headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 19/03/2024 - Ngày 10 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

175 - Phúc Tiên dâng bài ca

福 先 進 歌

Phúc Tiên tiến ca

汾 陽 始 頌

Phần Dương thủy tụng

歸 宗 真 藥

Qui Tông chân dược

蒙 庵 毒 種

Mông Am độc chủng

699. — Phúc Tiên dâng bài ca

Thiền sư Phúc Tiên Nhân Kiệm ở Lạc Dương, từ khi ngộ đạo ở Tung Sơn, Sư phóng khoáng dạo chơi ngoài thành. Người thời ấy gọi Sư là Ðằng Ðằng Hòa thượng.

Trong niên hiệu Thiên Sách Vạn Tuế (965), đời Ðường, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên xuống chiếu mời Sư vào cung. Sư vào trước điện, ngước mặt nhìn Bà. Hồi lâu, Sư bảo:

– Hiểu không?

– Chẳng hiểu!

– Lão tăng trì giới “Không nói chuyện”.

Nói xong, sư liền lui ra. Sáng hôm sau, Sư dâng lên Bà mười chín bài ca ngắn. Thiên Hậu xem qua, rất vui. Bà ban cho Sư nhiều lễ vật, nhưng Sư không nhận. Bà sai người biên chép ra thành các bài ca, bài từ, truyền khắp trong nước. Những bài từ của Sư đều phô diễn chân lí để khuyên răn người thế tục. Chỉ có một bài “Liễu Nguyên Ca” là thịnh hành ở đời. Bài ca ấy như sau: 

Tu đạo đạo vô khả tu

Vấn pháp pháp vô khả vấn

Mê nhân bất liễu sắc không

Ngộ giả bản vô nghịch thuận

Bát vạn tứ thiên pháp môn

Chí lí bất ly phương thốn

Thức thủ tự gia thành quách

Mạc man tầm tha hương quận

Bất dụng quảng học đa văn

Bất tại biện tài thông tuấn

Bất tri nguyệt chi đại tiểu

Bất quản tuế chi dư nhuận

Phiền não tức thị bồ-đề

Tịnh hoa sinh ư nê phẩn

Nhân lai vấn ngã nhược vi

Bất năng cộng y đàm luận

Dần triêu dụng chúc sung cơ

Trai thì cánh xan nhất đốn

Kim nhật nhậm vận đằng đằng

Minh nhật đằng đằng nhậm vận

Tâm trung liễu liễu tổng tri

Thả nhẫm bán nghi bán độn.

                         Tu đạo, đạo không thể tu

                        Hỏi pháp, pháp không thể hỏi

                        Kẻ mê chẳng rõ sắc không

                        Người ngộ vốn không thuận nghịch

                        Tám vạn bốn ngàn pháp môn,

                        Chỉ lí không rời tự tính.

                        Biết giữ thành quách nhà mình,

                        Chớ dối tìm quê nào khác

                        Chẳng cần học rộng nghe nhiều

                        Không hay biện tài giỏi giắn

                        Chẳng biết tháng nào thiếu đủ

                        Không quản năm nhuận hay không

                        Phiền não tức là Bồ-đề

                        Tịnh hoa sinh nơi dơ bẩn.

                        Người đến hỏi ta làm (việc) gì?

                        Chẳng thể cùng anh bàn luận

                        Sáng sớm điểm tâm bằng cháo

                        Ðến trưa ăn một bữa cơm

                        Hôm nay mặc tình lâng lâng

                        Ngày mai lâng lâng mặc tình

                        Trong lòng rõ ràng biết hết

                        Ngoài mặt giả như ngu độn.

                                                        (Theo: Phổ Đăng lục.)

700. — Phần Dương (làm) tụng đầu tiên

Ngài Vạn Am nói: “Thể tụng xuất hiện bắt đầu từ ngài Phần Dương, đến Tuyết Ðậu thì phát triển thành âm điệu, hiển bày được ý chỉ thật sâu rộng, không có bờ mé”.

Ngài Tâm Văn nói: “Khoảng niên hiệu Thiên Hựu (904-907), Tuyết Ðậu đem tài biện bác, trau chuốt lời hay ý đẹp cốt cho tân kì, kế tiếp ngài Phần Dương làm tụng cổ, lung lạc người học thời bấy giờ. Tông phong do đây một phen thay đổi”.

Trong “Phần dương Vô Ðức Thiền sư Lục” có 100 bài tụng cổ cho nên lấy đây làm chỗ bắt đầu cho việc ra đời của tụng cổ.

(Theo: Thiền Lâm Bảo Huấn.)

701. — Qui Tông có thuốc hay

Thiền sư Chân Tịnh Khắc Vân về sau Trụ trì Qui Tông. Chính tông tán ghi: Thiền sư Chân Tịnh Văn nối pháp Hoàng Long Huệ Nam. Cư sĩ Trương Vô Tận (Trương Thương Anh tự Thiên Giác) gặp ngài Ðâu-suất (tên Tùng Duyệt) cử tắc “Câu rốt sau của thị giả Thanh Tố”. Kịp đến khi bãi tham, ông ta liền đến chỗ Qui Tông. Trong đêm dạ thoại, Qui Tông đề cập đến vấn đề này. Ông ta liền nổi giận nói:

– Như thế vì sao mửa ra máu? Lão trọc nói dối lung tung há có thể tin được sao?

Sư (Qui Tông) không nói ra hết ý.

Vô Tận ở Kinh Khê. Giác Phạm đến nơi ấy gặp ông ta. Vô Tận nói với Giác Phạm rằng:

– Tiếc rằng Chân Tịnh chẳng biết việc này!

Phạm nói:

– Tướng công chỉ biết câu rốt sau của Thanh Tố nhưng thuốc hay hiện tiền của Chân Tịnh thì chẳng thể biết hết.

Vô Tận nghe nói giật mình, bảo:

– Quả là có điều này.

– Nghi thì đừng tham vấn.

Ngay lời nói này, Tận liền thấy được chỗ đại dụng của sư. Ông ta thắp nhang hướng về Qui Tông làm lễ, tạ lỗi.

702. — Mông Am có giống độc

Thiền sư Mông Am Nguyên Thông sinh ở Trường Lạc, Phúc Châu, họ Chu. Sư đến nương ở nơi Thiền sư Qui Phong Quang Am Hối Am. Ðược độ xuất gia, Sư liền chỉ muốn theo chúng chuyên nhất thể cứu giải quyết việc lớn của mình, xin được miễn làm công việc trong chùa. Hối Am cười, nói:

– Ngươi muốn tham thiền gấp thế ư? Phật pháp ở tại tất cả chỗ tác dụng, chỗ hành động bình thường, sao lại sợ sự việc cướp đoạt công phu? Nay ta kì hạn cho ngươi một tháng, nếu chẳng làm xong, ta chẳng tha thứ đâu nhé!

Sư lui ra, đem câu “Phật pháp ở chỗ hành động bình thường” chép lên giấy treo trên cửa sổ. Sư tu hành miên mật, hông không bén chiếu độ nửa tháng. Am luôn luôn âm thầm theo dõi Sư, thấy Sư dụng công quá mãnh liệt, ngài thầm nghĩ: “Gã này nếu chẳng ngộ, e rằng sẽ điên mất!”

Một hôm, ngài nghe tiếng hỉ mũi và tiếng khóc, liền nói:

– A, thằng này hỏng rồi!

Ngài hỏi thăm trong chúng mới biết rằng tiếng khóc đó là do Sư nghe người thế tục báo tin có tang, liền nói:

– Ðáng cho gã này ăn một chùy!

Ngài liền gọi Sư đến, hỏi rằng:

– Ngươi có việc gì, sao lại khóc như cha chết vậy!

Nói chưa dứt lời, Hối Am nắm chặt Sư lại và tát cho một cái, bảo:

– Rất nhiều vô minh phiền não, chỗ nào đến được?

Lại đánh thêm một tát, lập tức các nghi ngại của Sư đều tan rã, Sư liền lễ tạ, thuận miệng trình kệ rằng: 

了,

Liễu liễu liễu, triệt để liễu

西

Vô đoan xích cước đông tây tẩu

Ðạp phá tình không nguyệt nhất luân

Bát vạn tứ thiên môn đỗng hiểu.

                             Lĩnh ngộ rồi, ngộ triệt để

                            Chân trần vô cớ chạy tứ tung

                            Ðạp vỡ vầng trăng trời quang đãng

                            Tất cả pháp môn thấu đến cùng.

 Từ đó cơ phong của Sư bén nhạy, không ai dám đương đầu.

Khi Hối Am sắp thị tịch, giao cho Sư pháp y và nói kệ rằng: 

Tái lai độc chủng,

Nguyên Thông thị giả

Phả nại ngô tông,

diệt nhữ biên dã.

                                 Giống độc sinh trở lại,

                                 vốn là Thông thị giả

                                  Không chịu được tông ta,

                                (nhằm) diệt biên kiến của ngươi.

                                                            (Theo: Khô Nhai Mạn lục.)

[ Quay lại ]