headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 21/09/2024 - Ngày 19 Tháng 8 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

DIỆT ĐẾ_4

DIỆT ĐẾ _Đế 3 (hết)

TỨ DIỆU ĐẾ

HT. Thích Thiện Hoa

Trích Phật Học Phổ Thông

NIRODHA ĀRIYA SACCA _ Part 4/4

QUATRE NOBLES VERITES

Grand Vén. Thích Thiện Hoa

Extrait du Bouddhisme Fondamental


V. DIỆT ÐẾ TỨC LÀ NIẾT BÀN  

Kinh Niết Bàn dạy: "Các phiền não diệt gọi là Niết Bàn, xa lìa các pháp hữu vi cũng gọi là Niết Bàn". 

 

Như các đoạn trước của bài nầy đã nói, đến bốn quả Thánh thì phiền não nông cạn và sâu kín đã tuần tự bị tiêu diệt. Vậy chứng được bốn quả Thánh ấy, tức là đã chứng được Niết Bàn. Nói một cách khác, Diệt đế tức là Niết Bàn. 

 

 

 

Niết Bàn hay Niết Bàn Na hay Nê hoàn là do dịch âm chữ Phạn Nirvana mà ra. Niết Bàn có nhiều nghĩa như sau: 

Niết (Nir) là ra khỏi; Bàn (vana) là rừng mê, Niết Bàn là ra khỏi rừng mê. 

 

Niết là chẳng; Bàn là dệt. Còn phiền não thì còn dệt ra sanh tử, không phiền não thì không còn dệt ra sanh tử. Vậy Niết Bàn là không dệt ra sanh tử luân hồi. 

 

Chữ Bàn cũng có nghĩa là không ngăn ngại. Niết Bàn còn có nhiều nghĩa khác nữa, song tóm lại không ngoài ba nghĩa: Bất sanh, giải thoát, tịch diệt. 

 

Bất sanh, nghĩa là không sanh ra, không sanh các thứ mê lầm tội lỗi. 

 

Giải thoát, nghĩa là thoát ra ngoài sự ràng buộc, không mắc vào các huyễn ngã, huyễn pháp. 

 

Tịch diệt, nghĩa là vắng lặng, dứt sạch. Vắng lặng, an lành, dứt sạch tất cả nguồn gốc mê lầm. 

Vì lẽ Niết Bàn có nhiều nghĩa như thế, nên trong kinh thường để nguyên âm mà không dịch nghĩa. 

 

 

Theo định nghĩa của chữ Niết Bàn nầy, thì bốn quả vị trên kia đều gọi Niết Bàn cả. Song vì đã hoàn toàn hay chưa hoàn toàn mà chia ra làm hai thứ: 

 

 

1. Hữu dư y Niết Bàn: (Niết Bàn chưa hoàn toàn).

Từ quả vị thứ nhất Tu Đà Hoàn đến quả vị thứ ba A Na Hàm, tuy đã đoạn trừ tập nhân phiền não, nhưng chưa tuyệt diệu; tuy đã vắng lặng an vui, nhưng chưa viên mãn; tuy an vui chưa hoàn toàn, vì phiền não và báo thân phiền não còn sót lại, nên gọi là Niết Bàn hữu dư y.

 

 

 

Vì phiền não còn sót lại nên phải chịu quả báo sanh tử trong năm bảy đời; song ngã chấp đã phục, nên ở trong sanh tử mà vẫn được tự tại, chứ không bị ràng buộc như chúng sinh. 

 

2. Vô dư y Niết Bàn: (Niết Bàn hoàn toàn).

Ðến quả vị A La Hán, đã đoạn hết phiền não, diệt hết câu sanh ngã chấp, nên hoàn toàn giải thoát cả khổ nhân lẫn khổ quả. Sự sanh tử không còn buộc ràng vị nầy được nữa, nên gọi là Niết Bàn vô dư y.

 

 

 

Ðây là quả vị cao tột của hàng Thanh văn. Ðến đây ngọn lửa dục vọng đã hoàn toàn tắt hết, và trí vô ngại hiện ra một cách đầy đủ, không khi nào còn trở lại tâm khởi chấp ngã nữa. Vì thế, nên được tự tại giải thoát ngoài vòng ba cõi: Dục, Sắc, và Vô sắc giới. 

 

VI. NIẾT BÀN CỦA ÐẠI THỪA GIÁO 

Phật Giáo gồm có Tiểu Thừa và Ðại Thừa mà Niết Bàn là danh từ chung cho cả hai thừa ấy. Trên đây đã nói đến Diệt đế, hay Niết Bàn của Tiểu Thừa, nhưng chưa nói đến Niết Bàn của Ðại Thừa.

Vậy nói đến Niết Bàn, thì cũng nên mở rộng phạm vi, nói luôn cả Niết Bàn của Ðại Thừa để độc giả có một quan niệm đầy đủ về hai chữ Niết Bàn.  Nói như thế, không có nghĩa là Niết Bàn của Tiểu Thừa và Ðại Thừa là hai loại hoàn toàn khác nhau về tính chất. Nếu có khác, thì chỉ khác về phạm vi rộng hẹp, rốt ráo hay chưa rốt ráo mà thôi; nghĩa là Niết Bàn của Ðại Thừa rộng rãi hơn có thể gồm cả Niết Bàn của Tiểu Thừa, mà Niết Bàn của Tiểu Thừa không thể gồm cả Niết Bàn của Ðại Thừa.

Các thánh giả Nhị thừa (Tiểu Thừa) tuy đã đoạn hết phiền não, nhưng tập khí vẫn còn, công đức trí tuệ chưa viên mãn nên Niết Bàn mà họ chứng, dù là Niết Bàn của hàng A La Hán đi nữa, đối với Ðại Thừa cũng chưa hoàn toàn, nghĩa là còn là Hữu dư y Niết Bàn. Chỉ có Niết Bàn của chư Phật mới được gọi là Vô dư y Niết Bàn. 

 

 


V. L'EXTINCTION DES AFFLICTIONS, C'EST LE NIRVANA

Le Sutra sur le Nirvana dit : "L'extinction des afflictions, c'est le Nirvana, s'écarter des dharma mondains s'appelle aussi le Nirvana."

Comme les paragraphes précédents l'ont dit, une fois les quatre stades de l'Eveil atteints, les afflictions superficielles et profondes ont été successivement détruites. Ainsi, une fois que nous réalisons ces quatre stades de la réalisation de l'Eveil, nous avons déjà atteint le Nirvana. Autrement dit, l'extinction des afflictions, c'est le Nirvana.

 

v/Niết Bàn ou p/Nibbāna ou c/Nehansont des traductions phonétiques du sanskrit Nirvāṇa. Nirvana a plusieurs significations, comme suit :

Nir signifie Libération; Vana signifie Forêt des illusions, Nirvana est donc la sortie de la forêt des illusions.

Nir signifie Pas; Vana signifie Tissé. Tant que l'affliction existe, le karma trame des naissances et des morts; Pas de souffrance, le karma ne trame plus de cycle de Samsara. Aussi le Nirvana, c'est la cessation du tissage de Samsara.

 

Le mot Vana a aussi comme signification ‘Pas d'entrave’. Nirvana a encore beaucoup d'autres significations, mais en somme, pas plus que ces trois significations : Non né, libération de soi et l’extinction complète.

 

Le Non-né signifie la cessation de toute production, la cessation de toutes les illusions et de karma négatifs.

La libération de soi signifie se libérer des entraves et des attachements à l’ego et aux phénomènes extérieurs.

 L’extinction complète signifie le silence absolu, l’élimination complète. D’où le silence, le calme, la destruction de toutes les sources des illusions.

C'est parce que le Nirvana a tellement de significations que, dans les Sutra, on garde le mot tel quel sans en définir le sens.

Selon cette définition du mot Nirvana, les quatre stades de la réalisation de l'Eveil sus-décrits ont tous été également nommés Nirvana. Ainsi, selon qu'il est complet ou incomplet, on distingue deux types de Nirvana:

 

1. Nirvana avec l’existence du corps: (Nirvana incomplet).

Depuis le 1er stade d'Eveil Sotāpanna jusqu'au 3ème stade d'Eveil Anagāmi, malgré qu'on ait éliminé les causes des afflictions, ce n'est pas suffisamment formidable; malgré qu'on soit calme et heureux, ce n'est pas encore parfait; comme le bonheur n'est pas encore complet, du fait qu’il persiste encore des afflictions  et de souffrance liées à l’existence du corps de jouissance /Saṃbhoga-kāya, d’où l’appellation de Nirvana d’Arhat qui garde encore quelque temps le corps de jouissance.

Comme il subsiste encore des afflictions, il faut subir le cycle des réincarnations durant les sept vies; Mais comme l’attachement à l’ego a été neutralisé, l’Arhat demeure libre dans le Samsara et ne subira pas d’entrave comme les autres êtres simples.

 

2. Nirvana sans reste d'existence: (Nirvana complet).

A la réalisation de l’état Arhat, c'est l'élimination totale de toutes les afflictions et de l’attachement à l’ego lors de la re-naissance; dès lors il est complètement libéré de souffrance-cause et de souffrance-effet. Comme la naissance et la mort n’ont plus d’emprise sur lui, on appelle ce stade le Nirvana sans reste d'existence.

C'est l'état d'accomplissement ultime des Auditeurs. A ce stade, la flamme du désir est complètement éteinte,  la sagesse transcendante transparaît pleinement, et il n'y a plus de retour possible vers un attachement à l’ego. Ainsi, on est enfin libéré  des Trois Mondes : des Désirs, de Forme et de Sans-Forme.

 

VI. LE NIRVANA DE MAHAYANA

Le bouddhisme comprend deux courants, Theravada et Mahayana, et le Nirvana est un terme commun pour ces deux courants. On a parlé plus haut de l'extinction de l'affliction ou Nirvana de Theravada, mais pas encore du Nirvana de Mahayana.

Aussi en parlant de Nirvana, on devrait également parler du Nirvana de Mahayana pour que le lecteur puisse avoir une conception plus globale du mot Nirvana. Cela dit, il ne faut pas croire que le Nirvana de Theravada et de Mahayana sont de nature totalement différente. S'il y a une différence, elle s’exprime seulement en termes de grandeur; en effet, le Nirvana de Mahayana est très large et peut inclure le Nirvana de Theravada mais pas l'inverse.

 

Pour les Arhats du courant Theravada, en dépit de l'extinction de toutes les afflictions, l’accumulation des mauvais réflexes persiste encore, les mérites obtenus par la Sagesse sont encore à accomplir, même s'ils atteignent le Nirvana d’Arhat. Pour Mahayana, ce n'est pas aussi parfait car ils sont encore au stade de ‘Nirvana avec le Reste d'Existence’. Seul le Nirvana des Bouddha peut être appelé ‘Nirvana Sans Reste d'Existence’.

 

La traduction de ce passage a été assurée par Mr  Trí Toàn Thoát. Le texte a été relu par Mr Jérôme Libon et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT.

 

 

[ Quay lại ]