headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 02/05/2024 - Ngày 24 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

PHÁP THIỀN

Đại sư Thánh Nghiêm - Việt dịch: Hạnh Đoan   

Phương pháp của tôi cùng phương pháp trong thiền đường Trung Quốc áp dụng không giống nhau. Thiền đường Trung Quốc ngoại trừ thời gian thiền tọa mỗi cây hương, tiến đến kinh hành bước nhanh ra, thì không có vận động gì khác. Còn theo cách dạy thiền tu của tôi, trừ kinh hành bước nhanh ra còn dung nạp kinh hành bước chậm (mạn bộ kinh hành) của Nam Tuyền. Tôi cũng dùng Yoga Ấn Độ và Thái cực quyền cùng An quyền của Trung Quốc. Người Tây phương hầu như rất ưa kiểu dạy có nhiều thể loại và cả đến phương pháp nửa động nửa tĩnh như vậy, họ có hồi ứng rất tốt.

Từ khởi đầu tại Lạng Sơn, lễ Phật luôn là trọng tâm tu hành của chính bản thân mình, cho nên tôi cũng dạy học sinh bái Phật. Tôi suốt đời lễ Phật đã không biết bao nhiêu lần, khó mà đếm hết. Nghi thức lễ lạy này là phương pháp tu hành cực kỳ có hiệu lực. Mặc dù chúng Tây phương lúc bắt đầu tập lễ Phật cảm thấy có chút ít khó khắn. Có người xem việc lễ bái trước Phật như là phương pháp mài luyện cho tự ngã khiêm hạ, có người lễ vì sùng bái thánh tượng.

Quan niệm “lễ Phật tiêu nghiệp chướng” đối với người Tây phương có vẻ thần bí khó giải thích, nên tôi nhấn mạnh lợi ích thực tiễn của việc bái Phật là giúp tâm mình an định. Đối với người vô phương an tâm, tôi dạy họ chầm chậm lễ Phật, động tác lễ Phật ảnh hưởng toàn thân. Bái Phật rồi thân thể phóng túng của họ được an định trở lại. Sau đó mới tiến lên một bước là buông vọng niệm và điều tâm.

Xướng tụng và cầu nguyện là một đề mục khác trong giáo trình hướng dẫn tu thiền của tôi. Sức mạnh của cầu nguyện thì tâm lý học lẫn khoa học đều vô phương giải thích. 

Khi chúng ta cầu nguyện tâm phát sinh sức mạnh. Nói theo Phật pháp thì người cầu nguyện cùng đối tượng cầu nguyện cũng giống như cái chuông và người gõ chuông hay sự liên quan giữa cái gương và người soi gương. Nếu không có người gõ chuông thì chuông chẳng thể ngân. Nếu không có người đứng trước gương thì gương chẳng hiện hình. Khi cầu nguyện trước đối tượng nếu người ta nhất tâm và có đại tín tâm thì mới có thể phát sinh lực lượng. Cơ đốc giáo cũng tin như thế. Chỉ có người tin mới được cứu. Chính từ quan điểm này, tín ngưỡng Phật giáo cùng tôn giáo Tây phương tuyệt chẳng khác nhau. Tín ngưỡng là căn nguyên động lực cầu nguyện.

Một bực khác nữa, tu hành thiền có thể sản sinh tâm lực. Thí như khi mẫu thân tưởng nhớ đến con, thì khi đó con cũng nhận thấy là mình phải viết thư hay gọi điện về cho gia đình. Người con linh cảm được mẫu thân đang mong, cho dù không trực tiếp nghe mẫu thân nói.

Dạng tâm lực này diễn biến khắp toàn cầu. Đông phương, Tây phương đều có. Nhưng đây chỉ mới là sức mạnh nội tâm của cá nhân mà thôi. Thử tưởng tượng lúc ngàn người xúm nhau tụng chú Đại Bi thì trong đó sẽ phát sinh sức mạnh cảm ứng cực lớn, nhân duyên tăng mau, thành thục… cho đến khi chuyển biến xuất hiện…

Người ta có thể cần ngân quỹ mua đất xây chùa mà cùng nhau cầu nguyện, việc này phát sinh khi chúng tôi tạo Pháp Cổ Sơn, xây đạo tràng và Đại Học Phật giáo hay lúc quyên tiền mua Viện Nghiên Cứu.  Đây không phải là Bồ tát Quan Thế Âm khiến những người này đồng ý cho đất mà do lúc xưng niệm Quan Thế Âm trong tâm sản sinh ra sức mạnh đem lại kết quả này. Đương nhiên nhân duyên kết tựu thành quả cần phải chính mùi. Nếu không cho dù nhiều người nguyện cầu cũng vô dụng.

Thiền tông không khuyến khích cá nhân mượn việc xướng tụng để cầu nguyện một kết quả đặc biệt nào đó. Thiền sư cầu việc gì không phải vì bản thân các vị ấy mà là cho cả mọi người. Thí như khi thiên tai hạn hán nghiêm trọng xảy đến, đất khô cằn nứt nẻ, có thể các quan viên địa phương sẽ thỉnh Hòa thượng cầu mưa. Ví dụ như Hòa thượng cầu mưa, được mưa rất nhiều, người Tây phương cho đây hoàn toàn là mê tín. Điểm này tôi đồng ý, có thể cho đây là hoàn toàn trùng hợp. Cầu mưa được mưa. Kỳ thực chỉ là mưa tình cờ rơi xuống đúng lúc, bất kể là người có cầu mưa hay không.

Nhưng mà những gì tôi làm và từng dạy không thể dùng tâm lý học và khoa học để mà giải thích. Việc khai ngộ trong Thiền tông, không thể dùng thí nghiệm tạo ra, cũng không thể dùng máy móc cơ khí để khảo sát thăm dò. Khai ngộ chỉ thông qua thực chứng, như người uống nước nóng lạnh tự biết.

Tôi đã từng giới thiệu các phưong pháp hướng dẫn môn sinh. Những phương pháp này quan niệm chủ yếu là quán nhân duyên. Bất luận sự vật gì sinh diệt đều có nguyên nhân của nó. Có những nguyên nhân ta biết và có những nguyên nhân ta không biết. Mỗi sự tình phát sinh đều có nguyên nhân. Nếu chúng ta không thể liễu giải là do cái thấy biết của chúng ta hữu hạn.

Pháp nhân duyên là nghĩa lý tối quan trọng trong Phật pháp. Nếu như liễu giải điểm này thì sẽ không vứt bỏ và cũng không cưỡng cầu việc không thể đạt đến, sẽ không tật đố người khác hay sầu oán bản thân mình. Lúc gặp chứơng ngại cần phải giúp cho thiện duyên tăng trưởng, khiến cơ hội thành công gia tăng. Mặc dù có những người tu hành rất lâu, chưa khai ngộ nhưng họ vẫn cảm thấy việc tu hành rất có ích và rất hạnh phúc.

Tôi bảo học sinh đừng tơ tưởng đến việc khai ngộ bởi vì nhân duyên này không phải là điều chúng ta có thể hoàn toàn lý giải được.

Tôi từ năm 1976 bắt đầu dạy thiền. Có nhiều học sinh trước khi theo tôi học tập đã khởi sự tu hành, một mực không khai ngộ, nhưng họ không từ bỏ. Họ hiểu nhân quả rất thâm diệu và không hề thất vọng. Họ chẳng kiêu căng cao ngạo hay hưng phấn quá độ.

Mấy năm nay tu thiền tại Hoàng Hậu Khu, tôi từ một hành giả tu thiền trở thành thầy dạy thiền. Thiền sư không sản sinh ra từ huấn luyện cũng không phải là tất cả người xuất gia hiện hữu đều có thể thành thiền sư. Thiền sư cần có các điều kiện phù hợp: Phải có thể nghiệm kiến tánh, phải hiểu biết Phật pháp uyên thâm, hơn nữa cần có đủ kiến giải để giảng thuyết giáo lý minh bạch và khai thông tốt đẹp cùng người. Như vậy mới có thể chân chánh làm xúc động tha nhân và cũng cần có một trường để dạy học.

Tôi mãi đến 50 tuổi mới thành là thiền sư. Trước đó vẫn còn tìm tìm kiếm kiếm, chưa thể phát triển phương pháp dạy học của bản thân cũng như chưa đầy đủ điều kiện làm một vị thầy. Một khi thành là thiền sư, tôi rất cần xử lý gánh nặng quyền lực và lực ảnh hưởng quyền uy cho ổn thỏa tốt đẹp.

Xem khắp lịch sử Thiền tông, các Thiền sư hiểu quyền lực chỉ là những thứ thuộc trần thế (trần thế chi vật) tất phải có trách nhiệm và lưu tâm xử lý nó. Cũng có những Thiền sư, nhân vì sức tu hành không đủ, bị lún sâu trong quyền lực đến nỗi đánh mất bản sắc và trách nhiệm của mình. Đa số các thiền sư nổi danh đều hiểu và biết xử lý danh vị lẫn quyền lực ra sao. Có lúc thậm chí phải từ bỏ chúng. Có một câu chuyện kinh điển vào đời Tống.

Một vị Thiền sư chính trị, thời đang rất phát, nhưng ông quyết định buông bỏ, nghỉ hưu. Vị đệ tử là một cao quan, rất nhớ ông bèn cất công đi tìm. Cao quan này đi đến một ngôi tự viện tương đối có tiếng tăm, hỏi thăm chúng xuất gia:

- “Trong đây có bậc đại tu hành nào chăng?”

Các tu sĩ trong chùa trả lời:

- “Không có, chúng tôi đều là người bình thường. Lúc ăn cơm thì ăn, đến thời ngủ thì ngủ”

Viên quan hỏi: - “Có người nào khai ngộ hay chưa?”.

Một vị tu sĩ đáp : - “Người nói mình khai ngộ nhất định là chưa khai ngộ. Khai ngộ là chuyện cá nhân”.

Sau đó viên quan nhìn thấy một tu sĩ đang phục vụ bữa ăn cho người nơi trai đường trông rất quen. Ông cố nhớ nhưng nghĩ không ra mình đã quen vị này như thế nào, bèn đến hỏi thầy Tri sự:

- “Tôi có cảm giác hình như mình đã gặp vị này. Ông ta pháp danh là gì?”.

Thầy Tri sự đáp: - “Ông ta không có tên, ngụ ở đây đã hơn một năm rồi. Ổng làm việc trong nhà bếp và lo chăm sóc vườn hoa. Thầy có thấy ông là đại pháp sư chăng?”.

Viên quan nói : - “Đừng nói nhảm. Trong đây không có đại pháp sư nào đâu.”

Dùng cơm xong, viên quan đến gần vị tu sĩ mình cảm thấy quen thuộc ấy, cất tiếng hỏi thăm:

- “Tôi đã gặp qua thầy ở đâu rồi chăng?”

Vị này trả lời: - “ Tôi chẳng nói dối nhưng cũng không thể nói thật, có thể anh quen biết y, nhưng tôi chẳng quen y”.

Sau đó ông bỏ đi làm việc của mình.

Ông ta đích thị là sư phụ vị cao quan. Sau khi từ bỏ chức trụ trì rồi, ông đến các nơi khác làm công việc tầm thường. Vì sao ông muốn như thế? Bởi vì ông đối với chức vị, quyền lực từng sở hữu trước đây chẳng có mảy may đam luyến và chấp trước.            

 

[ Quay lại ]