LỢI ÍCH CỦA TU THIỀN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 03 Tháng tám 2009 08:50
- Viết bởi nguyen
Đề tài chúng tôi nói hôm nay là Lợi ích của sự tu thiền, song chỉ nói hạn chế trong một phần thiết yếu thôi.
Trước khi nói về lợi ích của sự tu thiền, chúng tôi xác nhận lại rõ ràng tu thiền ở đây là tu theo phương pháp của đạo Phật, chớ không phải thiền của các môn phái khác. Nếu chúng ta hiểu rõ và ứng dụng đúng cách, sẽ có những lợi ích như thế nào, đó là chỗ chúng tôi muốn trình bày.
TU BA NGHIỆP
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 07 Tháng ba 2009 08:10
- Viết bởi nguyen
Chúng ta tu Phật ai cũng nhắm đến chỗ giải thoát sanh tử. Muốn cầu giải thoát sanh tử thì phải biết nguyên nhân dẫn chúng ta đi trong luân hồi sanh tử. Vì vậy hôm nay chúng tôi nói về đề tài Tu ba nghiệp, bởi ba nghiệp chính là nguyên nhân dẫn chúng ta trôi lăn trong sanh tử.
TÀI SẢN KHÔNG BAO GIỜ MẤT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 01 Tháng ba 2009 08:12
- Viết bởi nguyen
Hôm nay nhân ngày lễ Khánh thành chùa Lưỡng Xuyên, với niềm hoan hỷ chung của mọi người, tôi nói một bài pháp tuy không phải cao siêu lắm, nhưng lại thiết yếu cho người tu Phật. Tất cả chúng ta ai cũng có tâm nguyện tốt lành, muốn làm sao hiện tại đời mình được an vui tốt đẹp, vị lai lại càng tốt đẹp hơn. Không ai dại gì chỉ nghĩ tới hiện tại mà quên đi vị lai. Do đó bài pháp hôm nay mang đề tài Một thứ tài sản không bao giờ bị mất. Ai muốn giàu, muốn sung túc thì hãy ráng nhớ giữ gìn tài sản này.
KHUYÊN GẮNG TU HÀNH
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 20 Tháng Hai 2009 08:31
- Viết bởi nguyen
Hôm nay thể theo lời mời của Ni sư Trụ trì chùa Phổ Đà, tôi về đây thăm trường hạ, đồng thời có vài lời nhắc nhở Ni chúng tu hành trong mùa an cư.
Sau khi Phật nhập Niết-bàn, có một số người cho rằng do nhận bữa cơm cuối cùng ở nhà ông Thuần Đà, ăn trúng nấm độc nên Phật tịch, do đó Thuần Đà bị kết tội. Nhưng trái lại, sau khi thọ bữa cơm đó xong, Phật nói: “Hai người cúng dường cho ta có công đức rất lớn, đó là nàng Mục nữ dâng bát sữa đầu tiên trước khi ta thành đạo và người cúng dường bữa cơm cuối cùng trước khi ta nhập Niết-bàn là Thuần Đà”. Như vậy Thuần Đà có công đức theo lời Phật thọ ký hay có tội theo lời kết án của quý thầy Tỳ-kheo?
CÁI GÌ RỒI CŨNG ĐẾN, ĐẾN RỒI QUA, QUA RỒI MẤT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 10 Tháng Hai 2009 07:39
- Viết bởi nguyen
Ngày Tất niên năm nay, tôi nói một đề tài hết sức là bình dân: Cái gì rồi cũng đến, đến rồi qua, qua rồi mất.
Tất cả chúng ta ai cũng như ai, khi sáng sớm thức dậy, nhớ đây là sáng, nghĩ đến chiều thấy như nó xa. Nhưng rồi lụi đụi qua một vài công tác là đến trưa. Sau bữa cơm trưa loanh quanh đến chiều, rồi tối. Như vậy nhìn sáng đến chiều dường như là xa, cái xa đó rồi cũng đến, đến rồi qua.
XUÂN TINH TẤN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 30 Tháng một 2009 08:37
- Viết bởi nguyen
Tất cả chúng ta, mọi người tin Phật đều tin đức Di-lặc là một vị Bồ-tát hiện giờ còn ở trên cung trời Đâu-suất . Khi đủ duyên thì Ngài sẽ xuống cõi Ta-bà. Khi đó Ngài ngồi dưới cội cây Long Hoa mà thành Phật hiệu là Di-lặc. Hội thuyết pháp đó gọi là hội Long Hoa. Khi nãy lạy Phật chúng ta có câu: Nam-mô Long Hoa Giáo Chủ tức là giáo chủ ở Long Hoa. Long Hoa là tên cây như cây Bồ-đề của Phật Thích-ca ngồi vậy.
NGÀY XUÂN QUA CÁC THIỀN SƯ VIỆT NAM
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 25 Tháng một 2009 07:58
- Viết bởi nguyen
Hôm nay là ngày đầu Xuân năm Canh Ngọ (1990), tất cả Tăng Ni và Phật tử về đây chúc mừng năm mới và yêu cầu chúng tôi nhắc nhở sự tu hành để được tinh tấn hơn trên đường đạo. Nhân ngày đầu năm chúng tôi sẽ nói về: “Ngày Xuân qua các Thiền sư Việt Nam.” Với đề tài này quí vị sẽ thấy rõ tinh thần người xưa dạy bảo chúng ta như thế nào để chúng ta cố gắng tu cho xứng đáng là những Thiền sinh Việt Nam. Các Ngài luôn mong muốn chúng ta mồi ngọn đuốc sáng của các Ngài để soi đường hướng dẫn người sau.
TÀI SẢN KHÔNG BAO GIỜ MẤT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 13 Tháng một 2009 09:18
- Viết bởi nguyen
Chúng ta là người sau kế thừa những bậc tôn túc trước, các Ngài đã gầy dựng, lập nên những gì tốt đẹp, bổn phận chúng ta là con cháu phải tiếp nối, gìn giữ. Những gì các vị lập ra bị hư hoại, chúng ta phải sửa sang trang nghiêm như buổi đầu. Hay nữa là làm đẹp hơn trước, như thế mới tròn bổn phận của hàng con cháu đi sau.
Cùng tất cả Tăng Ni Phật tử,
Ai thực tế hơn ai
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 03 Tháng một 2009 07:57
- Viết bởi nguyen
Ðề tài tôi nói hôm nay là Ai thực tế hơn ai? Trước khi vào đề tài tôi xin hỏi câu này, nếu người thấy tờ giấy trắng mà nói đen và ngược lại, tờ giấy đen mà nói trắng thì chúng ta đánh giá người đó thế nào? Ðúng theo danh từ nhà Phật gọi là điên đảo, tức cái thấy lộn ngược, không đúng lẽ thật.
Ý NGHĨA CHỮ TU
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 19 Tháng mười hai 2008 09:35
- Viết bởi nguyen
Nhân dịp quí Phật tử Hà Nội đến thăm, tôi có ít lời nhắc nhở để quí vị nhớ tinh tấn tu hành. Hôm nay tôi nói về đề tài Ý nghĩa chữ tu. Có Phật tử biết rõ ý nghĩa chữ tu, nhưng cũng có vị chưa biết rõ tu là gì. Tôi sẽ giải thích chữ Tu cho tất cả hiểu. Chữ Tu có nghĩa cụ thể nhất là "sửa đổi".