headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 20/04/2024 - Ngày 12 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

ĐẠO ĐẾ_2

ĐẠO ĐẾ _ Phần cuối

TỨ DIỆU ĐẾ

HT. Thích Thiện Hoa

Trích Phật Học Phổ Thông

MAGGA – Part 2/2

L’OCTUPLE NOBLE SENTIER 

Grand Vén. Thích Thiện Hoa

Extrait du Bouddhisme Fondamental

 
6.- Chánh tinh tấn: 

Chữ tinh tấn ở đây cũng cùng nghĩa như tinh tấn đã nói trong bài trước, nghĩa là chuyên cần, siêng năng, thẳng tiến mục đích đã vạch sẵn không vì một lý do gì mà lùi bước. Chánh tinh tấn là chuyên cần, siêng năng làm việc chánh nghĩa, lợi lạc cho mình cũng như cho người và vật. 

Người theo đúng Chánh tinh tấn, trước tiên, bao giờ cũng hăng hái sửa mình, cương quyết bài trừ những điều ác, quyết tâm phát triển mọi hạnh lành (xem bài Tứ Chánh cần). Người theo đúng Chánh tinh tấn, dũng mãnh tiến lên trên đường đi đến giải thoát, cho đến lúc nào đạt được mục đích cao cả, cùng tột ấy mới thôi (xem đoạn "Tấn căn" trong bài Ngũ căn). 
Nói tóm lại, người theo đúng Chánh tinh tấn, quyết tạo nghiệp vô lậu xuất thế gian, lấy chánh trí làm mãnh lực, lấy Niết Bàn làm chỗ quy hướng, một lòng chẳng trễ, muôn kiếp không dời, quyết công phu, định thành đạo quả để trước tự độ, sau hóa độ chúng sanh. 

 

 


7.- Chánh niệm: 

Niệm là ghi nhớ (cũng như nghĩa chữ niệm ở các bài trước). Chánh niệm là ghi nhớ đến những điều hay lẽ phải, những điều lợi lạc cho mình cho người, những đạo lý chân chính quý trọng cao siêu. 

Chánh niệm có hai phần:

1. Chánh ức niệm: là nghĩ nhớ đến các điều lỗi lầm để thành tâm sám hối, và nghĩ nhớ đến Tứ trọng ân: ân cha mẹ, ân tổ quốc, ân chúng sinh và ân Tam Bảo để lo báo đền.

 

 

 

2. Chánh quán niệm: là dùng tâm từ bi xét nghĩ cuộc đời là khổ não, tật bệnh, mê mờ mà chúng sinh đang mắc phải, để mở rộng lòng thương yêu và quyết ra tay cứu độ.

Người theo đúng Chánh niệm, thường quan sát cảnh chân đế, tưởng niệm các pháp trợ đạo; bất luận ở đâu và làm gì, cũng nhớ nghĩ đến cái quả vô lậu xuất thế gian, dù trải qua bao nhiêu số kiếp cũng không thối tâm xao lãng. 

 

 

8.- Chánh định: 

Chữ "Ðịnh" ở đây cũng đồng nghĩa như chữ Định trong các bài trước, nghĩa là tập trung tư tưởng vào một vấn đề gì, để thấy cho rõ ràng. Chánh định là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng, đúng với chân lý, có lợi ích cho mình và người. 

Người theo đúng Chánh định, thường tập trung tư tưởng để quan sát những vấn đề chính sau đây: 

- Quán thân bất tịnh (bất tịnh quán): tức là quán tưởng thân không thanh tịnh, để trừ tham dục, si ái (xem lại đoạn: "quán thân bất tịnh" trong bài Tứ niệm xứ). 

 

- Quán từ bi (từ bi quán): là quán tưởng tất cả chúng sinh đều là một chân tâm, bình đẳng không khác, để đoạn trừ thù hận, và mở rộng lòng thương yêu để cứu độ chúng sinh. 

 

- Quán nhân duyên (nhân duyên quán): là quán tưởng tất cả pháp hữu hình như muôn
vật, vô hình như tâm niệm đều là giả hợp, duyên nhau mà có, chứ không có một cách chân thật, không trường tồn, để đoạn trừ ngu si, pháp chấp. 

 

 

 

 

- Quán giới phân biệt (giới phân biệt quán): nghĩa là phân biệt và quán tưởng sự giả hợp của mười tám giới: sáu căn, sáu trần, sáu thức để thấy không thật có "ngã, pháp" ngõ hầu diệt trừ ngã chấp, pháp chấp. 

 

- Quán hơi thở (sổ tức quán:) nghĩa là quán tưởng bằng cách chuyên chú đếm hơi thở ra vào, để đổi trị sự tán loạn của tâm thức. 
 

Như đã nói ở đoạn mở đề, Bát Chánh đạo là pháp môn rất được thông dụng. Sự thông dụng này sở dĩ có được là nhờ lợi ích thiết thực và quý báu của nó đối với đời sống cá nhân của người tu hành, đối với xã hội, và đối với đời sống tương lai. Có thể tóm tắt những lợi ích, hay công năng của Bát Chánh đạo trong ba điểm sau đây:

 

1. Cải thiện tự thân: Nếu con người chuyên tu theo tám đường chánh này, thì sửa đổi được tất cả mọi sự bất chính, mọi tội lỗi trong đời sống hiện tại của mình, như ý niệm mê mờ, ngôn ngữ đảo điên, hành vi sai quấy, đời sống vô luân. Khi những điều  trên nầy đã được cải thiện, thì tất cả cuộc đời riêng của mỗi người sẽ chân chính, và thiện mỹ.

 

 

 

2. Cải thiện hoàn cảnh: Nếu trong xã hội ai ai cũng đều chuyên tu theo tám đường chánh đạo nầy, thì cảnh thế gian sẽ an lành, tịnh lạc, không còn chiến tranh xâu xé, giết hại lẫn nhau.

 

3. Chứng quả Bồ đề: Người chuyên tu theo tám đường chánh này, không những có nhiều lợi lạc trong cuộc đời hiện tại mà còn gây tạo cho mình một tương lai tươi sáng, gieo trồng cho mình những hạt giống Bồ đề để ngày sau gặt hái quả vô thượng Niết Bàn, đầy đủ bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

 

Vì những lợi ích quý báu như thế, chúng tôi xin khuyên mọi Phật tử hãy phát nguyện cương quyết tu theo Bát Chánh đạo. 

 

 

TỔNG KẾT VỀ ĐẠO ĐẾ 

Chúng ta vừa biết qua nội dung của Ðạo đế, hay ba mươi bảy món trợ đạo là: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ đề phần, Bát Chánh đạo.

 

Phần Ðạo đế đã chiếm hết bốn bài trong mười bài nói về Tứ đế. Chỉ cái số lượng ấy cũng đủ nói lên sự quan trọng mà đức Phật muốn dành cho phương pháp tu hành để chứng nhập Niết Bàn. Nhưng chúng ta đừng nên thấy quá nhiều pháp môn mà vội nản lòng, thối chí. Vì căn cơ chúng sinh không đều, nên đức Phật cần chế ra nhiều pháp môn, để mỗi người có thể tùy theo căn cơ mình mà lựa pháp môn thích hợp để tu hành. Tất nhiên một người có thể tu nhiều pháp môn nếu có đủ khả năng, trí tuệ, sức khỏe; nhưng nếu không đủ điều kiện, thì tu một pháp môn cũng được. Khi tu thành một pháp, các pháp kia đều thành, vì nó nhiếp thuộc lẫn nhau, trợ thành cho nhau.

Vậy Phật tử không nên ngã lòng thối chí. Với sự quyết tâm, với đức tinh tấn, chúng ta tuần tự tiến dần vào Ðạo đế, không lo sợ, không nghi ngờ, cũng không quá bồng bột, nóng nảy, rồi đây chậm hay nhanh, thế nào cũng phải đến đích.

 

Hỡi quí vị Phật tử! Mười phương các đức Như Lai, đầu tiên đều nhờ các pháp môn nầy mà dần dần được viên thành Phật quả. Tất cả Thánh giả trong ba thừa, đều nương vào đây để tu hành cho đến ngày đạt đích. Chúng ta, đàn con Phật, những người đang canh cánh ôm ấp bên lòng trí nguyện thành Phật, để cứu độ và cứu độ chúng sinh, lẽ nào trong lúc đức Phật đã vì lòng từ bi mà sửa soạn cho chúng ta mọi phương tiện, mọi hành lí để tiến lên đường giải thoát, chúng ta lại do dự, chần chờ hay thối thác!

Vậy chúng ta hãy mau mau cất bước lên đường giải thoát.

 
 

 

 

 

 

 

 



 


6.-  L’Effort juste (Samma Vayama):

Comme mentionné précédemment, le terme ‘Effort juste’ consiste à s’efforcer de façon continue, laborieuse, diligente à atteindre l’objectif fixé d’avance en excluant toute marche arrière. L’effort doit être assidu, appliqué au travail sensé qui soit profitable tant à soi-même qu’à autrui et aux animaux.
La personne qui pratique l’Effort juste est toujours enthousiaste pour s’améliorer, déterminée à éradiquer le mal et à développer toutes les bonnes actions. La personne qui pratique conformément à l’Effort juste, s’engage résolument, avec courage et détermination sur la voie de la libération jusqu’à l’aboutissement ultime de ce noble objectif.


Bref, la personne qui exerce régulièrement l’Effort juste, est amenée à engendrer du karma ‘pur’, supra-mondain, à se servir de Pensées justes comme force majeure, à prendre le Nirvana comme repère pour s’y retrouver, sans tarder, sans se dérouter lors de la traversée des multitudes de kappa, à s’y entrainer en vue de réaliser l’Eveil afin de se libérer et ensuite d’aider ses semblables à suivre le chemin de la délivrance de soi.  

 

7.- L’Attention juste (Samma Sati):

‘Sati’ consiste à garder constamment une attention vigilante au bien, à tout ce qui amène bonheur à soi et à autrui, à la morale bouddhique authentique et sublime.

 

La Pleine Conscience comporte deux parties:

1. La Mémorisation juste : Se rappeler des erreurs commises en vue de se repentir en toute sincérité, et d’accomplir les Quatre Reconnaissances essentielles envers les parents, la patrie, autrui et les Trois Joyaux.

 

2. La Pleine Conscience juste : Développer la compassion en vue de se rendre compte que la vie est souffrance, maladie, illusion, afin de répandre l’amour et  d’être déterminé à aider autrui.

La personne qui pratique en conformité avec la Pleine Conscience, observe constamment la Vérité ultime et visualise constamment les différents Dharma permettant la réalisation de l’Eveil; N’importe où et quoi qu’elle fasse, elle pense sans relâche à l’objectif transcendant supra-mondain, et ce, malgré la traversée de nombreuses existences.

 

8.-  La Concentration juste (Samma Samadhi) :

Comme mentionné précédemment, le terme ‘Samadhi’ désigne la capacité à se concentrer sur un problème afin de voir clairement. La Concentration juste consiste à se concentrer sur une question légitime, conforme à la vérité ultime (et non pas à la réalité conventionnelle), profitable à soi-même et à autrui.
La personne qui pratique en conformité avec la Concentration juste concentre son esprit sur l’observation des sujets essentiels suivants :

- L’Impureté du Corps : Visualiser le corps impur afin d’éradiquer les abus des désirs sensuels, la soif des passions (voir le paragraphe: "Visualiser l'impureté du corps" dans le chapitre des Quatre Etablissements de l'Attention).

- La Compassion : Visualiser que les êtres vivants ont tous la nature du Bouddha, qu’ils sont égaux, et ce, afin d’éradiquer la rancune et la haine, d’étendre la compassion en vue de sauver les êtres.

 

- L’Interdépendance conditionnée ou Coproduction conditionnée: Visualiser que les phénomènes, soit avec forme comme les êtres et animaux, soit sans forme comme les pensées, sont tous illusoires et ‘coproduits’ grâce aux conditions favorables, n’ayant aucun caractère vrai et immuable, afin d’éradiquer l’ignorance et l’attachement aux choses.

 

- La Discrimination: Visualiser la fausseté des dix huits domaines tels que les six sens, les six objets des sens et les six consciences, afin de prendre conscience qu’il n’y a pas d’égo et de dharmas, et d’éradiquer l’attachement au soi et aux dharmas. 

 

- La Respiration (Comptage de la respiration): Se concentrer en comptant la respiration entrante et sortante, et ce afin d’éradiquer le vagabondage de l’esprit.   

Comme mentionné dans le paragraphe d'ouverture, l’Octuple Sentier est une pratique très courante, en raison de ses avantages pratiques et précieux pour la vie personnelle, la société, et la vie future.

 

On peut résumer les avantages et potentialités de l'Octuple Sentier en trois points:

 

1.  Amélioration de Soi : La personne qui pratique l’Octuple Sentier pourra transformer tous les agissements immoraux, toutes les erreurs dans sa vie actuelle tels que les pensées illusoires, les paroles déloyales, les actes incorrects et illégaux, les comportements immoraux. Lorsque les faits précités sont amendés, toute la vie personnelle de chacun deviendra authentique, vertueuse et magnifique.

 


2. Amélioration de l’Environnement: Si tout le monde dans la société pratique assidument l’Octuple Sentier, alors le monde sera paisible et heureux. Il n’y aura plus de guerre à l’occasion desquelles les gens s’entre-déchirent et s’entretuent.

  
3.  Réalisation de l’Eveil : La personne qui pratique l’Octuple Sentier récolte non seulement de nombreux avantages dans la vie présente, mais crée aussi pour soi un avenir brillant, sème les graines de Bouddhéité en vue de la récolte ultérieure des fruits suprêmes du Nirvana emplis des quatre vertus : Pérennité, Félicité, Vrai Soi et Pureté.


En raison des ces précieux avantages, nous recommandons à tous les pratiquants bouddhiques de s’adonner avec détermination à la pratique de l’Octuple Sentier.


RÉSUMÉ SUR LE MAGGA

Nous venons d’examiner le contenu de p/Magga ou les trente-sept Moyens d’Action amenant à l’Eveil: Les Quatre Etablissements de l'Attention, les Quatre Efforts justes, les Quatre Suffisances, les Cinq Facultés des sens, les Cinq Forces de l’esprit, les Sept Caractéristiques de l’Eveil, et l’Octuple Noble Sentier.

Magga occupe à elle seule quatre des dix articles sur les Quatre Nobles Vérités. Cette proportion décisive a démontré suffisamment l’importance que le Bouddha voudrait accorder à cette méthode de pratique destinée à la réalisation de l’Eveil et du Nirvana. Cependant, le nombre élevé de pratiques bouddhiques ne doit pas nous décourager. Vu que les êtres humains sont de tempérament différent, le Bouddha se doit d’inventer plusieurs pratiques, de sorte que chaque personne puisse, selon sa nature, trouver la pratique qui lui convient le mieux. Bien sûr, une personne peut adopter plusieurs pratiques si elle réunit les conditions d’aptitude, de sagesse et de santé. Sinon, une seule pratique suffit. Quand on réussit dans une pratique, les autres pratiques s’accomplissent également, vu que les pratiques interfèrent les unes avec les autres et se complètent.


Aussi les bouddhistes ne devraient pas être découragés. Avec détermination, effort et persévérance, nous progressons dans la Voie de Magga, sans crainte ni le moindre doute, sans précipitation ni impatience. Dans un proche avenir, nous atteindrons de toute façon le but, que ce soit lentement ou rapidement.


 O chers Bouddhistes! Grâce à ces pratiques, les différents Bouddha des dix directions sont, étape par étape, parvenus à la réalisation de la bouddhéité.
Tous les Saints des trois traditions bouddhiques se sont également appuyés sur ces mêmes méthodes dans leur pratique, et ce jusqu’au jour de leur réalisation de l’Eveil.  Nous, en tant que d’adeptes de Bouddha, qui avons la même détermination pour parvenir à l’Eveil, pour nous sauver et sauver les êtres, il n’y a pas de raison que le Bouddha par compassion ne nous ai procuré tous les moyens, tous les bagages nécessaires pour nous aider à avancer sur la route de la libération, ni que nous hésitions, tergiversions ou pire, inventions des prétextes pour ne pas nous mettre à l’entraînement!

Par conséquent, il faudrait nous hâter de nous engager sur le chemin de la libération.

 

 

La traduction de ce passage a été assurée par Mr  Nguyễn Phúc Bảo Hoa. Le texte a été relu par Mr Jérôme Libon et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT.    

 

ĐẠO ĐẾ_1

ĐẠO ĐẾ _ Đế 4

TỨ DIỆU ĐẾ

HT. Thích Thiện Hoa

Trích Phật Học Phổ Thông

MAGGA – Part 1/2

L’OCTUPLE NOBLE SENTIER 

Grand Vén. Thích Thiện Hoa

Extrait du Bouddhisme Fondamental

MỞ ĐỀ

Đạo đế có ba mươi bảy phẩm, chia ra làm bảy loại:

 


1. Bốn món Niệm xứ (Tứ Niệm Xứ).

2. Bốn món Chánh cần (Tứ Chánh cần).
3. Bốn món Như ý túc (Tứ Như ý túc).
4. Năm Căn (Ngũ Căn).

5. Năm Lực (Ngũ Lực).

6. Bảy Giác chi (Thất Bồ đề phần).

7. Tám phần Chánh đạo (Bát Chánh đạo).

 

 

 

Trong ba mươi bảy món trợ đạo, Bát Chánh đạo là một pháp môn chính, được nhắc nhở đến nhiều nhất. Vì thế, mỗi khi nói đến Ðạo đế là người ta liên tưởng đến Bát Chánh đạo. Thậm chí có người tưởng lầm rằng Ðạo đế với Bát Chánh đạo là một. 

 

 

Sở dĩ Bát Chánh đạo được xem là pháp môn chính của Ðạo đế, vì pháp môn nầy rất đầy đủ có thể bao gồm được các pháp môn khác của Ðạo đế. Nó rất phù hợp với mọi căn cơ, mọi thời đại, mọi phương sở. Đối với Tiểu Thừa cũng như Ðại Thừa, người Ðông phương cũng như Tây phương ai ai cũng đều công nhận giá trị hoàn toàn cao cả của Bát Chánh đạo, và đều áp dụng pháp môn nầy trong sự tu hành của mình để đoạn trừ phiền não khổ đau, hầu bước lên con đường giải thoát, an vui, tự tại. 

 

 

 

 

I.- ĐỊNH NGHĨA CỦA BÁT CHÁNH ĐẠO

Bát Chánh đạo là tám con đường ngay thẳng hay tám phương tiện mầu nhiệm đưa chúng sinh đến đời sống chí diệu.   

Người ta cũng có thể định nghĩa "Bát Chánh đạo" là con đường chánh có tám ngành, để đưa chính sinh đến địa vị Thánh. 

Cũng có khi người ta gọi Bát Chánh đạo là "Bát Thánh đạo" vì cái diệu dụng của nó sau đây:


1. Những kẻ phàm phu học đạo, noi theo pháp môn nầy mà tu, thì khỏi lầm lạc vào nẻo nguy hiểm, lần hồi sẽ chứng được quả Hiền Thánh.

2. Những bậc Hiền, Thánh nương theo tám phương tiện nầy thì sẽ đi đến cảnh Niết Bàn.


Bát Chánh đạo gồm có:

* Chánh kiến.

* Chánh tư duy.

* Chánh ngữ.

* Chánh nghiệp.

* Chánh mạng.

* Chánh tinh tấn.

* Chánh niệm.

* Chánh định. 

 

II.- NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ MỖI THÀNH PHẦN CỦA BÁT CHÁNH ĐẠO

1.- Chánh kiến: 

Chánh là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Chánh kiến hay Chánh tri kiến là thấy, nghe, hay, biết một cách ngay thẳng, công minh, đúng với sự thật khách quan. Người có chánh kiến thấy như thế nào thì nhận đúng như thế ấy, không lấy trắng làm đen, xấu làm tốt, dở làm hay, hay trái lại. Sự nhận xét sự vật của người ấy không bị tập quán, thành kiến, dục vọng ngăn che hay làm sai lạc. Người có chánh kiến biết phân biệt cái nào giả, cái nào thật. Và khi đã biết cảnh giả, vật dối, thì mắt không chăm, tâm không chú; còn khi rõ biết cảnh vật thật, lời lẽ chân, thì chuyên tâm vào sự lý chân thật làm cho đèn huệ sáng ngời, tiền trần không phương che ám được. 

 

 

2.- Chánh tư duy: 

Tư duy là suy nghĩ, nghiệm xét; nó thuộc về ý thức. Chánh tư duy là suy nghĩ, xét nghiệm chân chánh, tư tưởng đúng với lẽ phải. 
 Người tu theo phép Chánh tư duy, thường xét nghĩ đạo lý cao siêu, suy tìm thể tánh nhiệm mầu, biết xét những hành vi lỗi lầm, những ý nghĩ xấu xa để sám hối; biết suy nghĩ về ba món vô lậu học: Giới, Ðịnh, Huệ, để tu giải thoát; biết suy xét vô minh và nguyên nhân đau khổ, là nguồn gốc của tội ác, và tìm phương pháp đúng đắn để tu hành hầu giải thoát cho mình và cho người. 

 

 

 

3.- Chánh nghiệp :

Nghiệp là do người Trung Hoa dịch chữ Phạn Karma mà ra. Nghiệp hay Karma nghĩa là hành động tạo tác. 

Chánh nghiệp là hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải, phù hợp với chân lý, có lợi ích co người lẫn vật. Người theo đúng chánh nghiệp là người luôn luôn thận trọng, giữ gìn mọi hành động của mình, để khỏi làm tổn hại đến quyền lợi, nghề nghiệp, danh giá, hạnh phúc, tánh mạng của người khác. Hơn nữa người theo đúng chánh nghiệp bao giờ cũng tôn trọng lương tâm nghề nghiệp của mình, luôn luôn hành động có lợi ích cho mọi người, mọi vật; và nếu cần, có thể hy sinh quyền lợi hay tánh mạng mình để giải thoát nỗi đau khổ cho người khác. 

Ngoài ra cũng gọi là chánh nghiệp, khi dùng trí huệ để quán tưởng những pháp chân chính, hoặc ngồi Thiền, niệm Phật, hoặc trì tụng kinh hành, để giữ gìn thân, khẩu, ý ba nghiệp cho thanh tịnh.

 

 

 

 

4.- Chánh ngữ: 

Ngữ là lời nói; Chánh ngữ là lời nói chân thật, công bình, ngay thẳng và hợp lý. 

 

Người tu theo chánh ngữ, không bao giờ nói sai, không thiên vị, thấy dở nói hay, không xuyên tạc, nghe một đường nói một ngả. Người theo chánh ngữ rất thận trọng lời nói; trước khi muốn nói gì phải suy nghĩ coi có lợi ích và chân thật không. Xưa đức Khổng Tử vào viếng chốn cổ miếu, thấy bức tranh họa một hình người kẹp miệng ba lần, ngài dạy lại dạy môn đệ phải cẩn thận lời nói. 

 

Ngày xưa, trước khi đức Phật sắp nhập Niết Bàn, có đệ tử hỏi: 

- Bạch đức Thế Tôn, khi Phật nhập Niết Bàn rồi, người đời sau gặp nhiều sách vở ngoại đạo không sao phân biệt với kinh Phật, như thế, biết tin theo lời nào tu? 

 

 

Phật dạy: 

- Chẳng luận là lời nói của ai miễn là lời ấy đúng sự thật, hợp chân lý thì cứ tin theo mà tu. 
Vậy, phàm những lời nói đúng lý, hợp lẽ, có lợi ích cho toàn thể chúng sinh là chánh ngữ. Những lời nói ấy chúng ta phải tin theo và tập nói cho đúng như thế. 

 

 

 

 

 

 

5.- Chánh mạng: 

Mạng là sự sống, đời sống. Chánh mạng là sanh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch của mình.

Người theo đúng Chánh mạng sống một cuộc đời ngay thật, không gian tham, không làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của người khác, không làm cho người và vật phải đau khổ vì nghề nghiệp của mình. Người theo đúng Chánh mạng sống một cuộc đời có ý nghĩa lợi mình, lợi người, xứng với bát cơm mình ăn, manh áo mình mặc chứ không ăn không ngồi rồi, sống bám vào người khác. 

Người theo Chánh mạng sống đúng Chánh pháp, không mê tín dị đoan, và biết thân tứ đại vốn vô thường, nên lấy tịnh giới làm thể, lấy trí huệ làm mạng, bỏ niệm vọng cầu, an vui với chánh pháp. 

 

La voie vers l’Extinction de la Souffrance comporte trente sept Rubriques permettant l’obtention de l’Eveil qui peuvent être scindées en sept catégories.

 

1. Les Quatre Etablissements de l’Attention, p/Satipatthana.

2. Les Quatre Efforts justes, s/Catvari-Samyakprahanani.

3. Les Quatre Suffisances, s/Rddhi-pada.

4. Les Cinq Facultés des sens, s/Pancendriyani.

5. Les Cinq Forces de l’esprit, s/Panca-balani.   

6. Les Sept Facteurs de l’Eveil, s/Sapta-bodhyangani.

7. L’Octuple Noble Sentier, s/Astangika-marga.

 

Parmi ces trente sept ‘multiplicateurs’ de l’Eveil, l’Octuple Noble Sentier est l’un des Dharma majeurs, le plus souvent abordé. C’est pourquoi lorsque l’on parle de  la Voie qui conduit à l’extinction de la souffrance, l’Octuple Sentier y est souvent associé. Certains pensent même à tort que l’Extinction de la Souffrance et  l'Octuple Sentier ne font qu’un.

 

Si l’Octuple Sentier est considéré comme  la  discipline la plus importante de p/Magga, c’est parce qu’il est très complet, incluant les autres disciplines de Magga.  Il est adapté à toutes les potentialités, toutes les époques, toutes les traditions et écoles bouddhiques, aussi bien pour le Theravada que pour le  Mahayana,  tant en Orient qu’en Occident,  tous ont su reconnaître la valeur pleinement sublime du Noble Octuple Sentier, et ont appliqué cette méthode dans leur pratique spirituelle afin de se débarrasser des causes de la  souffrance, et de progresser sur le chemin de la libération, de la paix et de l’équanimité.

 

I.- DEFINITION DE L’OCTUPLE SENTIER

L’Octuple Sentier  est un ensemble de huit chemins directs ou  huit  moyens de merveille menant à une vie vraiment sublime.

On peut également définir l’Octuple Sentier comme le principal chemin à huit branches permettant de nous élever à la Sainteté.

Parfois les gens l’appellent "l’Octuple Noble Sentier" en raison de son caractère merveilleux : 

 

1.  L’être ordinaire qui suit cette méthode de pratique, ne s’égarera pas dans des chemins dangereux et progressera pas à pas pour atteindre la Sainteté.

2.  Les Sages et les Saints qui suivent cette méthode, atteindront le Nirvana.

 L’Octuple Noble Sentier comporte 8 facteurs :

*   La compréhension juste.

*   La pensée juste.

*   La parole juste.

*   L’action juste.

*   Les moyens d’existence justes.

*   L’effort juste.

*   L’attention juste.

*   La concentration juste.

 

II.- CONTENU ET VALEUR DE CHACUN DES FACTEURS DE l’OCTUPLE SENTIER

1.-  La Compréhension  juste (s/Samma Ditthi):

‘Samma’ est ce qui est juste, correct ; ‘Ditthi’ est vue, compréhension.  C’est donc voir, entendre, ou comprendre d’une manière juste et impartiale, conforme à la vérité objective. Celui qui a la compréhension juste reconnait la chose telle qu’il
la voit, ne confond pas le blanc avec le noir, le mal avec le bien, le mauvais avec le bon, ou vice versa.  Sa compréhension des choses n’est pas occultée, déformée par les habitudes, les préjugés, les passions. Celui qui a la Compréhension juste sait distinguer le vrai du faux. Et  s’il reconnait le faux,
ses yeux s’en détournent et son esprit n’y fait pas attention ; mais s’il reconnaît le vrai, il se consacre
à faire briller la lumière de la sagesse sur tous les phénomènes qui ne peuvent plus désormais l’obscurcir.

 

2.-  La Pensée  juste (Samma Sankappa):

‘Sankappa’ est la réflexion et l’analyse, appartenant au mental. La Pensée juste est celle qui réfléchit et examine la chose conformément à la vérité. 

Celui qui pratique la Pensée juste suit souvent les principes moraux sublimes, éminents, il est à la recherche de la nature merveilleuse des phénomènes, et sait dévisager les erreurs de ses actes, les mauvaises pensées pour se repentir ; il sait comment approfondir et cultiver les trois entraînements à la pureté -Ethique, Concentration et Sagesse- afin de parvenir à la libération, discriminer l'ignorance et la cause de souffrances, la source de la criminalité, et trouver le procédé judicieux de libération de soi et d’autrui.


3.-  L’Action juste (Samma Kammanta):

‘c/,Yè ; v/Nghiệp’ est la traduction chinoise du mot ‘Karma’. Karma signifie action ou activité.

L’Action juste est l'action qui est conforme à l’authenticité,  à la justice, à la vérité, et qui profite aux gens et aux animaux. Celui qui pratique l’Action juste est toujours prudent, surveillant toutes ses actions, afin de ne pas nuire aux intérêts,  à l'honneur, au bonheur et à la vie des autres. En outre, il sait toujours respecter sa conscience professionnelle, toujours agir dans l’intérêt  d’autrui; et si nécessaire, il peut sacrifier ses propres intérêts ou même sa vie afin de libérer autrui de la souffrance.

 

 

 

Par ailleurs, est aussi appelé l'Action juste, l’usage de la sagesse pour visualiser le Saddharma ou Dharma authentique ou la méditation assise, l’invocation du nom de Bouddha, la récitation des sutras, et ce afin de garder les trois karmas tels que le corps, la bouche et le mental dans le calme et la pureté.

 

4.- La Parole  juste (Samma Vacca):

‘Vacca’est l'expression verbale; La parole juste est celle qui est imprégnée de l'honnêteté, de la justice, de la droiture et du  raisonnable.

Celui qui excelle à la Parole juste, ne dit jamais des choses erronées,  est impartial et non fallacieux, ne dénature pas ce qu’il entend, ne raconte pas des bobards. Celui qui pratique la Parole juste est très prudent dans ses propos ; Avant de dire quoi que ce soit, il doit vérifier si ses paroles sont utiles et authentiques ou non. Jadis Confucius rendit visite à un ancien temple et vit une peinture représentant une personne serrant sa bouche trois fois. Il conseilla alors à ses disciples d'être prudents avec les paroles.

Jadis, alors que Bouddha était sur le point d’entrer au ‘Parinirvana’, ses disciples lui ont demandé:
- O Bienheureux, après votre mort, comment distinguer plus tard les nombreux livres païens des
Sutra ? Qui faudra-t-il croire ?

 

 

Bouddha dit:

- Qu’importe d’où elles proviennent, tant que les paroles traduisent la vérité et sont conformes à la morale, alors vous pourrez croire en elles dans votre pratique.

Ainsi les paroles qui sont conformes à la vérité, à la droiture et sont utiles à tous les êtres sont des Paroles justes.  Dans notre pratique, nous devrons
tenir de droit discours comme cela.

 

5.- Les Moyens d’Existence justes (Samma Ajiva):

‘Ajiva’, c’est la vie.  Avoir les Moyens d’Existence justes, c’est exercer une profession honnête et propre.

Celui qui pratique les Moyens d’Existence justes vit une vie de droiture, sans avidité, sans s’enrichir sur le dos, la sueur et les larmes des autres, ne cause pas de souffrances aux humains et animaux à cause de sa profession. Il mène une vie pleine de sens pour lui-même et autrui, digne de la valeur du bol de riz qu’il mange, des vêtements qu’il porte, et ne vit pas aux crochets des autres.

Il mène une vie selon le Saddharma,
non superstitieux et réalise que le corps
composé de quatre éléments (
terre, eau, vent et feu) est éphémère. C’est pourquoi, il doit considérer l’Ethique comme principe, la Sagesse comme sa propre vie, laissant tomber les désirs illusoires et menant une vie heureuse et paisible en harmonie avec le Saddharma/Dharma authentique.

 

La traduction de ce passage a été assurée par Mr  Nguyễn Phúc Bảo Hoa. Le texte a été relu par Mr Jérôme Libon et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT.     

 

 

DIỆT ĐẾ_3

DIỆT ĐẾ _Đế 3 (tt)

TỨ DIỆU ĐẾ

HT. Thích Thiện Hoa

Trích Phật Học Phổ Thông

NIRODHA ĀRIYA SACCA _ Part 3/4

QUATRE NOBLES VERITES

Grand Vén. Thích Thiện Hoa

Extrait du Bouddhisme Fondamental


5. A La Hán:

Ðây là quả vị cao nhất, trong Thanh Văn Thừa. Tàu dịch có ba nghĩa: 

a) Ứng cúng. Vị nầy có phước đức hoàn toàn, trí huệ hơn cả, đáng làm nơi phước điền cho chúng sinh cúng dường.

 
b) Phá ác. Vị nầy đã phá tan những phiền não tội ác, không còn bị chúng khuấy phá sai sử trói buộc nữa. 

c) Vô sanh. Vị nầy không còn bị xoay vần trong sanh tử luân hồi nữa, vì đã phá trừ được phiền não là yếu tố của sanh tử luân hồi. 
Trong ba nghĩa nầy, Vô sanh là nghĩa quan trọng hơn hết, nên đã được nêu lên trong chữ A La Hán. Vị nầy không những đã phá hết mê hoặc nông cạn, mà chính ngay chủng tử mê lầm thầm kín cũng đã dứt sạch. Cho đến chủng tử chấp ngã là nguồn gốc phiền não, nguồn gốc luân hồi, cũng bị dẹp lại một bên, không còn bóng dáng ra vào trong A lại da thức nữa. 

 

Tính cách của lòng ngã chấp là khiến chúng sanh luôn luôn cố chấp bản thân nhỏ hẹp, tạo thành ranh giới giữa mình và người, mình và sự vật, để rồi gây nên vô lượng tội nghiệp và chịu vô lượng khổ báo.

 

Một tính cách nguy hại của lòng ngã chấp nữa là thường làm cho chúng sanh không tỏ ngộ, không thể nhận được cái tính "đồng nhất, không mất" của vạn sự vạn vật. Do đó, chúng sanh phải chịu lắm nỗi thăng trầm với xác thân bé nhỏ của mình. 
Vị A La Hán, do sự cố công bền chí, đã diệt được lòng chấp ngã ấy, nên không bị sống chết khổ đau, lo buồn sợ hãi chi phối. Như đồ đệ của ả phù dung, một khi đã bỏ được bệnh nghiền thì không còn ra vào nơi tiệm hút làm bạn với bàn đèn ống khói nữa.  A La Hán là vị đã đoạn được cái sai lầm của cõi trời Phi phi tưởng, nên không còn vương vấn với các cõi trời ấy nữa. 

 

Song Quả A La Hán cũng chia làm hai bực, tùy theo căn cơ lanh lợi hoặc chậm lụt của các vị ấy. 

a) Bất hồi tâm độn A La Hán: là vị A La Hán trầm không trệ tịch, tự thỏa chí vào địa vị đã chứng, chứ không phát tâm xoay về Ðại Thừa. 

 

b) Hồi tâm đại A La Hán: là vị A La Hán phát tâm xoay về Ðại Thừa rộng lớn chứ không tự mãn ở địa vị đã chứng. 

 




 

IV.- GIÁ TRỊ DIỆU DỤNG CỦA 4 CÕI THÁNH 

Bốn quả thánh của Thanh văn trên đây, đều là những kết quả giải thoát hiển nhiên của công phu tu tập. Căn cơ nào cũng đều có thể ở ngay trong cảnh giới của mình (kinh gọi là tự địa, tự giới), mà tu tập để đạt đến bốn quả vị ấy. Hễ đoạn trừ mê lầm được chứng nào thì chứng quả đến chứng ấy, chứ không phải chờ sanh qua thế gian khác mới chứng quả kia đâu.

 

 

Khi chứng đến quả Tu Đà Hoàn thì gọi "Kiến đạo sở đoạn". Ở đây, ý thức đã tương ứng với Huệ tâm sở, sáng suốt, trực nhận đạo lý một cách rõ ràng. Còn các vị sau, thuộc về "Tu đạo sở đoạn", nghĩa là sau khi đã gội rửa các chủng tử mê lầm (tư hoặc) của A lại da thức mới chứng được. Do sự dứt trừ phiền não sâu hay cạn đó, mà diệu dụng của mỗi quả vị khác nhau. 

 

 

Ở địa vị "Kiến đạo sở đoạn" là thành tựu được năm phép thần thông :

 

 

a) Thiên nhãn thông: Nhãn lực soi thấy khắp muôn loài cùng sự sanh hóa trong thế gian bao la hiện tại. 

 
 

b) Thiên nhĩ thông: Nhĩ lực nghe khắp mọi nơi, đủ các tiếng tăm đồng loại và dị loại. 

 

c) Tha tâm thông: Tâm lực biết được tâm niệm, sở cầu của kẻ khác. 

 

d) Túc mạng thông: Trí lực hay biết các kiếp trước của mình. 

 

e) Thần túc thông: Có hai nghĩa: một là được thần thông tự tại như ý muốn, hai là trong giây lát muốn đi đâu liền được như ý muốn, không bị sự vật hữu hình làm chướng ngại.



 

f) Năm phép thần thông nầy, tuy có đặc biệt hơn nhân loại nhiều, song chưa phải là điểm quan trọng của người tu hành cầu giải thoát. Ðiểm quan trọng nhất của người tu giải thoát là "Lậu tận thông". Lậu tận thông là được trí tuệ thông suốt cả ba đời, không còn bị các phiền não hữu lậu làm ngăn ngại, nghĩa là giải thoát sanh tử. Chỉ những vị A La Hán mới được quả nầy. 

 

 


5. Arhat: C'est le stade le plus élevé dans la réalisation de la Voie des Auditeurs. La traduction chinoise comporte trois significations:

a) Mérite des offrandes : L’Arhat a accumulé  tous les mérites grâce à la sagesse transcendante servant de champ de mérites bénéficiant des offrandes de tous les êtres.

b) Elimination des impuretés. Il a éliminé toutes les afflictions, les impuretés du mental/akusala, et a pu se libérer une fois pour toutes de leur emprise.

c) Non-Né. Il n’est plus emporté dans les spirales de samsara, étant libéré de toute souillure, cause de l’éternelle réincarnation.

 

Parmi ces trois significations, le Non-Né est le plus important, ce qui fait qu’il est invoqué dans le terme Arhat. Ce Saint s’est non seulement libéré de l’emprise des illusions superficielles, mais aussi des graines profondes et cachées de l’ignorance. De même, toutes les graines de l’attachement à l’ego, source de souffrance et de samsara sont également éliminées, totalement disparues de l’Alaya-conscience.
Le propre de l’égo est de rendre l’être
humain entiché de sa petite personne, créant ainsi une frontière entre lui-même et autrui, entre lui-même et les choses qui l’entourent,  causant ainsi d’innombrabres karmas et subissant d’innombrabres souffrances.

Une caractéristique néfaste de l’égo est de faire obstacle à l’éveil, à la compréhension de la nature  "d’Unicité, de Non-Mort" de tous les phénomènes. Par conséquent, les êtres sont soumis à des vicissitudes interminables avec leurs petits corps physiques.

L’Arhat qui, à force de persévérance et
d’efforts, est parvenu à se libérer de l’Attachement à son égo, ne se trouve ainsi plus sous l’emprise karmique de la spirale de vie-mort, des tourments et de la peur. Comme les personnes dépendantes à l’opium qui, une fois sevrées, ne fréquentent plus les maisons de drogues. L’Arhat est le Saint qui a transcendé toute méprise sur la ‘sphère de Ni Non-Cognition’ et ne s’empêtre plus de ces mondes célestes.

La réalisation de l’Arhat se subdivise aussi en deux grades, selon leur degré d’Eveil rapide ou lent.

a)L’Arhat dont l’esprit est enfermé dans son nirvana. 

C’est l’Arhatqui se contente d'atteindre le nirvāna, se complait dans son état de vacuité totale et de silence intérieur sans se soucier de porter secours à autrui.

b) L’Arhat nanti de compassion incommensurable envers d’autrui.

C’est l’Arhat qui développe la grande compassion envers d’autres êtres et ne se contente pas uniquement de son propre salut.

 

IV.- NOBLE VALEUR APPLIQUÉE DES 4 STADES DE SAINTETÉ

Les quatre stades de réalisation des Auditeurs mentionnés ci-dessus sont d’évidents résultats d’une pratique élaborée en vue de la libération.
Quel que soit les conditions de départ, quiconque peut dans son monde, sa sphère de Dharma suivre la pratique afin de réaliser ces quatre stades de Sainteté. Chaque fois qu’on parvient à dégager une partie de ses illusions, à éliminer les souillures, on franchit une étape de perfectionnement. Il n’y a pas lieu d’attendre la re-naissance dans un monde approprié pour pouvoir réaliser l’éveil.

Quand on parvient à éliminer ses impuretés par une vision juste de la Voie, on atteint le stade de Sotapanna. Ici, la conscience correspond à l’élément Sagesse /Panna  dont la clairvoyance permet de discerner directement la Voie. Quant aux Śrāvakas suivants qui après avoir purifié leurs propres graines de l’ignorance enfouies dans la 8ème conscience, l’Alaya, ils parviennent ainsi à la réalisation de l’éveil. Selon la profondeur d’élimination de ces impuretés, les śrāvakas de ces quatre stades opèrent chacun à son niveau de transformations merveilleuses.

 

Au stade de Sotapanna, on peut réaliser les cinq pouvoirs surnaturels :   

a) La Vision céleste ou la vision de la renaissance des êtres : le pouvoir d'observer tous les phénomènes ainsi que les mouvements de genèse et de transmutation dans l’univers infini à l’instant présent.

b) La Clairaudience : Le pouvoir d’entendre à de très grandes distances  et de  comprendre tous les sons communicatifs de l’espèce humain et de toutes les autres espèces.

c) La Connaissance intuitive des pensées d’autrui : Le pouvoir de lire les pensées d’autrui, de connaître les souhaits d’autrui.

 

d)  La mémoire des vies antérieures : Le pouvoir de connaître nos vies antérieures et celles d’autrui.

e) La faculté psycho-cinétique comportant deux significations: l'une est le pouvoir de provoquer les événements comme désirés, l’autre, le pouvoir de se manifester partout selon sa volonté, comme marcher sur l’eau, voler dans les airs, nullement entravé par des choses tangibles comme des obstacles.

f) Ces cinq pouvoirs supra-naturels sont certes quelque chose de très spéciale pour l'humanité. Cependant ils ne sont pas importants pour les pratiquants de la libération. Le point essentiel de la pratique de la libération est la réalisation de "L’extinction des impuretés et des passions qui infectaient l’esprit et empêchaient l’Illumination". Cette sagesse suprême illuminée à travers les trois générations, é l’emprise des souillures mondaines, ce qui signifie la libération du samsara. Seuls les Arhats atteignent ce résultat suprême.

 

La traduction de ce passage a été assurée par Mr  Nguyễn Phúc Bảo Hoa. Le texte a été relu par Mr Jérôme Libon et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT.     

 

DIỆT ĐẾ_4

DIỆT ĐẾ _Đế 3 (hết)

TỨ DIỆU ĐẾ

HT. Thích Thiện Hoa

Trích Phật Học Phổ Thông

NIRODHA ĀRIYA SACCA _ Part 4/4

QUATRE NOBLES VERITES

Grand Vén. Thích Thiện Hoa

Extrait du Bouddhisme Fondamental


V. DIỆT ÐẾ TỨC LÀ NIẾT BÀN  

Kinh Niết Bàn dạy: "Các phiền não diệt gọi là Niết Bàn, xa lìa các pháp hữu vi cũng gọi là Niết Bàn". 

 

Như các đoạn trước của bài nầy đã nói, đến bốn quả Thánh thì phiền não nông cạn và sâu kín đã tuần tự bị tiêu diệt. Vậy chứng được bốn quả Thánh ấy, tức là đã chứng được Niết Bàn. Nói một cách khác, Diệt đế tức là Niết Bàn. 

 

 

 

Niết Bàn hay Niết Bàn Na hay Nê hoàn là do dịch âm chữ Phạn Nirvana mà ra. Niết Bàn có nhiều nghĩa như sau: 

Niết (Nir) là ra khỏi; Bàn (vana) là rừng mê, Niết Bàn là ra khỏi rừng mê. 

 

Niết là chẳng; Bàn là dệt. Còn phiền não thì còn dệt ra sanh tử, không phiền não thì không còn dệt ra sanh tử. Vậy Niết Bàn là không dệt ra sanh tử luân hồi. 

 

Chữ Bàn cũng có nghĩa là không ngăn ngại. Niết Bàn còn có nhiều nghĩa khác nữa, song tóm lại không ngoài ba nghĩa: Bất sanh, giải thoát, tịch diệt. 

 

Bất sanh, nghĩa là không sanh ra, không sanh các thứ mê lầm tội lỗi. 

 

Giải thoát, nghĩa là thoát ra ngoài sự ràng buộc, không mắc vào các huyễn ngã, huyễn pháp. 

 

Tịch diệt, nghĩa là vắng lặng, dứt sạch. Vắng lặng, an lành, dứt sạch tất cả nguồn gốc mê lầm. 

Vì lẽ Niết Bàn có nhiều nghĩa như thế, nên trong kinh thường để nguyên âm mà không dịch nghĩa. 

 

 

Theo định nghĩa của chữ Niết Bàn nầy, thì bốn quả vị trên kia đều gọi Niết Bàn cả. Song vì đã hoàn toàn hay chưa hoàn toàn mà chia ra làm hai thứ: 

 

 

1. Hữu dư y Niết Bàn: (Niết Bàn chưa hoàn toàn).

Từ quả vị thứ nhất Tu Đà Hoàn đến quả vị thứ ba A Na Hàm, tuy đã đoạn trừ tập nhân phiền não, nhưng chưa tuyệt diệu; tuy đã vắng lặng an vui, nhưng chưa viên mãn; tuy an vui chưa hoàn toàn, vì phiền não và báo thân phiền não còn sót lại, nên gọi là Niết Bàn hữu dư y.

 

 

 

Vì phiền não còn sót lại nên phải chịu quả báo sanh tử trong năm bảy đời; song ngã chấp đã phục, nên ở trong sanh tử mà vẫn được tự tại, chứ không bị ràng buộc như chúng sinh. 

 

2. Vô dư y Niết Bàn: (Niết Bàn hoàn toàn).

Ðến quả vị A La Hán, đã đoạn hết phiền não, diệt hết câu sanh ngã chấp, nên hoàn toàn giải thoát cả khổ nhân lẫn khổ quả. Sự sanh tử không còn buộc ràng vị nầy được nữa, nên gọi là Niết Bàn vô dư y.

 

 

 

Ðây là quả vị cao tột của hàng Thanh văn. Ðến đây ngọn lửa dục vọng đã hoàn toàn tắt hết, và trí vô ngại hiện ra một cách đầy đủ, không khi nào còn trở lại tâm khởi chấp ngã nữa. Vì thế, nên được tự tại giải thoát ngoài vòng ba cõi: Dục, Sắc, và Vô sắc giới. 

 

VI. NIẾT BÀN CỦA ÐẠI THỪA GIÁO 

Phật Giáo gồm có Tiểu Thừa và Ðại Thừa mà Niết Bàn là danh từ chung cho cả hai thừa ấy. Trên đây đã nói đến Diệt đế, hay Niết Bàn của Tiểu Thừa, nhưng chưa nói đến Niết Bàn của Ðại Thừa.

Vậy nói đến Niết Bàn, thì cũng nên mở rộng phạm vi, nói luôn cả Niết Bàn của Ðại Thừa để độc giả có một quan niệm đầy đủ về hai chữ Niết Bàn.  Nói như thế, không có nghĩa là Niết Bàn của Tiểu Thừa và Ðại Thừa là hai loại hoàn toàn khác nhau về tính chất. Nếu có khác, thì chỉ khác về phạm vi rộng hẹp, rốt ráo hay chưa rốt ráo mà thôi; nghĩa là Niết Bàn của Ðại Thừa rộng rãi hơn có thể gồm cả Niết Bàn của Tiểu Thừa, mà Niết Bàn của Tiểu Thừa không thể gồm cả Niết Bàn của Ðại Thừa.

Các thánh giả Nhị thừa (Tiểu Thừa) tuy đã đoạn hết phiền não, nhưng tập khí vẫn còn, công đức trí tuệ chưa viên mãn nên Niết Bàn mà họ chứng, dù là Niết Bàn của hàng A La Hán đi nữa, đối với Ðại Thừa cũng chưa hoàn toàn, nghĩa là còn là Hữu dư y Niết Bàn. Chỉ có Niết Bàn của chư Phật mới được gọi là Vô dư y Niết Bàn. 

 

 


V. L'EXTINCTION DES AFFLICTIONS, C'EST LE NIRVANA

Le Sutra sur le Nirvana dit : "L'extinction des afflictions, c'est le Nirvana, s'écarter des dharma mondains s'appelle aussi le Nirvana."

Comme les paragraphes précédents l'ont dit, une fois les quatre stades de l'Eveil atteints, les afflictions superficielles et profondes ont été successivement détruites. Ainsi, une fois que nous réalisons ces quatre stades de la réalisation de l'Eveil, nous avons déjà atteint le Nirvana. Autrement dit, l'extinction des afflictions, c'est le Nirvana.

 

v/Niết Bàn ou p/Nibbāna ou c/Nehansont des traductions phonétiques du sanskrit Nirvāṇa. Nirvana a plusieurs significations, comme suit :

Nir signifie Libération; Vana signifie Forêt des illusions, Nirvana est donc la sortie de la forêt des illusions.

Nir signifie Pas; Vana signifie Tissé. Tant que l'affliction existe, le karma trame des naissances et des morts; Pas de souffrance, le karma ne trame plus de cycle de Samsara. Aussi le Nirvana, c'est la cessation du tissage de Samsara.

 

Le mot Vana a aussi comme signification ‘Pas d'entrave’. Nirvana a encore beaucoup d'autres significations, mais en somme, pas plus que ces trois significations : Non né, libération de soi et l’extinction complète.

 

Le Non-né signifie la cessation de toute production, la cessation de toutes les illusions et de karma négatifs.

La libération de soi signifie se libérer des entraves et des attachements à l’ego et aux phénomènes extérieurs.

 L’extinction complète signifie le silence absolu, l’élimination complète. D’où le silence, le calme, la destruction de toutes les sources des illusions.

C'est parce que le Nirvana a tellement de significations que, dans les Sutra, on garde le mot tel quel sans en définir le sens.

Selon cette définition du mot Nirvana, les quatre stades de la réalisation de l'Eveil sus-décrits ont tous été également nommés Nirvana. Ainsi, selon qu'il est complet ou incomplet, on distingue deux types de Nirvana:

 

1. Nirvana avec l’existence du corps: (Nirvana incomplet).

Depuis le 1er stade d'Eveil Sotāpanna jusqu'au 3ème stade d'Eveil Anagāmi, malgré qu'on ait éliminé les causes des afflictions, ce n'est pas suffisamment formidable; malgré qu'on soit calme et heureux, ce n'est pas encore parfait; comme le bonheur n'est pas encore complet, du fait qu’il persiste encore des afflictions  et de souffrance liées à l’existence du corps de jouissance /Saṃbhoga-kāya, d’où l’appellation de Nirvana d’Arhat qui garde encore quelque temps le corps de jouissance.

Comme il subsiste encore des afflictions, il faut subir le cycle des réincarnations durant les sept vies; Mais comme l’attachement à l’ego a été neutralisé, l’Arhat demeure libre dans le Samsara et ne subira pas d’entrave comme les autres êtres simples.

 

2. Nirvana sans reste d'existence: (Nirvana complet).

A la réalisation de l’état Arhat, c'est l'élimination totale de toutes les afflictions et de l’attachement à l’ego lors de la re-naissance; dès lors il est complètement libéré de souffrance-cause et de souffrance-effet. Comme la naissance et la mort n’ont plus d’emprise sur lui, on appelle ce stade le Nirvana sans reste d'existence.

C'est l'état d'accomplissement ultime des Auditeurs. A ce stade, la flamme du désir est complètement éteinte,  la sagesse transcendante transparaît pleinement, et il n'y a plus de retour possible vers un attachement à l’ego. Ainsi, on est enfin libéré  des Trois Mondes : des Désirs, de Forme et de Sans-Forme.

 

VI. LE NIRVANA DE MAHAYANA

Le bouddhisme comprend deux courants, Theravada et Mahayana, et le Nirvana est un terme commun pour ces deux courants. On a parlé plus haut de l'extinction de l'affliction ou Nirvana de Theravada, mais pas encore du Nirvana de Mahayana.

Aussi en parlant de Nirvana, on devrait également parler du Nirvana de Mahayana pour que le lecteur puisse avoir une conception plus globale du mot Nirvana. Cela dit, il ne faut pas croire que le Nirvana de Theravada et de Mahayana sont de nature totalement différente. S'il y a une différence, elle s’exprime seulement en termes de grandeur; en effet, le Nirvana de Mahayana est très large et peut inclure le Nirvana de Theravada mais pas l'inverse.

 

Pour les Arhats du courant Theravada, en dépit de l'extinction de toutes les afflictions, l’accumulation des mauvais réflexes persiste encore, les mérites obtenus par la Sagesse sont encore à accomplir, même s'ils atteignent le Nirvana d’Arhat. Pour Mahayana, ce n'est pas aussi parfait car ils sont encore au stade de ‘Nirvana avec le Reste d'Existence’. Seul le Nirvana des Bouddha peut être appelé ‘Nirvana Sans Reste d'Existence’.

 

La traduction de ce passage a été assurée par Mr  Trí Toàn Thoát. Le texte a été relu par Mr Jérôme Libon et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT.

 

 

DIỆT ĐẾ_2

DIỆT ĐẾ _Đế 3 (tt)

TỨ DIỆU ĐẾ

HT. Thích Thiện Hoa
Trích Phật Học Phổ Thông

NIRODHA ĀRIYA SACCA _ Part 2/4

QUATRE NOBLES VERITES

Grand Vén. Thích Thiện Hoa

Extrait du Bouddhisme Fondamental

III. CÁC TẦNG BẬC TU CHỨNG 

Ðoạn trên đã nói tổng quát về hai loại đoạn diệt phiền não cho dễ phân biệt và dễ hiểu. Ðến đây, để có một ý niệm rõ ràng về các tầng bậc tu chứng mà một hành giả cần phải trải qua, chúng ta hãy tuần tự điểm qua các quả vị từ thấp đến cao. 

 

 

 

 

1. Tứ Gia Hạnh: Muốn đoạn trừ kiến hoặc, trước tiên người tu hành phải rời xa các tà thuyết, xoay tâm ý, tư tưởng dần vào chân lý: vô thường, vô ngã, bất tịnh, tứ đế, để nhận chân được các tánh cách vô thường, vô ngã, bất tịnh, không thật v.v...của cuộc đời. Nhờ sự gần gũi với chân lý như thế, nên những điều thấy biết sai lầm điên đảo sẽ tan hết và 88 món kiến hoặc cũng không còn. Tuy nhiên, không phải chỉ trong một lúc mà đoan được tất cả kiến hoặc; trái lại, phải cần nhiều thời giờ, công phu tu tập. Từ những tư tưởng, thành kiến mê lầm của phàm phu mà đến Thánh trí để dự vào lòng Thánh quả, người tu hành phải tu bốn gia hạnh sau đây: 

 

 

 

a) Noản vị: Noản là hơi nóng; vị là địa vị. Người xưa, khi muốn lấy lửa, họ dùng hai thanh củi tre cọ sát vào nhau; trước khi lửa sắp bật lên, phải qua giai đoạn phát ra hơi nóng. Người tu hành muốn có lửa trí tuệ, cũng phải trải qua giai đoạn hơi nóng. Tất nhiên hơi nóng lửa trí tuệ chưa đốt cháy được củi phiền não, vì vậy không thể không qua giai đoạn nầy được. Ðó là giai đoạn "Noản vị". 

 

b) Ðảnh vị: Ðảnh là chóp cao. Qua khỏi giai đoạn Noản vị, người tu hành tiếp tục tiến bước và lên được trên chóp đỉnh núi mê lầm. Ðứng ở địa vị nầy, toàn thân hành giả được tắm trong khoảng không gian rộng rãi vô biên, nhưng chân chưa rời khỏi chóp núi mê lầm. 

 

 

c) Nhẫn vị: Nhẫn là nhẫn nhịn, chịu đựng. Người biết nhịn, luôn luôn vẫn yên lặng sáng suốt trước sự khuấy phá của đối phương. Người tu hành lên đến bậc này, trí giác ngộ đã gần sáng tỏ, thân tâm vẫn giữ được mực yên lặng trong sáng, mặc dù các pháp có lăng xăng và ẩn hiện. 

 

 

 d) Thế hệ nhất vị: Bậc nầy cao quí nhất trong đời. Tu đến bậc này là một công phu rất to tát, gần giải thoát ra ngoài vòng Dục giới ; như con diều giấy bay liệng giữa không trung, tự do qua lại, không còn bị cái gì làm ngăn ngại, ngoài sợi giây gai nhỏ. Nếu bứt sợi gai kia là diều bay luôn. Cũng như thế, người tu hành phá hết phần kiến hoặc nhỏ nhít sau cùng là được giải thoát luôn. 

 

 

 

Tóm lại, người tu hành thường xuyên qua bốn món gia hạnh nầy, tức là phá được cái lầm về tri kiến hay kiến hoặc, cái lầm của ‘Phi phi tưởng’ mà chứng đặng quả Tu đà hoàn là quả vị đầu tiên trong Thanh văn thừa. 

 

 

 

2. Tu Đà Hoàn : Tàu dịch là Dư lưu quả (dự vào dòng Thánh). Ở quả vị này, ý thức đã sáng suốt, không còn bị mê lầm nữa, song thất thức còn chấp ngã, nên phải trở lại trong cõi Dục, nhiều nhất là bảy phen sanh tử nữa, mới gọt sạch các kiết sử phiền não thầm kín, nằm nép trong tâm thức, và chứng quả A La Hán.

 

 

 

3. Tư Đà Hàm: Tàu dịch là Nhất lai, nghĩa là một phen sanh lại cõi Dục để tu hành và dứt cho sạch phần mê lầm ở cõi Dục, mới tiến đến bực A La Hán. Trên kia, quả Tu Đà Hoàn chỉ là kết quả của công phu tu hành đoạn được Kiến hoặc, chứ chứ đá động đến Tư hoặc. Sau khi chứng quả Thánh đầu tiên rồi, phải tu nữa để đoạn trừ tư hoặc, mới chứng được bậc nầy. Tuy nhiên, ở cõi Dục có chín Phẩm tư hoặc, mà vị này chỉ mới đoạn có 6 phẩm, còn 3 phẩm nữa chưa đoạn. Nghĩa là mới đoạn sáu phẩm thô thiển bên ngoài, còn ba phẩm sâu kín bên trong chưa đoạn. Vì thế, phải trở lại một phen để đoạn cho hết ba phần sau, mới bước lên Thánh quả thứ ba là A na hàm được. 

 

 

 

 

 

4. A Na Hàm: Tàu dịch là Bất lai, nghĩa là không trở lại cõi Dục nữa. Khi còn mê lầm của cõi Dục lôi kéo, mới sanh vào cõi Dục. Ðến địa vị A na hàm nầy những mê lầm ấy không còn nữa, nên không bị tái sanh ở đấy nữa, trừ trường hợp phát nguyện trở lại cõi nầy để độ sanh. Vị nầy ở cõi Trời Ngũ tịnh cư thuộc Sắc giới, cũng gọi là Ngũ bất hoàn thiên hay Ngũ na hàm. Vị nầy đã cách xa chúng ta như trời vực, đã thoát ra ngoài cõi Dục. Tuy thế, họ vẫn còn mang trong mình những mê lầm vi tế cu sanh của hai cõi Sắc và Vô sắc. Vì vậy, ở Ngũ tịnh cư thiên, họ phải tu luyện để dứt cho hết vi tế hoặc, mới bước lên Thánh quả A La Hán.

 

[Tư hoặc gồm có 9 phẩm. Tư đà hàm quả đoạn sáu hoặc, A na hàm quả đoạn thêm ba hoặc, đến A La Hán quả là đoạn hết]. 

 

 

 

 

III. LES DIFFÉRENTS STADES DE LA RÉALISATION DE L’ÉVEIL

Nous avons précédemment abordé, de façon globale, les deux manières d’épurer les ‘souillures’,  pour mieux les différencier et les comprendre.  Dans ce chapitre, pour avoir une idée claire sur les différentes étapes de la réalisation de l’éveil que le pratiquant sera appelé à réaliser, nous allons faire le tour de tous ces stades en commençant par les plus élémentaires pour arriver aux plus élaborés.

 

1.  Les Quatre Stades de la Vertu

Pour éliminer la vue erronée, le pratiquant bouddhiste doit s'éloigner des dogmes hérétiques, diriger ses pensées et son esprit vers la Vérité Authentique, à savoir l’impermanence, le non-soi, les impuretés, les illusions …de la vie.  Cette prise de conscience de l’ultime vérité permet au pratiquant de faire dissiper les visions erronées ainsi que les 88 sortes d’impuretés. Cependant, il n’est pas possible de les éliminer toutes en une seule fois. En revanche, il faudra beaucoup de temps à consacrer à l’entraînement. Pour pouvoir transcender des pensées illusoires et des préjugés en des pensées nobles et sages afin d’accéder à la Voie de Sainteté, le disciple de Bouddha devra pratiquer les Quatre Vertus suivants :

 

a) Stade d’Echauffement

Nos ancêtres pour avoir du feu frottaient deux bâtons de bambou l'un contre l'autre. Ce frottement émet de la chaleur sous forme de fumée qui annonce l'étincelle de feu.  De la même façon, le pratiquant doit passer par le stade d’échauffement pour obtenir le feu de la sagesse. Bien entendu, la chaleur dégagée de la sagesse ne permet pas encore de consumer les bois des afflictions. Ainsi tout pratiquant ne peut pas sauter cette étape d’Echauffement.

b) Stade de Sommité

Ayant traversé l’étape d’échauffement, le pratiquant continue à progresser et parvient au sommet des illusions. De cette hauteur, ses pieds restent plantés sur le sommet des illusions, alors que son corps est immergé dans l'univers immense étendu à l’infini.

 

c) Stade de la Patience, de l’Endurance

C'est l’attitude de celui qui sait endurer et qui sait demeurer à tout instant calme et clairvoyant devant toute agitation extérieure. A ce stade, la conscience d’éveil est presque illuminée, le corps et l’esprit conservent la plénitude et la clarté malgré que les phénomènes extérieurs s’agitent ou non, apparaissent ou disparaissent.

 

d) Stade le plus Gradé de ce Monde.

Ce stade est le plus noble de tous les stades dans cette vie terrestre. Atteindre ce stade qui est presque libéré du monde des Désirs, nécessite un entraînement grandiose. Le pratiquant est comme le cerf volant qui plane en toute liberté dans le ciel, la seule attache restante étant le fil ténu qui le retient. Si le fil se rompt, le cerf volant s'envolera. Il en est de même pour le pratiquant, toutes les dernières petites visions souillées étant éliminées, il sera immédiatement libéré.

 

En résumé, en traversant constamment ces quatre Etapes, le pratiquant pourra se défaire de ses vues erronées, de l’égarement dans ‘la ni non-cognition’, et atteindre le stade de Sotapanna, le premier stade des Quatre grades de réalisation de la Voie des Auditeurs. 

 

 

2. Sotāpanna 

Ce terme signifie en chinois ‘l'Entrée dans la voie de Sainteté’. A ce stade, l'esprit est redevenu clair, et n’est plus désabusé par des illusions. Comme les sept consciences sont encore sous l'emprise de l'égo, le pratiquant doit revenir au monde des Désirs et se réincarner tout au plus sept fois afin de pouvoir se défaire de toutes les impuretés  profondément enfouies dans l'inconscience avant d'atteindre le stade d’Arhat.

 

3. Sakadagāmi

En chinois, ce terme désigne le deuxième stade des ‘Êtres nobles qui ne renaîtront qu'une fois au plus dans le monde des Désirs’ afin de pouvoir purger les dernières illusions dans ce monde et ensuite progresser vers l’état Arhat. Au stade précédent, le Sotapanna, c’est juste le résultat de la pratique sur les vues erronées et non sur les impuretés personnelles. Après avoir réalisé le premier grade de Sotapanna, le pratiquant devra s’exercer à l’élimination des souillures personnelles, alors il atteint le deuxième stade de Sakadagāmi. Néanmoins,  il y a neuf groupes d’impuretés personnelles dans le monde des Désirs. Ce Saint a pu éliminer seulement les six impuretés les plus primitives et superficielles, il lui en reste encore trois autres subtiles, profondément enfouies à purger. Il doit ainsi retourner une dernière fois à la vie terrestre pour se purifier et être exempt des trois dernières impuretés restantes afin de pouvoir atteindre le troisième stade d’Anagāmi.

          
4. Anagāmi

En chinois, ce terme traduit ‘Celui qui ne revient plus dans le monde des Désirs’. Tant qu’il y a attirance pour ce monde des Désirs, il y aura re-naissance dans ce monde. A ce troisième stade, libéré de toutes les illusions, il n'y a plus de retour à la réincarnation pour le pratiquant hormis s’il manifeste le vœu d’y revenir dans le but d’aider les êtres encore perdus dans les illusions de la vie. Ce Saint siège dans le monde des Formes … qui est très loin de nous, complètement délivré du monde des Désirs. Cependant, il pourrait encore être sujet à des erreurs infimes propres aux mondes des Formes  et des Sans Formes. Ainsi dans le monde céleste nommé ‘l’Espace des Cinq Sérénités’, ce Saint doit encore travailler sur lui même pour se défaire de toutes les petites impuretés et parachever son chemin vers le stade d’arhat.

 

 

La traduction de ce passage a été assurée par Madame  le Dr Lệ Hà. Le texte a été relu par Mr Jérôme Libon et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT.