headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 10/09/2024 - Ngày 8 Tháng 8 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Tám quyển sách quý - Quyển 3 : LUÂN HỒI

luanhoiHT  Thích Thiện Hoa

I.- ĐỊNH NGHĨA
Luân hồi dịch ở tiếng Phạn là Samsara (lưu chuyển). Theo chữ Hán thì luân là bánh xe, hồi là xoay tròn. Hình ảnh bánh xe quay tròn là một hình ảnh rất rõ ràng mà Phật đã dùng để hình dung sự xoay chuyển lên xuống của chúng sinh trong sáu cõi (lục đạo) và sự tiếp nối sinh tử, tử sinh không cùng tận trong sáu cõi ấy. Luân hồi hay Samsara là một danh từ, một hình ảnh do Phật đặt ra, nhưng cái nội dung của nó là một sự thật, một trạng thái có thật trong cõi đời, có thể chứng nghiệm được, chứ không phải là một lý thuyết xây dựng trong không tưởng. Khi chúng ta đã chứng nghiệm được luật nhân quả trong vũ trụ, thì chúng ta cũng phải công nhận sự luân hồi, luân hồi chẳng qua là nhân quả liên tục, nhưng vì khi nó biến, khi hiện, khi lên, khi xuống, khi mất, khi còn, khi thay hình đổi dạng, nên chúng ta tưởng như gián đoạn và không ảnh hưởng chi phối lẫn nhau.

Xem tiếp...

Tám quyển sách quý - Quyển 3 : NGHIỆP

nghiepH.T  Thích Thiện Hoa

Ngày xưa có một gã thanh niên, uất ức trước trạng huống bất công giữa loài người, muốn tìm cho ra chân lý, nên đã đến hỏi Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Đâu là nguyên nhân, là nguồn gốc của sự bất công giữa chúng sinh? Tại sao có kẻ chết yểu, có người sống lâu, có kẻ khỏe mạnh, có người tàn tật, có người đẹp đẽ, có kẻ cô độc, có người đông con, có kẻ nghèo khó, có người giàu sang, có kẻ sanh trong gia đình đê tiện, có người sanh trong dòng dõi quí phái, có kẻ ngu muội, có người khôn ngoan ?

Xem tiếp...

Tám quyển sách quý - Quyển 3: LUẬT NHÂN QUẢ

luatnhanquaH.T Thích Thiện Hoa

I.- ĐỊNH NGHĨA

1.- Luật:

Có người cho rằng đã gọi là luật thì tất phải có một đấng thiêng liêng nào, người nào, hay xã hội đặt ra. Quan niệm này có nghĩa hẹp hòi và nông cạn. Luật ở đây là luật thiên nhiên, luật tự nhiên, nó bao trùm cả vũ trụ, vạn vật, chớ không nằm trong phạm vi của loài người, hay trong một xã hội nào. Người ta có thể khám phá ra luật ấy, chứ không thể đặt ra luật ấy được. Đức Phật, mặc dù là một đấng giác ngộ, cũng không đặt ra luật ấy, ngài chỉ là người đã dùng trí huệ sáng suốt của mình, để vạch cho mọi người thấy rõ ràng cái luật nhân quả đang điều hành trong vũ trụ mà thôi.

Xem tiếp...

Tám quyển sách quý - Quyển 2: KẾT QUẢ TỐT ĐẸP CỦA NGƯỜI DƯỠNG TÁNH: TỰ GIẢI THOÁT

hoasen12H.T Thích Thiện Hoa

Những đức tánh chúng ta đã thấy ở phần chính: Từ Bi, Trí tuệ, Bình đẳng, Lợi tha, Nhẫn nhục, Hỷ xả, Thanh tịnh, Tinh tấn và Kiên chí là những đức tánh căn bản đưa đức Bổn Sư Thích Ca đến quả vị Phật.

Nếu kể những đức tánh phụ khác, thì không biết bao giờ cho hết. Nhưng mặc dù không kể ra một cách rành mạch, những đức tánh ấy vẫn đã được nhắc đến, điểm qua, trong khi chúng ta bàn đến những đức tính căn bản ở trên; chúng liên lạc mật thiết với nhau cả.

Xem tiếp...

Tám quyển sách quý - Quyển 2: KIÊN CHÍ

kienchiH.T Thích Thiện Hoa

I.- ĐỊNH NGHĨA

Kiên chí là tánh bền bĩ, dẻo dai, quyết tâm đeo đuổi cho đến cùng chí nguyện, mục đích mà mình đã vạch sẵn. Kiên chí khác với tinh tấn. Tinh tấn là sự nổ lực tiến tới, là sự cố gắng, ra sức làm việc. Nó có nghĩa như chữ "cần" của bên Nho. Kiên chí có hàm nghĩa tiếp tục luôn luôn, đều đều, dù gặp bao nhiêu trở ngại, khó khăn đến đâu cũng không thối chuyển, bền chí làm cho thành tựu công việc. Nó có nghĩa như chữ "chuyên" bên Nho. Kiên chí cũng rất cần thiết cho sự tu hành, như tinh tấn, có nhiều khi lại quan trọng hơn cả tinh tấn nữa. Nho có câu: "Cần bất như chuyên".

Xem tiếp...

Tám quyển sách quý - Quyển 2: TINH TẤN

tinhtanHT. Thích Thiện Hoa 

I.- ĐỊNH NGHĨA

Tinh là tinh chuyên, thuần nhất, không xen tạp, Tấn là đi tới không thối lui.

Tinh tấn là luôn luôn chuyên tâm nhất trí, cố gắng không ngừng để tiến tới một mục đích toàn thiện, tốt đẹp, sáng sủa, an vui. Theo nghĩa thông thường, tinh tấn nghĩa là siêng năng, chuyên cần. Nhưng trong chữ tinh tấn có hàm nghĩa chuyên cần, siêng năng để đạt một mục đích chân chính tốt đẹp, mục đích giải thoát chứ không phải siêng năng, chuyên cần trong mục đích không tốt đẹp, hẹp hòi, ích kỷ.

Xem tiếp...

Tám quyển sách quý - Quyển 2: THANH TỊNH

thanhtinhHT. Thích Thiện Hoa 

I.- ĐỊNH NGHĨA

Thanh là trong, Tịnh là sạch. Thanh tịnh là tánh trong sạch, không vướng cáu bẩn, nhơ nhớp, là tánh trầm lặng, không náo động ồn ào. Thanh tịnh là tánh đã được gạn lọc khỏi những gì xấu xa ô uế tạp nhạp, lăn xăn trong cõi đời ô trọc nầy.

Xem tiếp...

Tám quyển sách quý - Quyển 2: HỶ XẢ

hyxaH.T Thích Thiện Hoa

I.- ĐỊNH NGHĨA

Hỷ là vui hay muốn nói cho đủ là tùy hỷ: vui theo, cùng vui với người khác. Phản nghĩa của hỷ là ưu (buồn phiền).

Xả là bỏ, không chấp, không ghi giữ trong lòng. Phản nghĩa của xả là cố chấp.

Hỷ xả là hai hạnh lành, có hai nghĩa, hai phạm vi, nhưng thường người ta hay nói chung với nhau, vì chúng nó có tương quan mật thiết, làm nhân làm quả cho nhau.

Xem tiếp...

Tám quyển sách quý - Quyển 2: NHẪN NHỤC

nhanH.T Thích Thiện Hoa  

I.- ĐỊNH NGHĨA
 

Nhẫn nhục do chữ "Ksânti" (sằn đề) trong Phạn ngữ mà ra. Nhẫn là nhịn, là nín, là chịu đựng; nhục là sỉ nhục, là nhơ nhuốc, xấu hổ. Nhẫn nhục là nhịn nhục, chịu đựng những điều nhục nhã xấu hổ, lao khổ, cho đến độ cùng tột rốt ráo. Nhẫn nhục là đức tánh trái lại với tánh nóng giận, oán thù.

Xem tiếp...

Tám quyển sách quý - Quyển 2: LỢI THA

thienthuthiennhanH.T Thích Thiện Hoa 

I.- ĐỊNH NGHĨA

Lợi là ích lợi; tha là người khác. Lợi tha là làm tất cả những gì có lợi cho người khác và vật khác. Lợi tha là phản nghĩa của ích kỷ, của lợi kỷ. Trong đạo Phật, lợi tha là một vấn đề tối quan trọng, nó làm chứa hầu hết công việc của một người Phật tử. Một công việc gì chỉ có tánh cách lợi kỷ, thì công việc ấy không phải là một công việc có giá trị có thể giúp người Phật tử tiến bước trên đường đạo. Người Phật tử không bao giờ chỉ thấy có mình mà không thấy có người, có vật khác, chỉ làm lợi cho mình mà không làm cho người hay vật khác.

Xem tiếp...

Tám quyển sách quý - Quyển 2: BÌNH ĐẲNG

phatdaybinhdangI.- ĐỊNH NGHĨA

Bình là bằng, là ngang nhau không cao, không thấp, không trên không dưới; đẳng là sắp hạng, là cấp bậc. Bình đẳng là sắp ngang nhau, là xem như nhau, không thấy có cái này cao, cái kia thấp, không thiên vị hạng người này, trừ bỏ hạng người kia.

Tánh bình đẳng của Phật là một tánh bình đẳng tuyệt đối, bình đẳng xét ngay từ trong thể tánh của vũ trụ, ngay từ trong cội gốc của cuộc đời là sự sống: mọi sự sống bất luận dưới hình thức nào đều có giá trị ngang nhau, đều được tôn trọng như nhau; mọi sinh vật, tất cả chúng sinh, đều có Phật tánh và đều có thể thành Phật.

Xem tiếp...