headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 19/04/2024 - Ngày 11 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

THIỀN QUAN SÁCH TẤN - THIỀN SƯ HUYỀN SA SƯ BỊ DẠY CHÚNG

thiensuhuyensadubiPhàm người học Bát-nhã Bồ-tát phải đủ đại căn cơ, đại trí tuệ mới được. Nếu căn cơ trì độn, phải chuyên cần khổ nhọc, nhẫn nại đêm ngày quên mệt, giống như người đi đưa đám ma mẹ, cần cù cấp bách sẽ có người phụ lực. Ghi tạc trong lòng chuyên tâm thật cứu, ắt có ngày hội ngộ.

Ở đây nói người học Bát-nhã phải là người đại căn cơ mới vào ngõ đại trí tuệ, nếu căn cơ trì độn không thể vào. Chữ độn là tối, chữ trì là chậm, trì độn là chậm tối. Chuyên cần khổ nhọc, nhẫn nại đêm ngày quên mệt, giống như người đưa đám ma mẹ. Đưa ma mẹ thì chắc không còn chuyện gì khác xen vào. Người gắng gổ tu hành, phấn đấu tích cực nhất định sẽ có niềm vui. Từ đó càng tin chánh pháp, càng vững pháp hành.

Xem tiếp...

THIỀN QUAN SÁCH TẤN - THIỀN SƯ TRIỆU CHÂU DẠY

thiensuTrieuChauCác ông chỉ thấu đạt lý tọa thiền, chuyên khán hai ba mươi năm, nếu không hội ngộ chặt đầu lão tăng đi. Lão tăng ngót bốn chục năm chuyên khán không dụng tâm tạp loạn, trừ hai thời cơm cháo mới tạp dụng tâm.

Ngài Triệu Châu có hiệu Tùng Thẩm, là một vị thiền sư nổi tiếng và có tuổi thọ rất cao, trăm hai chục tuổi. Có một điểm đặc biệt nơi Ngài, chúng ta học hoài mà làm theo không nổi. Đó là trong suốt mười hai thời dụng công tu hành, không bị vọng tưởng dẫn đi đâu hết, chỉ trừ hai thời cơm cháo. Hai thời này khởi tâm là vì hồi hướng cho chúng sinh, chứ không phải tâm lăng xăng điên đảo như chúng ta. Như thế xuyên suốt bốn chục năm, không chút tạp loạn.

Xem tiếp...

THIỀN QUAN SÁCH TẤN - THIỀN SƯ HOÀNG BÁ DẠY

thiensuHoangBaRÚT GỌN LỜI DẠY CHƯ TỔ

Phần này, tôi không ghi lại những lời cao siêu của chư Tổ, chỉ rút ra những chỗ thực hành công phu khẩn thiết. Lại rút gọn những chuyện cốt yếu cho tiện hằng ngày đọc qua để kích lệ thân tâm.

1. THIỀN SƯ HỒNG BÁ DẠY

Về trước tu tập nếu chưa thấu triệt, một phen lưỡi hái tử thần kề cổ, sẽ thấy trăm mối rối ren.

Ngài cảnh cáo, nếu chúng ta tu tập không đắc lực, chưa thấu triệt, thì một phen lưỡi hái tử thần kề cổ sẽ thấy rối ren. Lưỡi hái tử thần kề cổ như thế nào?

Chắc rằng huynh đệ cũng có sự trải nghiệm này rồi. Như các cụ lớn tuổi ở Lâm Viên Niết-bàn, hôm nào có bác sỹ về Thiền viện chẩn mạch, xét nghiệm, họ báo cho biết các cụ có khối u trong gan. Đây là lưỡi hái bằng thép, khó có thứ gì làm cho nó rỉ sét. Nghe như vậy bệnh nhân đã bủn rủn rồi! Bây giờ phải trị như thế nào, thuốc men ở đâu, làm sao? v.v... Thế là  thời khóa tu tập không còn áp dụng được, cũng không ăn được, không ngủ được, không còn muốn làm gì và cũng không có gì đáng để làm nữa. Tiếp tục như thế cho tới khi nào mọi việc kết thúc. Lúc ấy thầy tổ, người thân có khuyên nhắc bao nhiêu cũng khó mà yên lòng, khó gầy dựng được nếp sống an ổn.

Xem tiếp...

THIỀN QUAN SÁCH TẤN - TỰA

thienquansachtanMỞ ĐẦU

Kính thưa  đại chúng,
Hôm nay là buổi học đầu của năm Quý Tỵ, chúng ta học tác phẩm Thiền Quan Sách Tấn của ngài Châu Hoằng. Năm trước chúng ta đã học Quy Sơn Cảnh Sách, năm nay tôi cũng muốn lựa những bản kinh, những bài minh, bài châm của chư vị tổ sư để tiếp tục hướng dẫn cho đại chúng. Những bản kinh lớn như Kim Cang, Viên Giác, Duy-ma-cật, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm v.v... đã có quý thầy giáo thọ hướng dẫn. Chư huynh đệ sẽ được học dần dần đầy đủ những bộ kinh, bộ luận căn bản và quan trọng của Phật cũng như chư tổ.

Xem tiếp...

NGHIÊM HUẤN TÙNG LÂM-Lời dạy của thiền sư Đại Huệ

lichdaitosuThiền sư Đại Huệ còn gọi là Diệu Hỷ, ngài có duyên rất lớn với Tăng Ni và Phật tử trong thời đó. Chỉ qua ba tháng an cư thôi mà ngài hướng dẫn rất nhiều người ngộ đạo, đạt đạo. Trong đó có những quan chức cao cấp cũng được khai thị. Cho nên ngài rất nổi tiếng về phương cách tiếp người.

Đọc ngài Đại Huệ, chúng ta thấy mình thiệt thòi làm sao. Không biết lúc đó ở đâu, mà tới bây giờ mới biết ngài qua sách vở ngữ lục. Thật kém phước duyên quá, nếu mình gặp ngài lúc đó có lẽ bây giờ đã xong việc rồi, khỏi phải nói dài dòng chi nữa.

Xem tiếp...

NGHIÊM HUẤN TÙNG LÂM-Lời dạy của Hòa thượng Chân Tịnh Văn

hoathuongchantinhvan1. Xuất xử

Hoà thượng Chân Tịnh Văn tham học nơi ngài Hoàng Long lâu ngày, nhưng những năm đầu ngài không thốt ra một lời nào trước chúng nhân. Và mãi sau này ngài mới nhận lời thỉnh của chùa Động Sơn. Tiện đường đi qua ngã Tây Sơn ngài ghé thăm Hoà thượng Hương Thành Cảnh Thuận. Hoà thượng Cảnh Thuận nói đùa:

Gia Cát tích niên xưng ẩn giả,
Mao lư kiên thỉnh xuất sơn lai.
Tùng hoa nhược dã triệm xuân lực,
Căn tại thâm nham dã trước khai.

Xem tiếp...

NGHIÊM HUẤN TÙNG LÂM-Lời dạy của Hòa thượng Bảo Phong Anh

hoathuongbaophonganh1. Tự lượng

Hoà thượng Bảo Phong Anh nói: “Bậc lão túc các nơi hay đem phê phán lời nói của các bậc tiên giác và nhặt lấy các bài công án để diễn giải thêm. Những việc làm ấy không khác gì bưng đất đắp thêm vào núi Thái, bốc nước tưới thêm vào biển Đông. Núi biển kia đâu nhờ vào việc làm ấy mà cao sâu hơn. Xem cái chí muốn làm thêm lên cho các bậc tiên giác của các vị kia, thấy rằng các vị kia không tự biết, là việc làm ấy không hợp với sức mình”.

Xem tiếp...

NGHIÊM HUẤN TÙNG LÂM-Lời dạy của thiền sư Hoàng Long Huệ Nam

hoathuonghuenam1. Buông bỏ vạn duyên

Ngài Hoàng Long Huệ Nam nói: “Ta trước kia cùng Văn Duyệt vân du ở Hồ Nam, thấy một kẻ nột tử mang gánh đi hành cước. Duyệt kinh dị, nhăn mặt chau mày mà mắng rằng: “Vật nơi khuê các ở chính trong nhà mình mà chẳng chịu bỏ đi, lại phiền luỵ đến phần gánh của người khác, thật quả là quá mệt nhọc”.

Xem tiếp...

NGHIÊM HUẤN TÙNG LÂM-Lời dạy của Hòa thượng Hối Đường

hthoiduong1. Tri cơ

Ngài Bạch Vân đầu tiên trụ trì chùa Thừa Thiên ở Cửu Giang, sau này dời về chùa Viên Thông, khi ấy Ngài còn ít tuổi. Bấy giờ ngài Hối Đường ở chùa Bảo Phong nói với ngài Nguyệt Công Hối: “Vị tân trụ trì chùa Viên Thông là người thấy suốt nguồn gốc một cách rõ ràng, thực không hổ là người nối pháp của ngài Dương Kỳ. Nhưng tiếc rằng Ngài ra trụ quá sớm, chẳng phải là phúc của tùng lâm”. Nhân đó ngài Công Hối mới hỏi: “Tại sao vậy?”. Ngài Hối Đường nói: “Công danh mỹ khí, tạo vật thường tiếc không muốn cho người ta được hoàn toàn. Người ta cố mong muốn được điều ấy thì tạo vật cướp đoạt lấy”. Đến khi ngài Bạch Vân mất ở chùa Hải Hội thuộc Thư Châu, năm ấy Ngài mới có năm mươi sáu tuổi. Các thức giả cho ngài Hối Đường là người biết cơ vi, thực là bậc triết nhân vậy.

Xem tiếp...

NGHIÊM HUẤN TÙNG LÂM-Lời dạy của ngài Bạch Vân

htbachvan1. Thiền cơ

Ông Công Phụ từ đất Đương Đồ qua sông thăm Hoà thượng Bạch Vân Đoan, tại chùa Hải Hội. Hoà thượng Bạch Vân hỏi: “Trâu của ông thuần chưa?”. Ông Công Phụ đáp: “Thuần rồi”. Bạch Vân quát mắng, ông Công Phụ vẫn khoanh tay đứng im. Ngài Bạch Vân nói: “Thuần rồi, thuần rồi! Việc này không khác gì việc chứng ngộ của ngài Nam Tuyền và ngài Đại Quy”. Nói rồi ngài liền tặng ông Công Phụ một bài kệ:

Trong non trâu đủ đồ dùng,
Rong chơi ngoài núi tây đông mặc tình.

Ngài lại nói: “Bậc thượng đại nhân dạy ba nghìn người biết được lễ vậy”.

Xem tiếp...

NGHIÊM HUẤN TÙNG LÂM-Lời dạy của ngài Diễn Tổ

1. Lạc httacphiđạo

Ngài Diễn Tổ nói: “Sư ông khi mới trụ trì chùa Dương Kỳ, nơi này nhà cũ, đòn tay hư mục, chỉ tạm che gió mưa mà thôi. Nhưng vừa tới cuối mùa đông thì tuyết rơi đầy giường, không chỗ ở nào được gọi là thanh thản. Các tăng sĩ thấy thế tỏ lòng chân thành, nguyện sung vào việc sửa chữa. Sư ông từ khước nói: “Xưa kia đức Phật của chúng ta có nói: Thời nay đương thuộc về kiếp giảm, nơi bờ ao hang sâu còn thay đổi bất thường, thì làm sao chúng ta được trọn vẹn như ý và tự cầu cho mình đầy đủ được. Các ông đi xuất gia học đạo, làm việc đến đổi tay chân chưa yên mà đến bốn năm mươi tuổi rồi, há còn có công phu rảnh rang để phụng sự cho căn nhà đẹp đẻ đầy đủ sao?” Cuối cùng sư ông không thuận theo. Ngày mai sư ông lên pháp đường đọc bốn câu kệ như sau:

Xem tiếp...