headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 13/09/2024 - Ngày 11 Tháng 8 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

ĐẠO ĐẾ_1

ĐẠO ĐẾ _ Đế 4

TỨ DIỆU ĐẾ

HT. Thích Thiện Hoa

Trích Phật Học Phổ Thông

MAGGA – Part 1/2

L’OCTUPLE NOBLE SENTIER 

Grand Vén. Thích Thiện Hoa

Extrait du Bouddhisme Fondamental

MỞ ĐỀ

Đạo đế có ba mươi bảy phẩm, chia ra làm bảy loại:

 


1. Bốn món Niệm xứ (Tứ Niệm Xứ).

2. Bốn món Chánh cần (Tứ Chánh cần).
3. Bốn món Như ý túc (Tứ Như ý túc).
4. Năm Căn (Ngũ Căn).

5. Năm Lực (Ngũ Lực).

6. Bảy Giác chi (Thất Bồ đề phần).

7. Tám phần Chánh đạo (Bát Chánh đạo).

 

 

 

Trong ba mươi bảy món trợ đạo, Bát Chánh đạo là một pháp môn chính, được nhắc nhở đến nhiều nhất. Vì thế, mỗi khi nói đến Ðạo đế là người ta liên tưởng đến Bát Chánh đạo. Thậm chí có người tưởng lầm rằng Ðạo đế với Bát Chánh đạo là một. 

 

 

Sở dĩ Bát Chánh đạo được xem là pháp môn chính của Ðạo đế, vì pháp môn nầy rất đầy đủ có thể bao gồm được các pháp môn khác của Ðạo đế. Nó rất phù hợp với mọi căn cơ, mọi thời đại, mọi phương sở. Đối với Tiểu Thừa cũng như Ðại Thừa, người Ðông phương cũng như Tây phương ai ai cũng đều công nhận giá trị hoàn toàn cao cả của Bát Chánh đạo, và đều áp dụng pháp môn nầy trong sự tu hành của mình để đoạn trừ phiền não khổ đau, hầu bước lên con đường giải thoát, an vui, tự tại. 

 

 

 

 

I.- ĐỊNH NGHĨA CỦA BÁT CHÁNH ĐẠO

Bát Chánh đạo là tám con đường ngay thẳng hay tám phương tiện mầu nhiệm đưa chúng sinh đến đời sống chí diệu.   

Người ta cũng có thể định nghĩa "Bát Chánh đạo" là con đường chánh có tám ngành, để đưa chính sinh đến địa vị Thánh. 

Cũng có khi người ta gọi Bát Chánh đạo là "Bát Thánh đạo" vì cái diệu dụng của nó sau đây:


1. Những kẻ phàm phu học đạo, noi theo pháp môn nầy mà tu, thì khỏi lầm lạc vào nẻo nguy hiểm, lần hồi sẽ chứng được quả Hiền Thánh.

2. Những bậc Hiền, Thánh nương theo tám phương tiện nầy thì sẽ đi đến cảnh Niết Bàn.


Bát Chánh đạo gồm có:

* Chánh kiến.

* Chánh tư duy.

* Chánh ngữ.

* Chánh nghiệp.

* Chánh mạng.

* Chánh tinh tấn.

* Chánh niệm.

* Chánh định. 

 

II.- NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ MỖI THÀNH PHẦN CỦA BÁT CHÁNH ĐẠO

1.- Chánh kiến: 

Chánh là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Chánh kiến hay Chánh tri kiến là thấy, nghe, hay, biết một cách ngay thẳng, công minh, đúng với sự thật khách quan. Người có chánh kiến thấy như thế nào thì nhận đúng như thế ấy, không lấy trắng làm đen, xấu làm tốt, dở làm hay, hay trái lại. Sự nhận xét sự vật của người ấy không bị tập quán, thành kiến, dục vọng ngăn che hay làm sai lạc. Người có chánh kiến biết phân biệt cái nào giả, cái nào thật. Và khi đã biết cảnh giả, vật dối, thì mắt không chăm, tâm không chú; còn khi rõ biết cảnh vật thật, lời lẽ chân, thì chuyên tâm vào sự lý chân thật làm cho đèn huệ sáng ngời, tiền trần không phương che ám được. 

 

 

2.- Chánh tư duy: 

Tư duy là suy nghĩ, nghiệm xét; nó thuộc về ý thức. Chánh tư duy là suy nghĩ, xét nghiệm chân chánh, tư tưởng đúng với lẽ phải. 
 Người tu theo phép Chánh tư duy, thường xét nghĩ đạo lý cao siêu, suy tìm thể tánh nhiệm mầu, biết xét những hành vi lỗi lầm, những ý nghĩ xấu xa để sám hối; biết suy nghĩ về ba món vô lậu học: Giới, Ðịnh, Huệ, để tu giải thoát; biết suy xét vô minh và nguyên nhân đau khổ, là nguồn gốc của tội ác, và tìm phương pháp đúng đắn để tu hành hầu giải thoát cho mình và cho người. 

 

 

 

3.- Chánh nghiệp :

Nghiệp là do người Trung Hoa dịch chữ Phạn Karma mà ra. Nghiệp hay Karma nghĩa là hành động tạo tác. 

Chánh nghiệp là hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải, phù hợp với chân lý, có lợi ích co người lẫn vật. Người theo đúng chánh nghiệp là người luôn luôn thận trọng, giữ gìn mọi hành động của mình, để khỏi làm tổn hại đến quyền lợi, nghề nghiệp, danh giá, hạnh phúc, tánh mạng của người khác. Hơn nữa người theo đúng chánh nghiệp bao giờ cũng tôn trọng lương tâm nghề nghiệp của mình, luôn luôn hành động có lợi ích cho mọi người, mọi vật; và nếu cần, có thể hy sinh quyền lợi hay tánh mạng mình để giải thoát nỗi đau khổ cho người khác. 

Ngoài ra cũng gọi là chánh nghiệp, khi dùng trí huệ để quán tưởng những pháp chân chính, hoặc ngồi Thiền, niệm Phật, hoặc trì tụng kinh hành, để giữ gìn thân, khẩu, ý ba nghiệp cho thanh tịnh.

 

 

 

 

4.- Chánh ngữ: 

Ngữ là lời nói; Chánh ngữ là lời nói chân thật, công bình, ngay thẳng và hợp lý. 

 

Người tu theo chánh ngữ, không bao giờ nói sai, không thiên vị, thấy dở nói hay, không xuyên tạc, nghe một đường nói một ngả. Người theo chánh ngữ rất thận trọng lời nói; trước khi muốn nói gì phải suy nghĩ coi có lợi ích và chân thật không. Xưa đức Khổng Tử vào viếng chốn cổ miếu, thấy bức tranh họa một hình người kẹp miệng ba lần, ngài dạy lại dạy môn đệ phải cẩn thận lời nói. 

 

Ngày xưa, trước khi đức Phật sắp nhập Niết Bàn, có đệ tử hỏi: 

- Bạch đức Thế Tôn, khi Phật nhập Niết Bàn rồi, người đời sau gặp nhiều sách vở ngoại đạo không sao phân biệt với kinh Phật, như thế, biết tin theo lời nào tu? 

 

 

Phật dạy: 

- Chẳng luận là lời nói của ai miễn là lời ấy đúng sự thật, hợp chân lý thì cứ tin theo mà tu. 
Vậy, phàm những lời nói đúng lý, hợp lẽ, có lợi ích cho toàn thể chúng sinh là chánh ngữ. Những lời nói ấy chúng ta phải tin theo và tập nói cho đúng như thế. 

 

 

 

 

 

 

5.- Chánh mạng: 

Mạng là sự sống, đời sống. Chánh mạng là sanh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch của mình.

Người theo đúng Chánh mạng sống một cuộc đời ngay thật, không gian tham, không làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của người khác, không làm cho người và vật phải đau khổ vì nghề nghiệp của mình. Người theo đúng Chánh mạng sống một cuộc đời có ý nghĩa lợi mình, lợi người, xứng với bát cơm mình ăn, manh áo mình mặc chứ không ăn không ngồi rồi, sống bám vào người khác. 

Người theo Chánh mạng sống đúng Chánh pháp, không mê tín dị đoan, và biết thân tứ đại vốn vô thường, nên lấy tịnh giới làm thể, lấy trí huệ làm mạng, bỏ niệm vọng cầu, an vui với chánh pháp. 

 

La voie vers l’Extinction de la Souffrance comporte trente sept Rubriques permettant l’obtention de l’Eveil qui peuvent être scindées en sept catégories.

 

1. Les Quatre Etablissements de l’Attention, p/Satipatthana.

2. Les Quatre Efforts justes, s/Catvari-Samyakprahanani.

3. Les Quatre Suffisances, s/Rddhi-pada.

4. Les Cinq Facultés des sens, s/Pancendriyani.

5. Les Cinq Forces de l’esprit, s/Panca-balani.   

6. Les Sept Facteurs de l’Eveil, s/Sapta-bodhyangani.

7. L’Octuple Noble Sentier, s/Astangika-marga.

 

Parmi ces trente sept ‘multiplicateurs’ de l’Eveil, l’Octuple Noble Sentier est l’un des Dharma majeurs, le plus souvent abordé. C’est pourquoi lorsque l’on parle de  la Voie qui conduit à l’extinction de la souffrance, l’Octuple Sentier y est souvent associé. Certains pensent même à tort que l’Extinction de la Souffrance et  l'Octuple Sentier ne font qu’un.

 

Si l’Octuple Sentier est considéré comme  la  discipline la plus importante de p/Magga, c’est parce qu’il est très complet, incluant les autres disciplines de Magga.  Il est adapté à toutes les potentialités, toutes les époques, toutes les traditions et écoles bouddhiques, aussi bien pour le Theravada que pour le  Mahayana,  tant en Orient qu’en Occident,  tous ont su reconnaître la valeur pleinement sublime du Noble Octuple Sentier, et ont appliqué cette méthode dans leur pratique spirituelle afin de se débarrasser des causes de la  souffrance, et de progresser sur le chemin de la libération, de la paix et de l’équanimité.

 

I.- DEFINITION DE L’OCTUPLE SENTIER

L’Octuple Sentier  est un ensemble de huit chemins directs ou  huit  moyens de merveille menant à une vie vraiment sublime.

On peut également définir l’Octuple Sentier comme le principal chemin à huit branches permettant de nous élever à la Sainteté.

Parfois les gens l’appellent "l’Octuple Noble Sentier" en raison de son caractère merveilleux : 

 

1.  L’être ordinaire qui suit cette méthode de pratique, ne s’égarera pas dans des chemins dangereux et progressera pas à pas pour atteindre la Sainteté.

2.  Les Sages et les Saints qui suivent cette méthode, atteindront le Nirvana.

 L’Octuple Noble Sentier comporte 8 facteurs :

*   La compréhension juste.

*   La pensée juste.

*   La parole juste.

*   L’action juste.

*   Les moyens d’existence justes.

*   L’effort juste.

*   L’attention juste.

*   La concentration juste.

 

II.- CONTENU ET VALEUR DE CHACUN DES FACTEURS DE l’OCTUPLE SENTIER

1.-  La Compréhension  juste (s/Samma Ditthi):

‘Samma’ est ce qui est juste, correct ; ‘Ditthi’ est vue, compréhension.  C’est donc voir, entendre, ou comprendre d’une manière juste et impartiale, conforme à la vérité objective. Celui qui a la compréhension juste reconnait la chose telle qu’il
la voit, ne confond pas le blanc avec le noir, le mal avec le bien, le mauvais avec le bon, ou vice versa.  Sa compréhension des choses n’est pas occultée, déformée par les habitudes, les préjugés, les passions. Celui qui a la Compréhension juste sait distinguer le vrai du faux. Et  s’il reconnait le faux,
ses yeux s’en détournent et son esprit n’y fait pas attention ; mais s’il reconnaît le vrai, il se consacre
à faire briller la lumière de la sagesse sur tous les phénomènes qui ne peuvent plus désormais l’obscurcir.

 

2.-  La Pensée  juste (Samma Sankappa):

‘Sankappa’ est la réflexion et l’analyse, appartenant au mental. La Pensée juste est celle qui réfléchit et examine la chose conformément à la vérité. 

Celui qui pratique la Pensée juste suit souvent les principes moraux sublimes, éminents, il est à la recherche de la nature merveilleuse des phénomènes, et sait dévisager les erreurs de ses actes, les mauvaises pensées pour se repentir ; il sait comment approfondir et cultiver les trois entraînements à la pureté -Ethique, Concentration et Sagesse- afin de parvenir à la libération, discriminer l'ignorance et la cause de souffrances, la source de la criminalité, et trouver le procédé judicieux de libération de soi et d’autrui.


3.-  L’Action juste (Samma Kammanta):

‘c/,Yè ; v/Nghiệp’ est la traduction chinoise du mot ‘Karma’. Karma signifie action ou activité.

L’Action juste est l'action qui est conforme à l’authenticité,  à la justice, à la vérité, et qui profite aux gens et aux animaux. Celui qui pratique l’Action juste est toujours prudent, surveillant toutes ses actions, afin de ne pas nuire aux intérêts,  à l'honneur, au bonheur et à la vie des autres. En outre, il sait toujours respecter sa conscience professionnelle, toujours agir dans l’intérêt  d’autrui; et si nécessaire, il peut sacrifier ses propres intérêts ou même sa vie afin de libérer autrui de la souffrance.

 

 

 

Par ailleurs, est aussi appelé l'Action juste, l’usage de la sagesse pour visualiser le Saddharma ou Dharma authentique ou la méditation assise, l’invocation du nom de Bouddha, la récitation des sutras, et ce afin de garder les trois karmas tels que le corps, la bouche et le mental dans le calme et la pureté.

 

4.- La Parole  juste (Samma Vacca):

‘Vacca’est l'expression verbale; La parole juste est celle qui est imprégnée de l'honnêteté, de la justice, de la droiture et du  raisonnable.

Celui qui excelle à la Parole juste, ne dit jamais des choses erronées,  est impartial et non fallacieux, ne dénature pas ce qu’il entend, ne raconte pas des bobards. Celui qui pratique la Parole juste est très prudent dans ses propos ; Avant de dire quoi que ce soit, il doit vérifier si ses paroles sont utiles et authentiques ou non. Jadis Confucius rendit visite à un ancien temple et vit une peinture représentant une personne serrant sa bouche trois fois. Il conseilla alors à ses disciples d'être prudents avec les paroles.

Jadis, alors que Bouddha était sur le point d’entrer au ‘Parinirvana’, ses disciples lui ont demandé:
- O Bienheureux, après votre mort, comment distinguer plus tard les nombreux livres païens des
Sutra ? Qui faudra-t-il croire ?

 

 

Bouddha dit:

- Qu’importe d’où elles proviennent, tant que les paroles traduisent la vérité et sont conformes à la morale, alors vous pourrez croire en elles dans votre pratique.

Ainsi les paroles qui sont conformes à la vérité, à la droiture et sont utiles à tous les êtres sont des Paroles justes.  Dans notre pratique, nous devrons
tenir de droit discours comme cela.

 

5.- Les Moyens d’Existence justes (Samma Ajiva):

‘Ajiva’, c’est la vie.  Avoir les Moyens d’Existence justes, c’est exercer une profession honnête et propre.

Celui qui pratique les Moyens d’Existence justes vit une vie de droiture, sans avidité, sans s’enrichir sur le dos, la sueur et les larmes des autres, ne cause pas de souffrances aux humains et animaux à cause de sa profession. Il mène une vie pleine de sens pour lui-même et autrui, digne de la valeur du bol de riz qu’il mange, des vêtements qu’il porte, et ne vit pas aux crochets des autres.

Il mène une vie selon le Saddharma,
non superstitieux et réalise que le corps
composé de quatre éléments (
terre, eau, vent et feu) est éphémère. C’est pourquoi, il doit considérer l’Ethique comme principe, la Sagesse comme sa propre vie, laissant tomber les désirs illusoires et menant une vie heureuse et paisible en harmonie avec le Saddharma/Dharma authentique.

 

La traduction de ce passage a été assurée par Mr  Nguyễn Phúc Bảo Hoa. Le texte a été relu par Mr Jérôme Libon et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT.     

 

 

[ Quay lại ]