headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 19/04/2024 - Ngày 11 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Tâm hạnh Từ Bi Hỷ Xả

chutieu2HT Thích Thanh Từ 

Hầu hết Phật tử ai cũng biết mình tu theo đạo Phật là đạo từ bi, nhưng chưa biết thế nào là Từ thế nào là Bi. Theo chữ Hán giải nghĩa thì từ là ban vui, Bi là cứu khổ. Vậy ban vui cứu khổ là làm sao ?

Từ bi là tình thương hoàn toàn vị tha, còn tình thương hoàn toàn vị kỷ gọi là ái kiến. Nhớ, cũng tình thương mà một bên là từ bi, một bên là ái kiến. Từ bi là nhân đưa con người tới an vui giải thoát. Ái kiến là nhân trói buộc con người con người đưa con người tới trầm luân sanh tử.

Xem tiếp...

ĐỨC PHẬT LÀ BẬC VÔ THƯỢNG Y VƯƠNG

bacyvuongĐề tài chúng tôi giảng hôm nay: Đức Phật là bậc Vô Thượng Y Vương. Vô Thượng Y Vương là sao ? Nghĩa là Phật là vua thầy thuốc, không ai hơn.

Hồi xưa lúc làm tăng ở Phật học đường Ấn Quang, nghe từ này tôi hơi ngại, không biết người sau có quá tôn trọng chăng ? Vô Thượng Y Vương là vua thầy thuốc không ai hơn, nhưng Phật có hốt thuốc lần nào đâu mà gọi là vua thầy thuốc. Sau này khi được học và tu rồi, tôi mới thấy lời tán thán đó chân thật, chớ không phải lời tán thán suông. Tại sao ?Bởi thầy thuốc cứu chữa cho người, nếu là bệnh thập tử nhất sanh mà chữa được lành, thì gọi là thầy thuốc giỏi. Như vậy thầy thuốc giỏi có thể cứu được bệnh nhân sắp chết sống trở lại. Nhưng sống thêm dài lắm chừng mười năm, hai mươi năm thôi. Như vậy mà người ta đã tán thán vị đó rồi. Còn đức Phật cứu sống chúng sanh được bao nhiêu ?

Xem tiếp...

TU LÀ DỪNG CHUYỂN VÀ SẠCH NGHIỆP

phat5HT. Thích Thanh Từ  

Đề tài tôi giảng hôm nay: Tu là dừng nghiệp, chuyển nghiệp, và sạch nghiệp. Trước khi đi vào đề tài, tôi xin đặt một câu hỏi: “Tại sao chúng ta phải tu ?” Quý Phật tử thường đi chùa, lễ Phật, ăn chay, chắc rằng ai cũng nói mình biết tu rồi, phải không ? Vậy nếu có người hỏi tại sao phải tu, thì quý vị trả lời thế nào ? Ở đây tôi sẽ giải thích về điều này.

Chúng ta đều ý thức rằng người biết tu là người cầu tiến, là người vươn lên. Tại sao ? Thí dụ có người trước kia say rượu lè nhè, nhưng bây giờ người đó biết tu theo Phật, giữ năm giới. Do giữ giới nên không uống rượu say nữa, đó là đã tiến hơn xưa. Hoặc như người chuyên đi ăn trộm, người đó bị xã hội đánh giá là hạng bất lương. Bây giờ người đó biết tu, thọ giới của Phật. Phật cấm không được trộm cướp. Khi không còn trộm cướp nữa, thì người đó có tiến bộ chưa ?

Xem tiếp...

NGUỒN GỐC YÊU ĐỜI VÀ CHÁN ĐỜI

sen3

H.T Thích Thanh Từ  

Thế thường người đời hay than trách : Con người sao quá tệ ác xấu xa ! Khi đã thấy người xấu là mình đã ngầm nhận mình tốt rồi. Nếu mọi người xung quanh đều là xấu, đều là hèn hạ, đều đáng ghét, mình quá tốt, thì không còn lòng dạ nào muốn thân thiện sống chung với ai cả. Như vậy thì ở thế gian này mình như một kẻ lạc loài.Vì mình quá tốt mà người đời thì quá xấu không giao hảo được. Khi thấy mình lạc loài giữa đám rừng người thì sanh tâm chán đời.

Xem tiếp...

LÀM SAO BỎ ĐƯỢC THAM - SÂN - SI

tamsansiHôm nay quí Phật tử đến chùa, xin tôi nói pháp hướng dẫn nhắc nhở cho quí vị tu hành. Riêng phật tử ở Biên hòa, mấy năm nay được nghe kinh nhiều, hơn nữa quí vị hiện có mặt ở đây đa số là người lớn tuổi. Nên tôi không nói đạo lý cao siêu, mà chỉ nhắc cho quí phật tử biết rõ ý nghiã tu hành.Vì quí vị đã nghe kinh hiểu đạo, giờ cần thiết là phải tu.

Thế thường nói đến tu hành người đời thường hiểu lầm rằng : Tu là phải bị hành phạt, tự hành phạt cách này cách nọ. Hiểu như thế là không đúng. “Hành” đây có nghĩa là thực hành điều mình đã học qua kinh luận Phật Tổ dạy, chớ không phải học hiểu suông. Nhiều phật tử đến chùa nghe chúng tôi giảng dạy đã hiểu mà về nhà không thực hành. Học đạo như thế là chưa tròn ý nghiã.

Xem tiếp...

KHỔ VUI QUA MẮT KẺ MÊ NGƯỜI TỈNH

hoasen11Ở thế gian có những sự việc xảy ra, nguời mê lấy làm vui thích, người tỉnh thì không tán thán, lại có những việc người mê cho là khổ mà người tỉnh lại vui vẽ thực hành. Đó là điều mà tất cả chúng ta cần nên biết. Bởi vì cuộc sống giữa đời này ai cũng sợ khổ cầu vui; thế nên chúng ta phải sống như thế nào để không khổ mà lúc nào cũng vui.

Xem tiếp...

GẦN VÀ XA NIẾT BÀN

 hoasen10

Tất cả mọi người tu, ai cũng có ước nguyện sanh về cõi Cực Lạc hoặc nhập Niết Bàn vô sanh không còn luân hồi sanh tử. Nhưng tu thế nào mới được gần và được Niết Bàn ? Tu thế nào xa và không được Niết Bàn. Bài kệ sau đây của một Tôn giả đệ tử Phật nói về việc gần và xa Niết Bàn :

Xem tiếp...

ĐÂU LÀ CHÂN HẠNH PHÚC

huong duongTất cả chúng ta có mặt trên trần gian này, ai cũng mơ ước sống một cuộc đời  hạnh phúc, chẳng ai muốn cuộc đời mình bất hạnh. Thế nên mỗi năm vào ngày mồng một tết gặp nhau đều chúc nhau một năm hạnh phúc. Hạnh phúc là điều mình mơ ước và mọi người chúc tụng, vậy quí vị sống có hoàn toàn hạnh phúc không ? - Không. Tại sao mơ ước hạnh phúc và chúc tụng nhau hạnh phúc mà không được hạnh phúc ? Ngay trong cuộc sống này có ai dám vỗ ngực tự xưng rằng mình hoàn toàn hạnh phúc không ? Nếu có, chỉ có chút ít thôi, mười phần chỉ được một hai, chớ không được trọn vẹn. Hạnh phúc là gì mà ai cũng mơ ước chúc tụng cho nhau ?

Xem tiếp...

BÍ VÀ TRÍ

phat12H.T Thích Thanh Từ

Trong đạo Phật chúng ta thường nghe nói đến trí tuệ và từ bi. Vậy trí tuệ là gì, từ bi là gì? Người sống như thế nào là sống với trí tuệ và người hành xử như thế nào là người từ bi ?

Đạo Phật là đạo giác ngộ; giác ngộ là thấy đúng lẽ thật. Người thấy đúng lẽ thật không thể thiếu trí tuệ được. Vì vậy mà tất cả chúng ta, nhất là người tu Phật phải lấy trí tuệ làm nền tảng.

Xem tiếp...

TU PHẢI LÀ HIỀN

hoasen9HT. Thích Thanh Từ

Buổi nói chuyện hôm nay tôi nhắm vào Quý Phật tử Phước Thái nhiều hơn là Quý Phật tử ở các nơi. Vậy Quý vị hãy lắng nghe cho kỹ. Ở đây tôi không giảng những đề tài cao siêu, mà đặt những câu hỏi rất thực tế, rất thấp, quý vị hãy trả lời đúng như chỗ mình biết, để rồi tôi hướng dẫn cho quý vị tu hành.

- Quý vị đi chùa học đạo, có phải tu theo đạo Phật không?

Xem tiếp...

TRÁCH VỤ PHẬT TỬ TẠI GIA

HT Thích Thanh Từ  

I. DẪN KHỞI :

Phật tử tại gia là người con Phật đem giáo lý Phật dạy áp dụng vào gia đình khiến toàn cả gia đình sinh hoạt theo đường lối Phật giáo. Trách nhiệm và công vụ của Phật tử là hoán cải nhân gian trở thành một xã hội thuần túy Phật giáo. Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.

Xem tiếp...