headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 07/09/2024 - Ngày 5 Tháng 8 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

CÔNG CUỘC HOẰNG PHÁP CỦA Viện Chủ

hoangphap1Do duyên đưa đẩy, công cuộc hoằng pháp của Chơn Không được phát triển khá tốt đẹp. Một việc mà trước đó không ai ngờ đến. Không ngờ, trong điều kiện sống khá phức tạp, khá khó khăn về kinh tế và về nhiều mặt khác mà Thiền Chơn Không lại phát triển được và phát triển khá tốt nữa. Việc phát triển ấy chính là do công đức hoằng pháp củaViện chủ Chơn Không. Cụ thể là sự phát triển các cơ sở Thiền viện để phục vụ nhu cầu hoằng pháp ấy.

 THIỀN VIỆN

Thiền viện là thành quả của việc truyền Thiền và niềm tin của người vào pháp môn Thiền. Với thời gian, lần lượt 5 Thiền viện được thành lập.

Thiền viện Thường Chiếu:

Thiền viện Tăng.

Ðây là Thiền viện được thành lập vào mùa hạ 1974. Nhưng chỉ có tiếng, mãi đến mùa hạ 1975 mới đích thực có sự sinh hoạt của một Thiền viện. Do đó xem như tổ chức hoạt động của Thiền viện chính thức được thành lập vào mùa hạ 1975.

Thiền viện Viên Chiếu

Thiền viện Ni được thành lập vào hạ 1975. Thiền viện có tổ chức đồng thời với Thiền viện Thường Chiếu.

Thiền viện Huệ Chiếu:

Thiền viện Ni được thành lập vào năm 1979.

Thiền viện Linh Chiếu

Thiền viện Ni được thành lập vào năm 1980.

Thiền viện Phổ Chiếu

Thiền viện Ni được thành lập năm 1982.

Cả 5 Thiền viện đều nằm trên quốc lộ TP Hồ Chí Minh - Vũng Tàu. Số Thiền sinh mỗi Viện trong buổi đầu trung bình 20 vị.

CÁC LỚP DẠY

hoangphap2

Dù cuộc sống thế nào, người đã nhận chân lẽ sống thì chẳng có gì núng thế. Không có gì thay đổi được bản chất của kẻ hành đạo. Mà chỉ là:

Sâu thì lội càn
Cạn thì nhón gót
Dùng thì phô ra
Mệt thì ẩn tàng.

Ðó là cách thế sống, là phong thái của kẻ thấu đạo lý qua cuộc đời.

Cuộc đời dù thế nào cũng thật đáng yêu biết bao! Ta tức cuộc sống!

Người liễu đạt cuộc sống trở thành bình dị, trở thành hồn nhiên giữa trần đời.

Mặc sóng nước ba đào văng tung tóe áo phong sương, Người vẫn lướt, vẫn ngửa mặt nhìn trời xanh thấy bể thẳm. Chiếc gậy tay kia, chiếc hài đó … hình ảnh ấy, hình ảnh kẻ vào đời, nhập cuộc với đời, hòa mình giữa dòng cuộc sống. Người nối bước theo sau, cũng trong tư thế dáng dấp ấy hòa nhập cuộc thăng trầm.

Thiền Chơn Không đã len nhẹ vào lòng cuộc sống, vững vàng phát huy. Gậy thiền biến ảo tạo cơ phong xuyên thấu lòng người.

Thầy Viện chủ đã không ngừng pháp âm. Lời vàng đồng vọng tâm não người.

Tại Tu viện:

Thầy Viện chủ vẫn thuyết pháp định kỳ theo ngày sám hối, mỗi tháng 2 lần. Số thính chúng đi nghe pháp khá đông. Những người mới càng ngày càng nhiều.

Những bài thuyết pháp này có tính chất phổ cập, người nghe dễ thông cảm. Vả lại những lúc sau này lối diễn pháp của Thầy có phần mới mẻ hơn. Thời giảng nào Thầy cũng nhằm đưa người sống thẳng vào thực trạng cuộc sống. Nhằm hóa giải những mâu thuẫn, những ray rứt do duyên ngoài đem đến cho tâm hồn người. Thầy đã thành công khá lớn trên mặt này. Trong cuộc sống vốn có nhiều trái ngang phũ phàng, Thầy đã đem lại niềm tin, sự bình an cho bao người và khiến họ thấy cuộc sống này thật có ý nghĩa.

Từ đó họ trở nên vui tươi và vươn lên, có đủ sức nội tỉnh để giáp mặt cuộc huyễn ảo.

Phật pháp ở Thầy vì thế trở nên huyền nhiệm. Huyền nhiệm vì nó rất xác thực, đúng như thực.

Ngoài những buổi thuyết pháp định kỳ, Thầy Viện chủ còn có những thời pháp tùy sự thỉnh cầu cho ít người hay cho từng nhóm, những buổi học dành riêng cho Tăng ni Tu viện và Ni chúng quanh vùng, những lớp học này cụ thể rõ ràng vào những mùa An Cư Kiết Hạ.

Vì Thầy không ngớt nâng cao trình độ trí tuệ của môn đồ.

Ngoài Tu viện:

Với các Thiền viện, Thiền viện Thường Chiếu và Viên Chiếu, xem như là hóa thân của Chơn Không, Linh Quang và Bát Nhã. Các Thiền sinh này đã học dở dang việc học, chương trình lại đứt đoạn. Khi việc ăn ở đã tạm ổn, Viện chủ bắt đầu giảng dạy tiếp tục chương trình còn lại. Nhưng rất tiếc lại bị trục trặc và đình chỉ.

Một số chúng Thường Chiếu, gốc từ Chơn Không, Linh Quang, đã rời Thường Chiếu, chỉ còn 5, 7 vị, và như vậy chương trình học xem như bị đổ vỡ hoàn toàn, để tiếp nối chương trình không còn được đặt ra nữa. Khóa II việc học, chúng xem như tan rã từ đó. Ðó là thời gian sau chừng một năm của mùa hạ 1975.

Ðể rồi sau đó, Thiền sinh mới được điền vào một ít, điều kiện có phần giảm nhẹ cường độ khó, Viện chủ bắt đầu giảng dạy cho cả hai nơi Thường Chiếu và Viên Chiếu. Lúc này không còn theo chương trình cũ nữa, mà là tuyển giảng. Việc giảng dạy dành cho hai Chiếu. Những buổi giảng dạy này có Phật tử tham dự. Và từ đó khóa giảng được mở hằng tháng cho mỗi Chiếu.

Việc giảng dạy đến khoảng cuối năm 1981 thì ngừng. Sự giảng dạy tuy không được suông sẻ, nhưng với lối dạy của Thầy Viện chủ, Thiền sinh có lòng tu tập theo đây cũng có đường vào, Thiền sinh chỉ cần gia công dụng hạnh lâu ngày tức có hiệu lực.

PHÁP HỘI Ở TP. HỒ CHÍ MINH

Từ năm 1979 đến năm 1981, thời gian này công cuộc hoằng pháp của Thầy Viện chủ lên đến đỉnh cao nhất. Ngoài việc giảng dạy ở Chơn Không và các Chiếu, Thầy Viện chủ còn được Hội Phật Học mời giảng tại chùa Xá Lợi, trụ sở của Hội ở TP. Hồ Chí Minh. Trước Thầy đã giảng 3 thời, qua 3 lần.

1. Thời thứ nhất: Vào Cổng Nhà Thiền

2. Thời thứ hai: Vào Cửa Không

3. Thời thứ ba: Chỉ Ông Chủ.

Và sau đó, Viện chủ được thỉnh giảng bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa, mỗi tháng một buổi vào thời điểm 1981.

Pháp hội nghe kinh rất đông. Giảng đường Xá Lợi không đủ chỗ chứa người. Người phải lên lầu, ra sân, lan ra lề đường và cả đường lộ. Số thính chúng có mấy ngàn người. Với số người đi xe gởi có số phiếu là 3.000 phiếu. Ðây là pháp hội đông nhất trong các pháp hội ở thời điểm này.

Người đến nghe pháp không phải chỉ dân TP. Hồ Chí Minh thôi mà cả từ các tỉnh xa xôi. Từ các tỉnh miền tây cho đến các tỉnh miền trung, Huế, Ðà Lạt v.v… người muốn được nghe phải đi trước nhiều ngày, và phải đến từ khuya để giành chỗ ngồi.

Khi Thầy Viện chủ giảng, trên bàn giảng micrô thâu âm ký băng dày đặc, loa phải bắt nhiều mới đủ âm thanh cho người nghe.

[ Quay lại ]