headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 05/12/2024 - Ngày 5 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Phật học phổ thông: Khóa IX-DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN: NHƠN MINH LUẬN CƯƠNG YẾU

hoasen32HT Thích Thiện Hoa 

NHƠN MINH LUẬN TỪ ĐÂU MÀ CÓ? 

Trước thời Phật Thích Ca giáng sanh (chưa rõ xác thật là bao nhiêu năm),ở Ấn độ có nhiều phái ngoại đạo, tranh chấp nhau bằng lý thuyết. Ông Túc Mục Tiên nhơn là một trong các vị  Tổ của các phái, lập ra pháp luận lý này, để bác các đạo. Phương pháp này được tín dụng và  đắc lực trong thời kỳ ấy. 

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: Khóa IX-DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN: BÀI THỨ NHỨT: DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI

hoasen31HT Thích Thiện Hoa 

GIẢI ĐỀ MỤC 

"Duy thức" _ Thức là phân biệt; có hai phần: 1. Sở phân biệt (bị biết) gọi là cảnh, hoặc gọi là sự vật, tức là núi, sông, ruộng, vườn ...2. Năng phân biệt (cái biết) gọi là thức, tức là cái tác dụng phân biệt hay nhận biết các cảnh vật. 

Cảnh vật có hình tướng, thức không hình tướng. Người đời đều nói hai vật này ( vật chất, tinh thần) riêng khác; thật ra năng phân biệt (biết) và sở phân biệt (bị biết) cũng đều là thức; ngoài thức ra không có vật gì khác. Bởi thế nên gọi là Duy thức. 

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: Khóa IX-DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN: LUẬN A ĐÀ NA THỨC

hoasen30HT Thích Thiện Hoa 

Nội dung quyển A Đà Na thức này, chia làm 8 phần:

1. Nêu cái tên 
2. Định giới nghĩa 
3. Giải thích và chọn lựa 
4. Nêu cái thể 
5. Hội lại giải thích 
6. Chỉ những chổ sai lầm 
7. Lập Tôn chỉ 
8. Chỉ cái dụng 

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: Khóa IX-DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN: BÀI THỨ MƯỜI : TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP (Có 24 món)

hoasen29HT Thích Thiện Hoa 

Tâm bất tương ưng hành pháp, gọi tắt là “Bất tương ưng hành”. Chữ “Hành pháp” là những pháp thuộc về “Hành uẩn”. Hành uẩn là một trong năm uẩn.

Chữ “Hành” là sanh diệt dời đổi; chữ “Uẩn” là chứa nhóm. Hành uẩn có 2 loại:

1. Tương ưng hành uẩn, tức là các tâm sở (51 món). Chữ “Tương ưng” là ưng thuận với Tâm Vương.

2. Bất Tương ưng hành uẩn, tức là 24 món “Bất tương ưng hành” sau đây; 24 món này không tương ưng với tâm, chúng chỉ y ba phần: Tâm Vương, tâm sở và sắc pháp mà giả thành lập.(Tam, phần vị sai biệt cố).

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: Khóa IX-DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN: BÀI THỨ CHÍN - BẤT ĐỊNH TÂM SỞ

hoasen28HT Thích Thiện Hoa 

Bốn món Tâm sở này không nhất định thiện hay ác, nên gọi là “Bất định”.

1. Hối: ăn năn. Chỗ khác gọi là “Ố tác”: ghét việc làm đã qua; cũng là dị danh của “Hối”. Tánh của Tâm sở này, ăn năn việc làm đã qua. Nghiệp dụng của nó làm chướng ngại Định.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: Khóa IX-DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN: BÀI THỨ TÁM - TUỲ PHIỀN NÃO (Có 20 món)

hoasen27HT Thích Thiện Hoa 

Hai mươi món phiền não này, là tuỳ thuộc 6 món Căn bản phiền não trên mà sanh khởi. Vì phạm vi tương ưng của nó có rộng và hẹp không đồng, nên chia làm ba loại:

I. TIỂU TUỲ, có 10 món, mỗi món tự lực sanh khởi, phạm vi tương ưng nhỏ hẹp, nên gọi là “Tiểu”.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: Khóa IX-DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN: BÀI THỨ BẢY: TÂM SỞ (CÓ 51 MÓN)

hoasen26HT Thích Thiện Hoa 

“Tâm sở hữu pháp” gọi tắt là “Tâm sở”, nghĩa là pháp sở hữu của Tâm vương. Tâm sở tuỳ theo Tâm vương mà khởi và giúp đỡ Tâm Vương để tạo nghiệp (Dữ thử tương ưng cố)

tâm sở có 51 món, chia lảm 6 loại:

A. TÂM SỞ BIẾN THÀNH (Có 5 món)

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: Khóa IX-DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN: BÀI THỨ SÁU: A LẠI DA THỨC (THỨC THỨ TÁM)

hoasen25HT Thích Thiện Hoa 

Thức này có rất nhiều tên, khi đọc đến luận “A đà na thức” qýi vị sẽ hiểu rõ. Nay chúng tôi chỉ kể sơ lược một vài tên.

1. Đệ bát thức: Thức thứ tám. Vì theo thứ đệ: một là nhãn thức, hai là nhĩ thức, cho đến thức thứ Tám là thức này, nên gọi là Đệ bát thức.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: Khóa IX-DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN: BÀI THỨ NĂM: MẠT NA THỨC (THỨC THỨ BẢY)

hoasen24HT Thích Thiện Hoa 

Thức này có nhiều tên: 1. Mạt na (goị theo nguyên âm tiếng Phạn), 2. Ý căn: Thức này là căn của ý thức (Thức thứ Sáu); Vì thức thứ Sáu nương thức này phát sanh. 3. Thức thứ Bảy: Theo thứ đệ thì thức này đứng nhằm thứ Bảy. 4. Truyền thống thức: Vì thức này có công năng truyền các pháp hiện hành. 5. Ý thức, vì thức này sanh diệt tương tục không gián đoạn nên gọi là “Ý”. Song, sợ người lầm lộn với ý thức thứ Sáu, nên thức thứ Bảy này chỉ gọi là “Ý”, mà không thêm chữ “Thức”. Thức này chỉ duyên kiến phần cuả thức A lại da chấp làm thật ngã và thật pháp.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: Khóa IX-DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN: BÀI THỨ TƯ: Ý THỨC (THỨC THỨ SÁU)

hoasen23HT Thích Thiện Hoa 

Thức này nương Ý căn (thức thứ 7) khởi tác dụng phân biệt Pháp trần, nên gọi là “Ý thức”.

Trong tám thức duy có thức thứ Sáu này rất lanh lẹ và khôn ngoan hơn hết, nên trong bài thơ Bát thức có câu rằng:”Độc hữu nhứt cá tối linh ly” (riêng có một cái thức rất lanh lẹ). Suy nghĩ làm việc phải, thức này đứng đầu; còn tính toán tạo tác việc ác, thì nó cũng hơn cả. Bởi thế nên trong Duy thức nói:”Công vi thủ, tội vi khôi” (Nói về “Công” thì thức này hơn hết, còn luận về “Tội” thì nó cũng đứng đầu). Thức này cũng có công năng chấp Ngã và chấp Pháp.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: Khóa IX-DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN: BÀI THỨ BA: I. TÂM VƯƠNG (CÓ TÁM MÓN)

hoasen22HT Thích Thiện Hoa 

Tám món tâm này rất thù thắng,tự tại và tự chủ; cũng như vị Quốc vương, nên gọi là Tâm vương(nhứt thế tối thắng cố)

NĂM THỨC TRƯỚC - (TIỀN NGŨ THỨC)

1. Nhãn thức: Cái biết của con mắt. Vì thức này nương Nhãn căn, khởi ra tác dụng phân biệt về sắc trần, nên gọi là “Nhãn thức”.

Xem tiếp...