headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 29/03/2024 - Ngày 20 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

NHỊN CHỊU ĐỂ TIẾN TU

Hôm nay tôi sẽ nói về sự nhẫn nại trong đạo Phật. Người tu nếu không có sự nhẫn nại thì khó thành công được con đường tu học của mình. Tuy việc tu không phải quá khó khăn, nhưng nếu không có đức nhẫn, chúng ta rất dễ dàng bỏ cuộc.  

Nhẫn nhục cũng có nghĩa là hy sinh. Người tu Phật phải có sự hy sinh, đó chính là thể hiện tinh thần vô ngã vị tha của đạo Phật. Chúng ta muốn được giác ngộ, giải thoát nhất định phải tu tập. Trong quá trình tu tập phải chịu đựng, phải hy sinh. Nếu người nhát nhúa, dễ duôi, không chịu đựng được, thì khó thành tựu đạo nghiệp. Người xưa tu hạnh nhẫn nhục, dù thân thể bị cắt từng phần cũng không buồn giận.

Xem tiếp...

TÂM THIỀN

Khi nói đến tâm thiền tức là nói đến tâm đạo. Các bậc thiện hữu tri thức bảo tất cả chúng ta đều có sẵn tâm đó. Tuy nhiên nó ở đâu, như thế nào thì không ai có thể diễn tả hay chỉ được. Vì sao? Vì tâm này không hình tướng, không chỗ nơi, làm sao tả làm sao chỉ được. Cho nên nói tới tâm thiền là nói tới chỗ tự chứng tự biết, chứ không phải nói để mà chơi.

Xem tiếp...

TIN MÌNH ĐỂ TU

Người tu nếu không có niềm tin thì việc tu khó đi đến nơi đến chốn. Niềm tin này phải là chánh tín, tin ở chính mình, chứ không phải tin một cách mù quáng hay vì bị bắt buộc phải tin.

Đức Phật đã từng nói: “Như Lai không bắt ai phải tin mình cả. Hãy nghe những gì Như Lai nói, suy gẫm, thực hành thấy có lợi ích thiết thực rồi hãy tin và đến với Như Lai”. Rõ ràng đức Phật không bắt buộc ai tin Ngài và đến với Ngài cả. Nhiều người tin một cách nông cạn, cứ tin càn tin bướng mà không cần suy xét điều mình tin có đúng hay không?

Xem tiếp...

MÊ VÀ GIÁC

Hôm nay chúng tôi sẽ nói về mê và giác. Đây là hai vấn đề quan trọng trong giáo lý của đạo Phật. Đức Phật bảo chúng sanh mê thì không giác, giác thì không mê. Giác là giác ngộ. Tại sao chúng ta lại mê, làm sao để được giác ngộ? Đây là những vấn đề lớn của nhân sinh.

Tổ Lâm Tế nói thế này: “Chỗ ông dừng một niệm là cây Bồ đề, ông một niệm không thể dừng được là cây vô minh”. Nghĩa là một niệm dấy lên ta chạy theo là mê, là vô minh; một niệm dấy lên ta dừng được là Bồ-đề, là giác.

Xem tiếp...

QUÁN NIỆM CUỘC ĐỜI

Nhân cảm khái về hình ảnh một chiếc thuyền trôi trên dòng sông, mà tôi có bài giảng hôm nay.

Kinh Phật cũng có tả về một chiếc thuyền rất đông người, trôi trên dòng sông lớn. Mọi người trên thuyền đều đang vui vẻ tươi cười, trong khi đó bên kia bờ sông, có một người lớn tiếng kêu gọi cảnh giác rằng: “Dưới lòng sông nước xoáy rất nguy hiểm, coi chừng chìm chiếc thuyền. Ngoài nước xoáy còn có những loài thủy quái và quỷ dữ ăn thịt người. Nếu không chuẩn bị sẽ nguy hại đến tính mạng”. Người này kêu gọi gần như lạc giọng mà không ai để ý, cứ mặc tình đùa giỡn trên chiếc thuyền ấy.

Xem tiếp...

CHUYỂN TÂM MÊ

Buổi sinh hoạt hôm nay chúng tôi nói về những mắc mứu của tâm. Trong công phu tu hành, có những vấn đề nếu chúng ta không gặp các bậc thầy dày dặn kinh nghiệm thì khó mà cởi mở, hóa giải được. Vì vậy có rất nhiều người càng tu càng phiền não, càng đi chùa càng thấy bực bội.

Xem tiếp...

SỐNG TỈNH THỨC

Hôm nay là rằm tháng mười tức ngày Hạ ngươn. Theo tín ngưỡng dân gian, đây là một trong ba ngày rằm lớn. Rằm tháng Giêng là Thượng ngươn, rằm tháng bảy là Trung ngươn và rằm tháng mười là Hạ ngươn. Vì Thiền viện là chỗ chuyên tu nên không tổ chức lễ lượt nhiều.

Xem tiếp...

BIẾT LO TU

 Trong ngày đầu an cư, chư Tăng Ni đại diện tổ đình Thường Chiếu và các thiền viện về Đà Lạt đảnh lễ cầu pháp Hòa thượng Ân sư. Ngài dạy chúng ta cố gắng dẹp sạch ba con rắn độc tham, sân, si. Sau đó Hòa thượng hỏi tăng chúng đã dẹp được con rắn nào rồi. Hội chúng không ai dám thưa trình gì cả, tôi đành phải đại diện chư Tăng Ni thưa với Hòa thượng: “Chúng con cố gắng hết sức để dẹp sạch ba con rắn độc ấy.

Xem tiếp...

DỤNG TÂM TU

 Chúng tôi nêu lên vấn đề dụng tâm tu, cốt để chúng ta nhận ra được của báu trong nhà, nhận ra được cái chân thật của mình và hằng sống với nó. Nhờ dụng tâm tu, ta mới không bị mất ông chủ, không bị giả cảnh giả duyên bên ngoài kéo lôi, làm trở ngại việc tiến đạo của mình. Muốn được như vậy, phải thật tha thiết, tinh tấn và kiên trì dụng tâm tu.

 

Xem tiếp...

NIỆM TƯỞNG CỦA NGƯỜI TU

 Khi tu tập chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi những dấy niệm. Nếu dấy niệm loạn tưởng nhiều thì bất an, dấy niệm ít thì ít bất an, không có dấy niệm vọng tưởng thì an ổn. Tùy theo mức độ dấy niệm mà có các kết quả tương xứng. Vì vậy công việc chính yếu của người tu là điều phục vọng tưởng, làm chủ các dấy niệm.

 

 

Xem tiếp...

SỐNG CHẾT VÔ THƯỜNG

Trong cuộc sống, vấn đề sống chết là vấn đề đáng lo sợ nhất của con người. Nhiều vị mới thấy đó rồi chết đó. Khi sống bất an, lúc chết hoảng loạn, không chuẩn bị được gì cả. Ai rồi cũng phải đi chung con đường này, không thể tránh đâu cho khỏi. Vậy thì đối với vấn đề sống chết, chúng ta phải làm sao đây?

Xem tiếp...