headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 06/12/2024 - Ngày 6 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Phật học phổ thông: Khóa V- Bài 6: Mười tông phái ở Trung Hoa: Luật tông, Tịnh độ tông, Thiền tông

BoDeDatMa2- HT Thích Thiện Hoa -

Không phải riêng gì Ðạo Phật, tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới, theo với thời gian và sự phát-triển, đều có chia ra nhiều tông phái. Sự phân phái ấy là một lẽ đương nhiên phải có để cho các căn cơ và hoàn cảnh khác nhau đều có thể thích hợp được. Nếu không, thì đạo không thể phát-triển được về bề sâu cũng như bề rộng. Hơn một tôn giáo nào cả, Ðạo Phật không có những giáo điều thần khải, không có một tinh thần rắn chắc, gò bó trong những hình thức hẹp hòi, câu nệ, mà trái lại, rất phóng khoáng, tự do, dễ khoan hòa, dung hiệp, nên Ðạo Phật đi đến đâu cũng có thể phát-triển đúng theo căn cơ và hoàn cảnh riêng biệt ở địa phương ấy. Do đó, mà Ðạo Phật có rất nhiều màu sắc riêng biệt khi lan tràn trên các nước.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: Khóa V- Bài 5: Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Trên thế-giới và ở Việt-Nam

chanhungphatgiao- HT Thích Thiện Hoa -

A.-Mở Ðề:

Trong thế kỷ thứ 18 và 19 ở Việt- Nam củng như ở các nước Phật Giáo khác, sự truyền-bá đạo Phật hình như thiếu một luồng sinh khí mới, nên cứ chìm dần, tưởng gần như sắp cáo chung. Nhất là khi Á-đông mới bắt đầu tiếp xúc với cái văn-minh sống-động, rực rỡ của Tây- phương; các dân tộc Á- đông bị ”mặc cảm tự ti”, cho rằng mình thua sút Tây-phuơng về mọi phương diện. Do đó, các dân-tộc Á châu, nhất là các dân tộc đông đảo như Ấn Ðộ, Trung Hoa, đều ruồng rẫy cái gia tài tinh-thần của ông cha, để theo học đòi cái văn minh cơ khí, hùng mạnh của Tây phương. Ðao Phật, cũng như các tôn giáo khác ở Á-châu, chỉ còn lại hình thức lễ bái cổ truyền, còn lại, còn các phần tinh-hao quý báu của nó bị chôn sâu trong lớp bụi quyên lãng của thời-gian.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: Khóa V- Bài Thứ 3: Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (tiếp theo))

phathoangtrannhantong- HT Thích Thiện Hoa -

V.- Phật Giáo Dưới Thời Nhà Trần (1225-1400).

1.-Tình hình chung của Phật Giáo dưới đời nhà Trần:

Nhà Trần nối nghiệp nhà Lý, thừa hưởng về mọi phương-diện, một di sản quý báu mà nhà Lý đã xây dựng trên hai thế kỷ. Riêng về Phật Giáo, mặc dù về cuối đời nhà Lý, triều đình gặp nhiều vụ nội biến và trong phái thiền môn, ít có được những vị cao-Tăng đại-đức như ở đầu đời Lý; nhưng trong dân chúng, Ðạo Phật đã thấm nhuần sâu xa, đâu đâu củng có chùa, có tượng Phật để tín đồ sùng bái.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: Khóa V- Bài Thứ 3: Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam

(Từ Lúc Mới Du Nhập Ðến Hết Ðời Nhà Lý)

- HT Thích Thiện Hoa -

thientrannhantongA.-Mở Ðề

Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.

Nhưng vì nếu có ai đi sâu vào lịch sử Phật Giáo Việt-Nam theo dõi bước đi của sự truyền giáo qua các thời đại từ khi dân tộc Việt-Nam mới lập quốc đến ngày nay, thì sẽ thấy Phật Giáo giữ một địa vị quan trọng vô cùng trong công trình gây dựng văn hóa Việt-Nam. Có thể nói một cách không quá rằng: Văn hóa Việt-Nam một phần lớn là văn hóa Phật Giáo. Rút cái tánh chất Phật Giáo trong văn hóa Việt-Nam ra thì văn hóa ấy thật là nghèo nàn, nông cạn. Chính Thượng tọa Mật Thể, trong quyển ” Việt-Nam Phật Giáo sử lược” đã nói rất đúng: ”nhờ tinh thần sáng suốt của thể đạo, với công nghiệp bố giáo của các tổ sư Phật Giáo rất có công to trên lịch sử văn hóa nước nhà”.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: Khóa V- Bài Thứ 2 - Lịch Sử Phật Giáo Trung Hoa

ngaihuyentrang- HT Thích Thiện Hoa -

A. Mở Ðề

Như chúng ta đã biết qua trong bài học thứ nhất, cái của đạo Phật ở Ấn Ðộ, trong khi trưởng thành đã chia thành hai thân cây lớn,một thân cây hướng về phía Nam, tức là Nam tôn Phật Giáo,trong thân cây hướng về phía Bắc, tức là Bắc phương Phật Giáo.

Nói đến Bắc Phương Phật Giáo, thí quốc độ lớn nhất và có một ảnh hưởng quyết định đến những nước chung quanh là Trung hoa. Vậy muốn biết lịch sử truyền bá Phật Giáo ở Bắc phương hay Ðại-thừa Phật Giáo, chúng ta không thể không nguyên cứu sự phát-triển, sự thăng trầm của đạo Phật Trung hoa, từ khi đạo Phật mớ du nhập vào cái khối người đông đảo nhất thế giới này cho đến thời cận đại.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông:Khóa V- Bài Thứ 1 - Lịch Sử Phật Giáo Ấn Ðộ

- HT Thích Thiện Hoa -

ThapdaigiacA.-Mở Ðề

Khao-khát cái tuyệt-đối, khinh-thường cái trương-đối; mong cầu cái vĩnh-viễn trường-tồn, ruồng-bỏ cái biến-chuyển vô-thường, người Viêt-Nam nói riêng và người Á-Châu nói chung đã được huân-tập mấy ngàn năm trong một thái-độ tư-tưởng như trên, nên đã xem thường lịch sử, là một môn học theo sát sự biên-chuyển vô-thường của sự thế, mà mục-đích là mong ghi chép một cách trung-thành những gì đã mất hút trong bóng tối của thời-gian.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông:Khóa IV- Bài Thứ 10: Ngũ Minh

nguminh- HT Thích Thiện Hoa -

A. Mở Ðề

Người Tây phương thường chê đạo Phật là tiêu cực. Thật ra, giáo lý của đức Phật như chúng ta đã học trong mấy khóa phổ thông và nhất là trong khóa IV này, chứng tỏ một tinh thần vô cùng tích cực, lợi tha, cứu thế. Nhưng trong thực tế, chúng ta phải công nhận rằng, phần đông các nhà hành đạo trong quá khứ; vì thiếu phương tiện và khả năng chuyên môn nên chỉ hoằng pháp lợi sinh bằng phương tiện nội điển, mà không đi sâu vào các ngành sinh hoạt khác của xã hội. Do đó, Ðạo Phật bị thu hẹp phạm vi hoạt động và mất rất nhiều ảnh hưởng trong đời sống đại đa số quần chúng.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông:Khóa IV- Bài Thứ 9 : Tứ Vô Lượng Tâm

tuvoluongtam- HT Thích Thiện Hoa -

A. Mở Ðề

Ðứng về phương diện tuyệt đối, hay chơn như môn, thì tâm của chúng sinh hay tâm của Phật cũng vẫn là một, không có rộng hẹp, thấp cao, sai khác, ngăn cách.

Nhưng đứng về phương diện tương đối hay sinh diệt môn, thì tâm có muôn hình vạn trạn, tùy theo chủng tánh của chúng sinh mà có cao thấp, rộng hẹp không đồng. Hễ nghĩ đến tham, sân, si, mạn v.v…thì tâm trở thành nhỏ hẹp, lớn bé, ngàn sai, muôn khác, cũng như cùng một thứ bột mà do người thợ làm bánh, khéo hay vụng mà có bánh ngon, bánh dở, bánh tốt, bánh xấu, bánh lạt, bánh mặn v.v…Cho nên Tôn cảnh Lục có chép: ” Tâm tạo chư Phật, tâm tạo chúng sinh, tâm tạo thiên đường, tâm tạo địa ngục.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông:Khóa IV- Bài Thứ 8 (tt) : Trí Huệ Ba La Mật

tritue2- HT Thích Thiện Hoa -

A. Mở Ðề

Trong đạo Phật, hai tiếng vô minh được nhắc nhở đến luôn, vì chính vô minh là nguồn gốc, là đầu dây mối nhợ của đau khổ của sanh tử luân hồi. Phật thường dạy: “Cái khổ của lạc đà, của lừa ngựa chở nặng mãn kiếp, cái khổ trôi lăn trong tam giới chưa gọi là khổ. Ngu si không trí huệ tin tưởng sai lạc, không biết hướng đi, cái ấy mới thật là khổ”.

Ngài còn dạy một cách mạnh mẽ, dứt khoát hơn: “Si là gốc của tội lỗi, Trí huệ là gốc của muôn hạnh lành”. Chúng ta là Phật tử chúng ta không muốn gây tội lỗi để chịu quả khổ đau, chúng ta chỉ mong làm được các hạnh lành để hưởng phước quả và được giải thoát. Vậy tất nhiên chúng ta phải tu huệ, thì Trí huệ Ba la mật.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: Khóa IV: Bài Thứ 8 - Thiền Ðịnh Ba La Mật

toathien2- HT Thích Thiện Hoa -

A. Mở Ðề

Kẻ tu hành muốn đến bờ giải thoát hoàn toàn, cần phải tu cả phước lẫn huệ. Trong bốn độ trước của lục độ mà chúng ta đã học, chỉ nói về tu phước. Trong hai độ cuối cùng là Thiền định và Trí huệ, chúng ta sẽ học về tu huệ.

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu tánh cách quan trọng và giá trị của Thiền định.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: Khóa IV: Bài Thứ 7 - Nhẫn Nhục Ba La Mật

nhannhuc- HT Thích Thiện Hoa -

A. Mở Ðề

Kinh Hoa Nghiêm có nói: “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai” (một niệm lòng sân hận nổi lên, thì trăm ngàn muôn tức cửa nghiệp chướng đều mở ra). Thật vậy, lắm người vì một phút không dằn được cơn tức giận, mà đánh đập vợ con đến tàn tật, đốt phá của cải quý báu của ông cha để lại, rồi phải ân hận suốt đời. Lắm lúc, vì không làm chủ được tánh nóng nẩy mà tình cốt nhục phải chia ly, nghĩa vợ chồng phải phân rẽ, bạn chí thân trở thành kẻ oán thù…

Xem tiếp...