headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 29/04/2024 - Ngày 21 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Thăm Viếng Nơi Kỷ Niệm Tháp Thờ XÁ LỢI PHẬT

 Sau thời khóa lễ tại chánh điện chùa và dâng cúng bộ Đại Tạng Kinh, đoàn được hướng dẫn đến viếng nơi kỷ niệm tháp thờ Xá-lợi Phật. Chúng tôi trang nghiêm tụng thời kinh và nhiễu quanh khu kỷ niệm, chính giây phút "Lời kinh xưa. Buổi sáng này" thật xúc động lòng người.

Bài kinh Bát-nhã là một kho tàng tư tưởng giải thoát xuất phát từ kinh nghiệm của bậc Giác ngộ trao truyền lại. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự rung động của suối nguồn trí tuệ.

Mỗi lời kinh là những ánh chớp rền, chấn động tâm thức chúng con đang chới với giữa ưu phiền sanh tử. Mỗi thời kinh tụng gia thêm một sức mạnh phước báo và giúp cho tâm thức bay lượn trong bầu trời siêu thoát mênh mông. Chúng con! Những người đang hướng tới chân trời rực rỡ ánh hồng giải thoát, tha thiết như cốt tủy và máu chảy trong thân. Bạch Thế Tôn! Chỉ có con đường độc nhất này, con đường an lạc mà Thế tôn đã chỉ dạy mới giải quyết được những đau khổ triền miên của kiếp người.

          Nếu như đây là lần cuối đến thăm
          Tôi sẽ ngắm nhìn di tích thêm nữa
          Tôi sẽ mở rộng ký ức tâm hồn
          Để lưu dấu những điều đáng nhớ.
          Để bù đắp những tháng ngày khao khát
          Tròn nụ cười tưởng nhớ Đức Phật xưa.
          Nào ai dám chắc rằng ngày mai quay lại
          Dù tuổi còn xuân hay mái đầu đã bạc
          Vậy hãy mở rộng lòng ra chút nữa

Bằng ánh mắt, vượt ngôn từ, sâu lắng tiếng tri ân.



THỌ TRAI
Đoàn trở lại chùa thọ trai. Suốt thời gian hành hương, chúng tôi chỉ được cử hành nghi thức thọ trai đúng pháp tại đây. Thử nghĩ: Người xuất gia mà thiếu nghi thức thọ thực này thì việc thọ nhận của chúng tôi đâu khác những buổi ăn của người thế gian. Chúng tôi thật sự trân trọng tinh thần "trên cúng dường ân nặng, dưới bố thí ba đường" và nguyện thực hành trong suốt cuộc đời tu.

PHÁT QUÀ
Hình ảnh của người dân nơi đây khiến chúng tôi phải nhớ mãi. Một nhà văn Tây phương nói: "Nếu muốn cho người đói con cá để ăn đỡ lòng, thì nên cho họ cái cần câu, để họ có thể tự mình no đủ suốt cuộc đời." Có lẽ, chúng ta hãy khoan nói điều đó ở hoàn cảnh này, mà hãy trân trọng trước nét đẹp tâm hồn của anh chị Trưởng đoàn, một gia đình đã gắn bó, chan hòa với người bản xứ nghèo thiếu với tinh thần lá lành đùm lá rách.

Tôi nuối tiếc mãi vì chưa được đến viếng trụ đá đánh dấu nơi đầu tiên thành lập Ni đoàn thời Phật, để lễ bái biểu tượng lưu niệm khó quên này. Nói đến quê hương, tình yêu và thân phận của chư Ni ngày xưa thì mỗi vị ở nhiều hoàn cảnh khác nhau. Có những người cuộc đời đẹp như bức tranh, có những mảnh đời toàn chỉ nỗi đau và hận thù… Các vị từ nhiều nẻo đường chung họp lại, bắt đầu cuộc sống trong sạch và vị tha. Như thánh chúng Tỳ-kheo, chư Tỳ-kheo ni ngày xưa cũng luôn kiểm soát và giữ tâm thanh tịnh, tư tưởng đúng đắn sâu rộng và cũng nhận được chân giá trị cao thượng của tinh thần.

"Những nhà sử học cho rằng sự cho phép thành lập Ni bộ của Đức Phật quả là một việc hết sức cách mạng. Không kể ngày xưa mà ngày nay, trừ những đô thị lớn, người phụ nữ Ấn Độ vẫn còn chịu số phận hẩm hiu. Sự phiền phức lớn nhất của kẻ làm cha mẹ là sinh con gái. Họ phải lo cưới chồng cho con gái và tốn số tiền hồi môn cho nhà trai. Người phụ nữ phần nhiều phải sống kín trong phòng khuê, một số theo Hồi giáo khi ra đường phải lúp mặt lại. Những công việc nhỏ như bán trầu thuốc, buôn rau cải cũng do đàn ông đảm đương. Vấn đề giáo dục cho nữ giới còn thiếu sót rất nhiều. Theo người Ấn, đó là chân lý của họ. Nhưng chúng ta thấy có một cái gì thiếu bình đẳng giữa nam và nữ. Nhất là các tôn giáo ở đây, trừ Phật giáo, không hề có nữ tu sĩ.

Đức Phật ra đời cách đây hơn 2500 năm nhưng Ngài đã nâng cao giá trị phụ nữ. Trong kinh Đức Phật dùng danh từ Màtugàma (những bà mẹ) để chỉ cho những phụ nữ lớn tuổi và Paramàsakhà (những người bạn tốt của chồng họ) để chỉ cho những phụ nữ có gia đình. Đức Phật xác định phụ nữ có thể chứng quả A-la-hán. Họ được gọi là Ưu-bà-di ngang hàng với Ưu-bà-tắc (nam nữ Phật tử tại gia). Tỳ-kheo-ni ngang hàng với Tỳ-kheo, sau khi thọ Cụ-túc giới.

Thời gian đã làm phai mờ và rụi tàn bao nhiêu đền đài, bảo tháp, nhưng những thánh địa Phật Giáo vẫn luôn luôn là quê hương tìm về của những người con Phật.

[ Quay lại ]