headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 19/04/2024 - Ngày 11 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

NGỖNG CHÚA UỐNG SỮA CHỪA NƯỚC

Tôi có một câu chuyện muốn nói cho quí vị nghe. Chuyện này cũng với tinh thần chỉ Ông chủ chớ không có gì lạ.

Một sáng, khi xả thiền ra tôi có tuyên bố với một số người rằng: “Tôi quả thật là con ngỗng chúa biết uống sữa, lọc nước chừa lại.” Câu nói đó quí vị nghe lạ đời phải không? Đây là câu nói của các Thiền sư Trung Hoa thời xưa. Lúc trước tôi học tôi tu, đọc câu đó tôi cũng biết nhưng biết hơi ngờ ngờ. Bây giờ đem một bát sữa lại bảo chúng ta uống, chúng ta khôn hơn con ngỗng, nhưng chúng ta có lọc riêng sữa một bên nước một bên, để uống sữa chừa nước lại không? Huống là con ngỗng khờ hơn mình tại sao nó biết lọc sữa uống, còn nước chừa lại.

Xem tiếp...

CỘI NGUỒN SANH TỬ VÀ GIẢI THOÁT

Bài giảng hôm nay với đề tài Cội nguồn sanh tử và giải thoát, quí vị cố gắng lắng nghe, nếu lãnh hội được thì rất tốt, ứng dụng tu tập sẽ thấy lợi ích rất lớn. Chúng ta trầm luân sanh tử đã vô lượng kiếp rồi, vì không biết nguồn gốc tại sao phải trầm luân sanh tử, nên theo đó tạo nghiệp nối tiếp sanh tử mãi mãi. Bây giờ muốn ra khỏi sanh tử, phải biết nguyên nhân dẫn đi trong sanh tử, đoạn trừ nguyên nhân ấy mới có thể giải thoát sanh tử được.

Xem tiếp...

NGHIỆP BÁO

Hôm nay tôi về đây thăm, nhận thấy Phật tử ở gần vùng này chưa có cơ hội học giáo lý sâu nên đề tài tôi giảng hơi gần với quí vị, đó là đề tài Nghiệp Báo. Từ ngữ của Phật học nói đủ là nhân quả nghiệp báo.

Nhân quả nhiều người biết rồi, nói nghiệp báo là thế nào? Phật tử tu ai cũng muốn được an vui và hướng dẫn mọi người chung quanh mình cùng được an vui. Vậy chữ nghiệp báo có giá trị gì đối với sự tu hành của chúng ta? Thường người ta quen tưởng tượng khi làm tội, lúc sắp chết có quỉ sứ hay ngục tốt tới bắt đi, nếu làm lành có Phật hay Bồ-tát xuống dẫn mình đi. Bởi chưa hiểu rõ lẽ đó nên tưởng tượng không đúng lý thật.

Xem tiếp...

Sơ Tổ Trúc Lâm - Trần Nhân Tông

(1258 - 1308)

Ngài tên húy là Khâm, con trưởng vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh hoàng thái hậu, sanh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1258). Ngài tuy ở vị sang cả mà tâm hâm mộ Thiền tông từ thuở nhỏ. Năm mười sáu tuổi được lập làm Hoàng thái tử. Ngài cố từ để nhường lại cho em, mà Vua cha không chịu. Vua cưới trưởng nữ của Nguyên Từ quốc mẫu cho Ngài, tức là Khâm Từ thái hậu sau này. Sống trong cảnh vui hòa hạnh phúc ấy mà tâm Ngài vẫn thích đi tu.

Xem tiếp...

HAI ÔNG VUA XEM NGAI VÀNG NHƯ DÉP RÁCH

Hôm nay tôi về thăm Thiền viện Trúc Lâm thì Hòa thượng Thiện Châu đã vắng bóng, cụ Hoàng Xuân Hãn cũng không còn. Lần thứ nhất tôi đến đây năm 1994 tới bây giờ là tám năm, kỳ trước được cụ đến thăm và giúp chúng tôi nhiều tài liệu về Phật giáo Việt Nam.

Kỳ này tôi qua với tinh thần một người bạn quen thuộc về thăm Thiền viện, vì trước tôi và Hòa thượng Thiện Châu cùng có chỗ tâm đắc là hướng về Việt Nam, muốn làm sao cho Phật giáo Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn, làm sao đem cái hay cái quí của Phật giáo Việt Nam cho mọi người trên thế giới thấy biết, nên chùa này Hòa thượng để Thiền viện Trúc Lâm, ở Lâm Đồng Việt Nam tôi cũng để tên Thiền viện Trúc Lâm. Chúng tôi cùng hướng về Trúc Lâm Yên Tử, nơi có một hệ thống tu thiền của chư Tổ Việt Nam, làm nền tảng cho Phật giáo nước nhà.

Xem tiếp...

GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT

Hôm nay, tại Đạo tràng Tam Hòa tôi giảng về đề tài Giác ngộ và giải thoát. Đó là mục đích tối thượng hay tột cùng của người tu. Khi nói tới mục đích tối thượng thì chắc rằng không dễ. Vì khó nên tôi phải đi thứ tự từ thấp lên cao cho tất cả thấy chỗ cao siêu của Phật giáo như thế nào.

Trước khi nói giác ngộ và giải thoát, chúng ta nhớ lại đức Phật Thích-ca Mâu-ni tu dưới cội bồ-đề được giác ngộ giải thoát sanh tử, đó là mục tiêu cuối cùng Ngài đạt được. Như vậy với đề tài này, chúng ta sẽ đặt hai câu hỏi: Giác ngộ là giác ngộ cái gì? Và cái gì được giải thoát? Đa số người nói Phật giác ngộ, giải thoát mà Ngài cũng chết như mình, tám mươi tuổi nhập Niết-bàn, thì giải thoát cái gì? Đó là nghi vấn mà đa số Phật tử không giải quyết được.

Xem tiếp...

Phật pháp rất chân thật

Hôm nay, lần đầu tiên tôi đến chùa Hoa Nghiêm tại Bỉ theo lời mời của Ni sư Trụ trì, thăm viếng chư Ni và quí Phật tử, đồng thời đáp lại lòng chân thành thỉnh cầu của quí vị, thuyết một thời pháp. Đề tài tôi nói hôm nay là Phật pháp rất chân thật.
 
 Sở dĩ tôi nói đề tài này vì có một số người hiểu lầm, tưởng đạo Phật huyền bí, khó hiểu. Như tụng kinh Bát-nhã thấy khó hiểu nên họ cho là bí hiểm. Nếu bí hiểm thì lời Phật dạy không có lợi ích cho chúng sanh. Vì vậy chúng tôi phải nói rõ giáo pháp của đức Phật rất chân thật, rất thiết yếu với cuộc sống của con người.

Xem tiếp...

TÌM CHÂN LÝ

Tất cả chư Tăng chúng ta đi tu để tìm cái gì? Đức Phật ngày xưa đi tu là đi tìm cái gì? Tìm chân lý. Nhưng chân lý là gì? Chân là chân thật, lý là lẽ, là lẽ thật. Lẽ thật đó ở hai lãnh vực: lẽ thật ở ngoài thiên nhiên, vũ trụ và lẽ thật nơi chính con người chúng ta.

Tìm lẽ thật ở ngoài thiên nhiên, vũ trụ là những hình thức hiện giờ các nhà khoa học đang thực hiện. Còn tìm lẽ thật nơi con người thì chính đức Phật đã thực hành, nên chúng ta nói đức Phật đi tìm chân lý.

Tại sao nói đức Phật đi tìm chân lý? Trước hết phải hiểu tại sao đức Phật đi tu.

Xem tiếp...

TỔ SƯ THIỀN

Nói đến thiền sẽ có một số Phật tử cũ nghe dễ hiểu, nhưng người mới nghe hơi khó một chút, tuy nhiên từ từ nghe quen, quí vị cũng sẽ hiểu. Hôm nay tôi nói thẳng về thiền Tổ sư, gọi theo tiếng Hán là Tổ sư thiền.

Thiền Tổ sư được truyền từ Ấn Độ sang Trung Hoa, qua Việt Nam. Thiền này rất thẳng tắt, không nói quanh co. Vì vậy khi nghe quí vị chịu khó nghiền ngẫm mới thấy lý thú. Trước tiên tôi kể câu chuyện của Thiền sư.

Xem tiếp...

TỨ ÂN TRONG Ý CHÍ HIẾU TU

Hôm nay nhân ngày lễ khánh thành chùa Phật Quang, chúng tôi có ít lời nhắc nhở Tăng Ni cũng như Phật tử trên con đường tu hành và hoằng hóa chánh pháp. Tôi tạm đặt tên đề tài buổi nói chuyện này là “Tứ ân trong ý chí hiếu tu”.

Sau buổi lễ, tôi có hai cảm xúc sâu đậm: thứ nhất là có một nguồn vui sâu xa trong lòng chúng tôi, thứ hai là nỗi lo buồn cũng khá sâu xa trong lòng chúng tôi. Cho nên tôi muốn thuật lại hết những tâm tư ấy cho Tăng Ni, Phật tử thông cảm để cùng chung gánh vác Phật sự lớn lao trong hiện tại cũng như mai sau.

Xem tiếp...