headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 21/09/2024 - Ngày 19 Tháng 8 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

NGŨ ĐĂNG HỘI NGUYÊN : 056 - PHẨY QUẠT

56.PhayquatThiền sư Bảo Triệt ở núi Ma Cốc, Bồ Châu, theo hầu Mã Tổ đang đi. Sư hỏi:
- Thế nào là Đại Niết-bàn?
Tổ bảo:
- Gấp!
Sư thưa:
- Gấp cái gì ?
Tổ bảo:

- Gấp xem nước.
Sư đang quạt, tăng hỏi:
- Tánh gió thường trụ, không chỗ nào chẳng khắp, vì sao Hòa thượng lại quạt?
Sư đáp:
- Ông chỉ biết tánh gió thường trụ, mà chẳng biết không chỗ nào chẳng khắp.
- Làm sao biết lý không chỗ nào chẳng khắp?
Sư liền phẩy quạt!
Tăng làm lễ, Sư bảo:
- Ông tăng không chỗ dùng, tiếp đãi một ngàn kẻ có lợi ích gì?
Hỏi tăng:
- Từ đâu đến?
Tăng:
- Kính thăm thầy!
Sư lại hỏi:
- Từ đâu đến?
Tăng :
- Trân trọng!
Sư bước xuống giường nắm đứng vị tăng, bảo:
- Cái ông tăng này, hỏi đến liền đem Phật pháp đối đáp.
Tăng nói:
- Giống hệt không mắt.
Sư buông tay ra nói:
- Tha mạng sống cho ông, thông hơi hám (hơi thở) cho ông.
Tăng làm lễ.
Sư muốn kéo đứng lại, ông tăng liền phủi áo ra đi. Sư nói:
- Thôi đem ba năm trúc
Nghĩ sánh muôn năm tùng.

BÌNH:

Tại sao hỏi Đại Niết-bàn, lại bảo gấp xem nước?
- Ngay đó liền không chỗ để chân.

CHÚ:

Vừa nghĩ ngợi tức gót chân đã dính nước.
Pháp thân vốn tự vô hình mà thường hiện hữu khắp nơi. Tuy thường hiện hữu khắp nơi, nhưng nếu không đủ duyên ắt cũng khó thấy. Vì thế, có người tìm cầu, ôm ấp năm năm, mười năm, nghe một tiếng kêu, thấy một đoá hoa nở, ngay đó tức liền hiện tiền. Như một Thiền sư Trung Hoa đọc kinh Pháp Hoa đến câu "Chư pháp tùng bản lai, thường tự tịch diệt tướng", Sư nghi mãi mấy năm. Một hôm, nhân mùa xuân, bắt ghế ngồi trước sân, nghe tiếng chim hoàng oanh hót trên cành liễu, liền tỏ ngộ. Sư làm tiếp hai câu sau:

Chư pháp tùng bản lai
Thường tự tịch diệt tướng.
Xuân đáo bách hoa khai
Hoàng oanh đề liễu thượng.

Tạm dịch:

Các pháp từ xưa nay
Tướng thường tự vắng lặng.
Xuân đến trăm hoa cười
Cành liễu hoàng oanh hót.

Hai câu đầu là để nói lên thể pháp thân thường trụ lặng lẽ không đến đi. Hai câu sau nhằm phô bày nghĩa tuỳ duyên liền hiện hữu. Như vậy, thì ngay một cái "phẩy quạt", ông tăng đã thấy được cái gì, liền lễ bái? Chúng ta đã thấy được chưa ?

- Chớ lầm nhận trên cái tướng động kia, mà phải thấy thấu "cái thể" kia!

"Ông tăng không chỗ dùng, tiếp đãi một ngàn kẻ có lợi ích gì?" Chính đó là câu sống người, chỉ tự nhận là tốt, nếu do dự, nghi ngờ ắt khó thoát khỏi cây gậy trong tay Thiền sư.

Ông tăng này cũng có chút ít hơi hám, vì sao Sư lại nói bóng gió như thế? Cho nên biết Thiền tông vốn vượt ngoài thường tình suy đoán, nếu chẳng phải "kẻ thật đến", cứ mãi trông đợi những lời khen ngợi từ cửa miệng các Ngài, ắt là "cửa thiền vẫn khép kín với năm tháng dài!".

Kiểm điểm lại, ông tăng này chẳng phải hạng tầm thường.
 

[ Quay lại ]