh mất lương tâm thì không nghiệp ác nào mà không làm. Con người chúng ta phải làm gì để thoát khỏi con đường nghiệt ngã ấy? Chỉ có trí tuệ, lòng can đảm, sự dũng mãnh sẽ giúp ta vững bước trên con đường lương thiện? Đúng thế, đó là con đường duy nhất để trở về nương tựa cửa Phật, nương tựa chính mình, nương tựa sự tĩnh lặng của tâm, sống tỉnh giác. Đây là con đường duy nhất, thiết thực nhất cho mỗi con người.

Con đường này đem đến cho ta một tâm hồn cao quý. Cách đây 2558 năm, đức Phật ngồi dưới cội bồ-đề, trải qua suốt bốn mươi chin ngày đên. Đến đêm bốn mươi chín khi sao mai vừa ló dạng, đức Thế Tôn bừng sáng, Ngài tuyên bố: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.” Nhưng, chúng sanh cứ mải mê lặn ngụp trong dòng nghiệp thức (tham, sân, si) để rồi nổi trôi trên đường  sanh tử không cùng tận. Đây cũng là vấn đề tôi thường thắc mắc. Tại sao? Tại sao ta cứ mãi trôi lăn, làm bạn với sáu tên giặc? Phải chăng ta còn hối tiếc hay không can đảm dùng trí tuệ để buông bỏ chúng ?

Như trong kinh Lăng Nghiêm, đoạn Phật dạy La-hầu-la đánh chuông và gạn hỏi ông A-nan. Đức Phật nhiều lần hỏi, ông A-nan nhiều lần đáp đều không khế hợp nên Phật quở ông quên mình theo vật. Đúng thế, chúng ta luôn quên mình chạy ra bên ngoài, tìm những thứ gì đó đáp ứng cho thân này mà quên bẵng tự tánh thanh tịnh vốn sẵn có, quên cái hiện hữu từ cửa con mắt, từ cửa lỗ tai… Căn trần theo nhau sanh ra thức và chúng vận hành rất nhanh chóng. Cũng như trong kinh Kim Cang, Phật dạy rõ:

Nếu do sắc thấy ta
Do âm thanh cầu ta
Người ấy hành đạo tà
Chẳng thấy được Như Lai.

Chính sự tìm cầu để đáp ứng cho thân tứ đại duyên hợp này nên ta mải đắm chìm trong biển khổ, quên mất bản tâm của mình. Nếu hằng ngày hằng giờ cho đến từng sát-na đều có thể hồi quang phản chiếu nhận ra được cái quý báu này, đây quả là điều tôi mong đợi.

Được thân người là khó, gặp Phật pháp lại càng khó hơn. Muốn vượt khỏi vòng lục đạo luẩn quẩn để bước đi trên con đường thẳng tắt Nhất thừa, cần có chánh kiền, chớ tin tà sư. Người xuất gia ở nơi lan nhã, ẩn mình trong chốn tùng lâm mà hành đạo vô thượng.

Lan nhã ẩn tu chốn non cao
Vui cùng cây cỏ muôn chim hót
Hoa cảnh, lòng trăng đẹp biết bao
Núi mây trùng điệp cảnh thanh vắng
Đêm về tĩnh tọa, Phật trong ta.
 

 

[ Quay lại ]